Chuyển đến nội dung chính

Thủ Tục Thành Lập Công Ty Bảo Vệ

Ở các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập cũng như các hàng quán đặc biệt ở các thành phố lớn thì nhu cầu thuê người làm bảo vệ rất nhiều. Với nhu cầu thị trường như vậy nhiều công ty chuyên về dịch vụ bảo vệ đã mọc lên. Cũng như những loại hình kinh doanh khác, phải xem xét để mở dịch vụ bảo vệ cần có những điều kiện như thế nào. Vậy thủ tục thành lập công ty bảo vệ được thực hiện sao, cùng tìm hiểu những thông tin dưới đây.
Hướng dẫn thủ tục thành lập công ty bảo vệ cho cá nhân. doanh nghiệp
Hướng dẫn thủ tục thành lập công ty bảo vệ

Thủ tục thành lập công ty dịch vụ bảo vệ theo Nghị định 96/2016/NĐ-CP như thế nào?

Nghị định 96/2016/NĐ-CP là nghị định quy định về điều kiện an ninh, trật tự… cho những ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Từ đây có thể thấy kinh doanh dịch vụ bảo vệ là loại hình kinh doanh có điều kiện và phải đáp ứng được các điều kiện đó thì mới được thành lập và hoạt động.
Thủ tục thành lập công ty dịch vụ bảo vệ theo Nghị định 96/2016/NĐ-CP như sau:
Theo quy định tại Khoản 7 Điều 3 Nghị định này thì kinh doanh dịch vụ bảo vệ, gồm: Dịch vụ bảo vệ con người, tài sản, mục tiêu và các hoạt động hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Về các điều kiện công ty dịch vụ bảo vệ cần đáp ứng thì được quy định tại Điều 7. Đây là điều kiện chung cho tất cả các ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Ngoài ra, điều kiện về an ninh, trật tự riêng đối với kinh doanh dịch vụ bảo vệ được quy định tại Điều 11 như:
  1. Là doanh nghiệp.
  2. Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ phải có bằng tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên và không phải là người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ mà trong 24 tháng liền kề trước đó đã bị thu hồi không có thời hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự (trừ quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định này).
Đối với hồ sơ thành lập công ty dịch vụ bảo vệ sẽ tương đối giống với các loại hình doanh nghiệp khác. Các giấy tờ cần chuẩn bị để đề nghị thành lập công ty như sau:
  • Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh dịch vụ bảo vệ;
  • Bản sao chứng minh hoặc hộ chiếu của các thành viên của công ty;
  • Dự thảo điều lệ công ty;
  • Danh sách thành viên;
  • Các loại giấy tờ khác theo quy đinh của Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư.
Vì đây là loại ngành nghề kinh doanh có điều kiện do đó để được tiến hành kinh doanh dịch vụ bảo vệ thì cần có giấy chứng nhận đủ điều kiện về anh ninh, trật tự. Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận này được quy định tại Điều 20 Nghị định trên. Quy định đối với những cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ có vốn nước ngoài hoặc không, hoặc có chức năng đào tạo nhân viên.
Ngành nghề kinh doanh có điều kiện phải cần rất nhiều giấy tờ, do dó khách hàng nên tìm kiếm một công ty luật uy tín để được hỗ trợ thành lập doanh nghiệp. Công ty luật Long Phan sẽ giúp khách hàng soạn thảo các hồ sơ cần thiết, làm việc với các cơ quan hành chính, hoàn tất tất cả các hồ sơ, thủ tục để thành lập công ty kinh doanh dịch vụ bảo vệ.

Mở công ty bảo vệ cần bao nhiêu vốn?

Không giới hạn vốn pháp định tối thiểu của công ty bảo vệ
Hiện nay, luật không yêu cầu mức vốn pháp định của công ty bảo vệ
Theo quy định của nghị định 96/2016/NĐ-CP thì mở công ty bảo vệ không quy định mức vốn pháp định. Trước đây, theo Nghị định 52/2008/NĐ-CP quy định mức vốn pháp định là 2 tỷ đồng, tuy nhiên, hiện nay Nghị định này đã bị bãi bỏ bởi Nghị định 96/2016/NĐ-CP, do đó, pháp luật không yêu cầu mức vốn pháp định của công ty bảo vệ. Nghị định này chỉ quy định đối với trường hợp phần vốn góp của cơ sở kinh doanh nước ngoài vào cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ trong nước cụ thể là: Số vốn góp đầu tư của cơ sở kinh doanh nước ngoài ít nhất là 1.000.000 USD (một triệu đô la Mỹ) được quy định tại Khoản 2 Điều 22 Nghị định này.

