Chuyển đến nội dung chính

Từ Vụ Xe Chết Chìm Trong Chung Cư Hoàng Anh Gia Lai, Hiểu Thế Nào Là Bất Khả Kháng? Thế Nào Là Trách Nhiệm Trong Giao Dịch Gửi Giữ?

Sau trận ngập lụt lịch sử tại TP Đà Nẵng ngày 9/12/2018, hầm để xe chung cư Hoàng Anh Gia Lai Lakeview ngập sâu gần 2 m. 15 ô tô, hơn 100 xe máy tại đây chìm trong nước nhiều ngày liền. Các chủ phương tiện hư hại bức xúc vì chưa nhận được yêu cầu bồi thường nào. Ban Quản lý đã có cuộc họp với hàng chục gia đình bị thiệt hại tài sản và cho rằng lỗi thiên tai bất khả kháng nên không bồi thường. Như vậy, bất khả kháng là như thế nào? trách nhiệm sẽ thuộc về ai trong vụ việc này?
Bất khả kháng là như thế nào?
Sự kiện bất khả kháng là như thế nào?

Như thế nào thì được xem là bất khả kháng?

Thông thường, khi thiệt hại xảy ra trên thực tế thì người có hành vi vi phạm phải chịu trách nhiệm bồi thường. Tuy nhiên cũng có trường hợp ngoại lệ, có hành vi vi phạm và thiệt hại xảy ra trên thực tế nhưng không phát sinh nghĩa vụ bồi thường thiệt hại. Đó chính là khi vi phạm do sự kiện bất khả kháng.
Theo khoản 1 Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015, sự kiện bất khả kháng là những sự kiện xảy ra ngoài ý chí của con người khiến chúng ta không thể lường trước và khắc phục được mặc dù đã áp dụng các biện pháp cần thiết, khả năng cho phép.
Theo đó, một sự kiện được xem là sự kiện bất khả kháng khi đáp ứng các điều kiện sau:
  • Sự kiện xảy ra một cách khách quan hay gọi là sự kiện khách quan, tức sự kiện đó nằm ngoài phạm vi kiểm soát của bên vi phạm hợp đồng;
  • Hậu quả của sự kiện không thể lường trước được tại thời điểm giao kết hoặc trong quá trình thực hiện hợp đồng cho đến trước thời điểm xảy ra hành vi vi phạm;
  • Hậu quả của sự kiện đó không thể khắc phục được mặc dù áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
Như vậy, chỉ khi đáp ứng các điều kiện nêu trên thì một sự kiện mới được xem là bất khả kháng và là căn cứ để miễn trách nhiệm đối với bên vi phạm.
Theo sự việc trên mưa bão dẫn đến ngập là sự kiện khách quan mà con người không thể kiểm soát được. Tuy nhiên, có thể lường trước khi hiện nay đã có chương trình dự báo thời tiết. Con người vẫn có những biện pháp cần thiết khi giữ xe cần thông báo mọi người và nhanh chóng di chuyển các phương tiện khi tình hình bị ngập dần nhằm tránh thiệt hại xảy ra. Do đó, ngập nước hầm chung cư trong trường hợp này ko thể đổ lỗi cho mưa bão là bất khả kháng được.

Trách nhiệm các bên như thế nào trong hợp đồng gửi giữ xe?

Hợp đồng gửi, giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên và bên giữ, nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, còn bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi, giữ không phải trả tiền công. Theo đó, trách nhiệm của nhận gửi giữ là phải có biện pháp bảo đảm an toàn cho tài sản là đối tượng hợp đồng. Bên gửi có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu bên giữ làm hư hỏng tài sản gửi giữ trừ trường hợp bất khả kháng. Tuy nhiên, trường hơp mưa bão ở trên sẽ không được xem là sự kiện bất khả kháng để miễn trừ trách nhiệm.
Ô tô bị ngập nước trong chung cư thì trách nhiệm như thế nào
Ô tô bị ngập nước trong chung cư thì trách nhiệm thuộc về ai
Thứ nhất, nếu trong hợp đồng chỉ có quy định về sự kiện bất khả kháng mang tính khái quát nhưng không quy định cụ thể về trường hợp mưa lũ. Thì theo phần đã phân tích trên về bất khả kháng thì mưa lũ tuy là sự kiện khách quan không nằm trong tầm kiểm soát con người và không phụ thuộc vào ý chí của con người, tuy nhiên sự sự kiện có thể dự đoán trước bằng các chương trình dự báo thời tiết. Do đó, trong trường hợp này, người nhận gửi giữ phải có biện pháp cần thiết và hiệu quả ngăn chặn nước tràn vào hầm.
thông báo cho người gửi để cảnh báo di chuyển xe tránh gây thiệt hại.  Ngoài ra, chung cư hiện nay đảm bảo quy định về thiết kế, kỹ thuật thì công trình đó phải chịu được lượng mưa nhất định và đảm bảo không bị ngập nước. Do đó, mưa lũ sẽ không được xem là bất khả kháng để miễn trừ hoàn toàn trách nhiệm của bên gửi giữ. Các chung cư phải có máy bơm dự phòng, hệ thống hầm chứa nước dự phòng để thu nước mưa. Ngoài ra còn có vách ngăn di động để khóa các cửa hầm, thậm chí còn phải dùng bao cát để ngăn nước.
Đồng thời, nếu ko thực hiện được biện pháp bảo đảm thì phải thông báo cho bên gửi để mang tài sản đi đến nơi khác gửi giữ nhằm tránh thiệt hại xảy ra. Nếu người nhận gửi giữ biết nhưng do chủ quan nên không thông báo làm cho nước dâng gây thiệt hại thì phải bồi thường cho người gửi xe. Nếu người nhận gửi giữ đã thông báo mà người gửi giữ không di chuyển tài sản thì người nhận gửi giữ sẽ không phải chịu trách nhiệm.
Thứ hai, nếu trong hợp đồng quy định cụ thể về việc mưa lũ là sự việc bất khả kháng. Điều khoản về sự việc bất khả kháng này sẽ bị xem là vô hiệu và bên nhận gửi giữ vẫn phải chịu trách nhiệm khi có thiệt hại xảy ra.
Như vậy, khi khởi kiện ra tòa, bên bị thiệt hại cần chứng minh làm rõ trách nhiệm của bảo vệ khi xảy ra mưa to có cảnh báo khách hàng, hệ thống thoát nước có hoạt động hay không để đòi lại quyền lợi cho mình.


