Với mỗi loại hình doanh nghiệp khi lựa chọn để kinh doanh sẽ có những ưu điểm, những hạn chế và đặc trưng riêng. Đối với mô hình là doanh nghiệp tư nhân, các thương nhân thường gặp phải vấn đề phát triển nguồn vốn của mình, đó là việc không được phát hành chứng khoán để huy động vốn. Vậy tại sao doanh nghiệp tư nhân lại không được phát hành chứng khoán theo quy định pháp luật?
Doanh nghiệp tư nhân sẽ không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào; mỗi cá nhân chỉ được thành lập một doanh nghiệp tư nhân và chủ doanh nghiệp không đồng thời là chủ hộ kinh doanh hay thành viên công ty hợp danh; không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty TNHH hoặc công ty cổ phần.
Từ quy định trên ta có thể nhìn thấy được các đặc trưng của loại hình doanh nghiệp tư nhân như sau:
Doanh nghiệp khi muốn phát hành chứng khoán phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về mức tỉ lệ vốn góp, hoạt động có lãi không có lỗ lũy kế, có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán,… tại điều 12 Luật Chứng khoán 2010.
Thứ nhất, doanh nghiệp tư nhân là loại hình kinh doanh thường có sự hạn chế về vốn điều lệ, quy mô hoạt động và số lượng thành viên. Bởi doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Nghĩa là giữa tài sản của chủ doanh nghiệp và doanh nghiệp không có sự phân định rõ ràng cho nên nếu doanh nghiệp tư nhân phát hành chứng khoán thì không phân định được tỉ lệ gánh chịu rủi ro giữa chủ doanh nghiệp và những nhà đầu tư chứng khoán.
Thứ hai, do không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro của chủ doanh nghiệp tư nhân cao, chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp chứ không giới hạn số vốn mà chủ doanh nghiệp đã đầu tư vào doanh nghiệp.
Thứ ba, tại khoản 1 điều 6 Luật Chứng khoán 2010 thì chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức pháp hành. Theo điều này thì việc doanh nghiệp nghiệp tư nhân phát hành chứng khoán sẽ trái với quy định pháp luật về việc doanh nghiệp tư nhân do cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp tại khoản 1 điều 183 Luật Doanh nghiệp 2014.
Như vậy, doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Tuy nhiên, chủ doanh nghiệp vẫn có thể mở rộng phạm vi kinh doanh bằng cách nhân danh cá nhân hoặc doanh nghiệp tư nhân để kêu gọi vốn từ các tổ chức, cá nhân khác đầu tư vào doanh nghiệp,… với điều kiện phải thay đổi loại hình doanh nghiệp sang công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần.
Tham khảo thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.
Quy định pháp luật về doanh nghiệp tư nhân
Theo quy định tại Điều 183 Luật Doanh nghiệp 2014, doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.Doanh nghiệp tư nhân sẽ không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào; mỗi cá nhân chỉ được thành lập một doanh nghiệp tư nhân và chủ doanh nghiệp không đồng thời là chủ hộ kinh doanh hay thành viên công ty hợp danh; không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty TNHH hoặc công ty cổ phần.
Từ quy định trên ta có thể nhìn thấy được các đặc trưng của loại hình doanh nghiệp tư nhân như sau:
- Ưu điểm: Do là chủ sở hữu duy nhất nên doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn chủ động về nguồn vốn và quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Nhược điểm: Do không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro của chủ doanh nghiệp tư nhân cao, chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp chứ không giới hạn số vốn mà chủ doanh nghiệp đã đầu tư vào doanh nghiệp.
Quy định pháp luật về phát hành chứng khoán
Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức pháp hành (khoản 1 điều 6 Luật Chứng khoán 2010).Doanh nghiệp khi muốn phát hành chứng khoán phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về mức tỉ lệ vốn góp, hoạt động có lãi không có lỗ lũy kế, có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán,… tại điều 12 Luật Chứng khoán 2010.
Tại sao doanh nghiệp tư nhân không được phát hành chứng khoán?
Từ các phân tích trên ta có thể lý giải được việc doanh nghiệp tư nhân không được phát hành chứng khoán bởi các nguyên do sau:Thứ nhất, doanh nghiệp tư nhân là loại hình kinh doanh thường có sự hạn chế về vốn điều lệ, quy mô hoạt động và số lượng thành viên. Bởi doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Nghĩa là giữa tài sản của chủ doanh nghiệp và doanh nghiệp không có sự phân định rõ ràng cho nên nếu doanh nghiệp tư nhân phát hành chứng khoán thì không phân định được tỉ lệ gánh chịu rủi ro giữa chủ doanh nghiệp và những nhà đầu tư chứng khoán.
Thứ hai, do không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro của chủ doanh nghiệp tư nhân cao, chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp chứ không giới hạn số vốn mà chủ doanh nghiệp đã đầu tư vào doanh nghiệp.
Thứ ba, tại khoản 1 điều 6 Luật Chứng khoán 2010 thì chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức pháp hành. Theo điều này thì việc doanh nghiệp nghiệp tư nhân phát hành chứng khoán sẽ trái với quy định pháp luật về việc doanh nghiệp tư nhân do cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp tại khoản 1 điều 183 Luật Doanh nghiệp 2014.
Như vậy, doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Tuy nhiên, chủ doanh nghiệp vẫn có thể mở rộng phạm vi kinh doanh bằng cách nhân danh cá nhân hoặc doanh nghiệp tư nhân để kêu gọi vốn từ các tổ chức, cá nhân khác đầu tư vào doanh nghiệp,… với điều kiện phải thay đổi loại hình doanh nghiệp sang công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần.
Tham khảo thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.
Nhận xét
Đăng nhận xét