Chuyển đến nội dung chính

Độ Tuổi Chịu Trách Nhiệm Hình Sự

Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự là một trong những điều kiện xác định một người có hành vi vi phạm pháp luật phải chịu trách nhiệm hình sự. Do đó, dựa vào những đặc điểm tâm – sinh lý, thể chất, khả năng nhận thức, điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội và chính sách, đường lối xử lý tội phạm và trên cơ sở tổng kết thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm mà pháp luật mỗi nước có quy định về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự khác nhau.
Độ tuổi nào phải chịu trách nhiệm hình sự?
Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự căn cứ vào những tiêu chí nào?

Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự căn cứ vào những tiêu chí nào?

Người phạm tội đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có năng lực trách nhiệm hình sự.
Việc quy định độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự tùy theo mỗi giai đoạn các nhà làm luật quy định chủ yếu căn cứ vào những tiêu chí sau:
Một là, dựa vào những đặc điểm tâm – sinh lý, thể chất và khả năng nhận thức của lứa tuổi chưa thành niên.
Hai là, căn cứ vào điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội và chính sách, đường lối xử lý tội phạm do người chưa thành niên thực hiện.
Ba là, căn cứ trên cơ sở tổng kết thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và phòng, chống tội phạm do người chưa thành niên thực hiện ở nước ta nói riêng. Trong đó, căn cứ vào mức độ nguy hiểm của tội phạm và tính phổ biến của những loại tội phạm mà người chưa thành niên thực hiện trong những thời điểm cụ thể.
Bốn là, tham khảo các quy định về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự của các nước trên thế giới.

Độ tuổi nào phải chịu trách nhiệm hình sự?

Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 thì tuổi chịu trách nhiệm hình sự là:
  • Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật hình sự có quy định khác.
  • Người từ đủ 14 tuổi trở lên, đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều của Bộ luật.
  • Ngoài ra, theo quy định tại khoản 3 Điều 14, nếu người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi mà chuẩn bị phạm 4 tội sau đây thì phải chịu trách nhiệm hình sự: Tội giết người (Điều 123); tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác Điều 134; tội cướp tài sản (Điều 168); tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 169).

Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự với tội danh nào?

Khoản 2 Điều 12 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 có quy định độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, Người từ đủ 14 tuổi trở lên, đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều:
Quy định về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự
Độ tuổi nào phải chịu trách nhiệm hình sự?
  • Điều 123. Tội Giết người;
  • Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;
  • Điều 141. Tội Hiếp dâm;
  • Điều 142. Tội Hiếp dâm người dưới 16 tuổi;
  • Điều 143. Tội cưỡng dâm;
  • Điều 144. Tội Cưỡng dâm người đủ 13 đến dưới 16 tuổi;
  • Điều 150. Tội mua bán người;
  • Điều 151. Tội mua bán người dưới 16 tuổi;
  • Điều 168. Tội Cướp tài sản;
  • Điều 169. Tội Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản;
  • Điều 170. Tội cưỡng đoạt tài sản;
  • Điều 171. Tội cướp giật tài sản;
  • Điều 173. Tội trộm cắp tài sản;
  • Điều 178. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản;
  • Điều 248. Tội sản xuất trái phép chất ma túy;
  • Điều 249. Tội tàng trữ trái phép chất ma túy;
  • Điều 250. Tội vận chuyển trái phép chất ma túy;
  • Điều 251. Tội mua bán trái phép chất ma túy;
  • Điều 252. Tội chiếm đoạt chất ma túy;
  • Điều 265. Tội tổ chức đua xe trái phép;
  • Điều 266. Tội đua xe trái phép;
  • Điều 286. Tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử;
  • Điều 287. Tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử;
  • Điều 289 Tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác;
  • Điều 290. Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản;
  • Điều 299. Tội khủng bố;
  • Điều 303. Tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia;
  • Điều 304. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự.


Tham khảo thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xác định quan hệ trong tranh chấp đất đai

          Trong quá trình tham gia quan hệ pháp luật đất đai, việc bất đồng quan điểm, mâu thuẫn, xung đột ý kiến là điều khó tránh khỏi. Khi xảy ra mâu thuẫn về mặt lợi ích, xung đột về quyền lợi và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ pháp luật đất đai sẽ được gọi là tranh chấp đất đai. Quan hệ tranh chấp đất đai I. Những vấn đề lý luận liên quan đến tranh chấp đất đai 1. Khái niệm tranh chấp đất đai         Đất đai là loại tài sản đặc biệt, là tài nguyên của quốc gia được nhà nước giao cho người dân để sử dụng, quản lý. Đất đai không thuộc sở hữu của các bên tranh chấp mà thuộc sở hữu toàn dân. Điều này đã được quy định tại Điều 53 Hiến pháp 2013 và quy định cụ thể tại Điều 4 Luật Đất đai 2013: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.”.         Trong quá trình tham gia quan hệ pháp luật đất đai không phải lúc nào các chủ thể cũng có

Thủ tục hòa giải bắt buộc trước khi khởi kiện

Tranh chấp đất đai vốn là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Đây cũng là  một trong những loại tranh chấp phổ biến nhất hiện nay. Khi phát sinh tranh chấp, hòa giải là phương án giải quyết ban đầu nhằm hạn chế tối đa những mâu thuẫn. Việc hòa giải có thể do các bên tự thương lượng hoặc thông qua một bên trung gian thứ ba trước khi khởi kiện nếu buộc phải giải quyết tại một cơ quan tài phán trong một số trường hợp nhất định. Trong bài viết này, ThS - Luật sư Phan Mạnh Thăng sẽ chia sẻ cụ thể về vấn đề trên. Hòa giải tranh chấp đất đai Khái niệm và đặc điểm của hòa giải tranh chấp đất đai Khái niệm Hòa giải là một trong các phương pháp giải quyết trong tranh chấp đất đai. Theo đó bên thứ ba sẽ đóng vai trò là trung gian giúp đỡ các bên tìm ra giải pháp để giải quyết tranh chấp. Bằng cách thương lượng, thuyết phục cùng với thiện chí của các bên thì tranh chấp sẽ được giải quyết một cách ôn hòa. Đặc điểm         Hiện nay về hò

Lạm thu học phí đầu năm, cơ sở pháp lý nào để xử lý?

Lạm thu học phí đầu năm, cơ sở pháp lý nào để xử lý dành cho các bậc phụ huynh khi có dấu hiệu học phí đầu năm ngày càng tăng. Về các khoản học phí được phép thu đã được pháp luật quy định cụ thể. Trường hợp nhà trường thu học phí sai quy định pháp luật sẽ bị xử lý về hành vi lạm thu học phí. Việc này thường xảy ra do các bậc cha mẹ không nắm rõ quy định. Sau đây, Thạc sĩ - Luật sư Phan Mạnh Thăng xin cung cấp nội dung về vấn đề trên. Hành vi lạm thu học phí đầu năm Các khoản thu nào nhà trường không được phép thu?           Theo Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT thì các khoản phụ phí đầu năm sẽ được thu qua Ban đại diện cha mẹ học sinh theo nguyên tắc tự nguyện. Tuy nhiên, trên thực tế các khoản phí này thường được Ban đại diện cha mẹ học sinh nhờ nhà trường thu hộ và được thu như phí bắt buộc.           Căn cứ khoản 4 Điều 10 Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT quy định những khoản Ban đại diện cha mẹ học sinh không được phép quyên góp là: Các khoản ủng hộ không theo nguyên tắc tự nguyện Bảo vệ