Tham khảo thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xác định quan hệ trong tranh chấp đất đai

          Trong quá trình tham gia quan hệ pháp luật đất đai, việc bất đồng quan điểm, mâu thuẫn, xung đột ý kiến là điều khó tránh khỏi. Khi xảy ra mâu thuẫn về mặt lợi ích, xung đột về quyền lợi và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ pháp luật đất đai sẽ được gọi là tranh chấp đất đai. Quan hệ tranh chấp đất đai I. Những vấn đề lý luận liên quan đến tranh chấp đất đai 1. Khái niệm tranh chấp đất đai         Đất đai là loại tài sản đặc biệt, là tài nguyên của quốc gia được nhà nước giao cho người dân để sử dụng, quản lý. Đất đai không thuộc sở hữu của các bên tranh chấp mà thuộc sở hữu toàn dân. Điều này đã được quy định tại Điều 53 Hiến pháp 2013 và quy định cụ thể tại Điều 4 Luật Đất đai 2013: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.”.         Trong quá trình tham gia quan hệ pháp luật đất đai không phải lúc nào các chủ thể cũng có

Thủ tục hòa giải bắt buộc trước khi khởi kiện

Tranh chấp đất đai vốn là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Đây cũng là  một trong những loại tranh chấp phổ biến nhất hiện nay. Khi phát sinh tranh chấp, hòa giải là phương án giải quyết ban đầu nhằm hạn chế tối đa những mâu thuẫn. Việc hòa giải có thể do các bên tự thương lượng hoặc thông qua một bên trung gian thứ ba trước khi khởi kiện nếu buộc phải giải quyết tại một cơ quan tài phán trong một số trường hợp nhất định. Trong bài viết này, ThS - Luật sư Phan Mạnh Thăng sẽ chia sẻ cụ thể về vấn đề trên. Hòa giải tranh chấp đất đai Khái niệm và đặc điểm của hòa giải tranh chấp đất đai Khái niệm Hòa giải là một trong các phương pháp giải quyết trong tranh chấp đất đai. Theo đó bên thứ ba sẽ đóng vai trò là trung gian giúp đỡ các bên tìm ra giải pháp để giải quyết tranh chấp. Bằng cách thương lượng, thuyết phục cùng với thiện chí của các bên thì tranh chấp sẽ được giải quyết một cách ôn hòa. Đặc điểm         Hiện nay về hò

Lạm thu học phí đầu năm, cơ sở pháp lý nào để xử lý?

Lạm thu học phí đầu năm, cơ sở pháp lý nào để xử lý dành cho các bậc phụ huynh khi có dấu hiệu học phí đầu năm ngày càng tăng. Về các khoản học phí được phép thu đã được pháp luật quy định cụ thể. Trường hợp nhà trường thu học phí sai quy định pháp luật sẽ bị xử lý về hành vi lạm thu học phí. Việc này thường xảy ra do các bậc cha mẹ không nắm rõ quy định. Sau đây, Thạc sĩ - Luật sư Phan Mạnh Thăng xin cung cấp nội dung về vấn đề trên. Hành vi lạm thu học phí đầu năm Các khoản thu nào nhà trường không được phép thu?           Theo Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT thì các khoản phụ phí đầu năm sẽ được thu qua Ban đại diện cha mẹ học sinh theo nguyên tắc tự nguyện. Tuy nhiên, trên thực tế các khoản phí này thường được Ban đại diện cha mẹ học sinh nhờ nhà trường thu hộ và được thu như phí bắt buộc.           Căn cứ khoản 4 Điều 10 Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT quy định những khoản Ban đại diện cha mẹ học sinh không được phép quyên góp là: Các khoản ủng hộ không theo nguyên tắc tự nguyện Bảo vệ