Kinh nghiệm mở công ty bảo vệ như thế nào?

Mở công ty bảo vệ cũng giống như mở các loại công ty có điều kiện khác. Để có thể đưa vào hoạt động thì doanh nghiệp phải đáp ứng được các điều kiện này. Kinh nghiệm mở công ty bảo vệ là trước tiên phải chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết để làm thủ tục đề nghị cấp giấy chứng nhận điều kiện về an ninh trật tự sau đó là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đối với những người chưa có kinh nghiệm làm việc với cơ quan nhà nước cũng như chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ để hồ sơ được chấp nhận xét duyệt. Đối với những trường hợp này thì doanh nghiệp nên nhờ đến sự hỗ trợ của các văn phòng, công ty luật uy tín. Công ty Luật Long Phan là một công ty luật có kinh nghiệm về việc hỗ trợ đăng ký doanh nghiệp cho khách hàng. Đây là một lựa chọn không thể bỏ qua đối với những ai đang có nhu cầu mở doanh nghiệp.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về Thủ tục thành lập công ty.  Trường hợp có thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.


Tham khảo thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TÌM HIỂU QUY ĐỊNH VỀ GIỮ LẠI TIỀN BẢO HÀNH CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

Trong lĩnh vực xây dựng, việc đảm bảo chất lượng công trình luôn là yếu tố then chốt, quyết định sự bền vững và an toàn của dự án. Bên cạnh đó, việc bảo vệ quyền lợi của chủ đầu tư cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp đảm bảo sự công bằng và minh bạch trong quá trình hợp tác. Chính vì vậy, " giữ lại tiền bảo hành công trình " đã trở thành một điều khoản phổ biến, được quy định rõ ràng trong các hợp đồng xây dựng. Vậy tiền bảo hành công trình là gì? Mục đích của việc giữ lại tiền bảo hành là gì? Những quy định pháp lý nào liên quan đến vấn đề này? Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn đọc cái nhìn chi tiết và toàn diện về quy định giữ lại tiền bảo hành công trình xây dựng. Khi nào được giữ tiền bảo hành nhà ở của nhà thầu Mục Đích Giữ Lại Tiền Bảo Hành Công Trình Tiền bảo hành công trình, về bản chất, là một phần giá trị hợp đồng xây dựng mà chủ đầu tư tạm thời giữ lại sau khi công trình hoàn thành. Khoản tiền này đóng vai trò như một "cam kết" từ phía nhà t...

Xác định quan hệ trong tranh chấp đất đai

          Trong quá trình tham gia quan hệ pháp luật đất đai, việc bất đồng quan điểm, mâu thuẫn, xung đột ý kiến là điều khó tránh khỏi. Khi xảy ra mâu thuẫn về mặt lợi ích, xung đột về quyền lợi và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ pháp luật đất đai sẽ được gọi là tranh chấp đất đai. Quan hệ tranh chấp đất đai I. Những vấn đề lý luận liên quan đến tranh chấp đất đai 1. Khái niệm tranh chấp đất đai         Đất đai là loại tài sản đặc biệt, là tài nguyên của quốc gia được nhà nước giao cho người dân để sử dụng, quản lý. Đất đai không thuộc sở hữu của các bên tranh chấp mà thuộc sở hữu toàn dân. Điều này đã được quy định tại Điều 53 Hiến pháp 2013 và quy định cụ thể tại Điều 4 Luật Đất đai 2013: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.”.         T...

Thủ tục hòa giải bắt buộc trước khi khởi kiện

Tranh chấp đất đai vốn là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Đây cũng là  một trong những loại tranh chấp phổ biến nhất hiện nay. Khi phát sinh tranh chấp, hòa giải là phương án giải quyết ban đầu nhằm hạn chế tối đa những mâu thuẫn. Việc hòa giải có thể do các bên tự thương lượng hoặc thông qua một bên trung gian thứ ba trước khi khởi kiện nếu buộc phải giải quyết tại một cơ quan tài phán trong một số trường hợp nhất định. Trong bài viết này, ThS - Luật sư Phan Mạnh Thăng sẽ chia sẻ cụ thể về vấn đề trên. Hòa giải tranh chấp đất đai Khái niệm và đặc điểm của hòa giải tranh chấp đất đai Khái niệm Hòa giải là một trong các phương pháp giải quyết trong tranh chấp đất đai. Theo đó bên thứ ba sẽ đóng vai trò là trung gian giúp đỡ các bên tìm ra giải pháp để giải quyết tranh chấp. Bằng cách thương lượng, thuyết phục cùng với thiện chí của các bên thì tranh chấp sẽ được giải quyết một cách ôn hòa. Đặc điểm    ...