Sổ đỏ là mẫu sổ do Bộ tài nguyên và môi trường ban hành để ghi nhận quyền sử dụng đất trong đó có: Đất ở, đất nông nghiệp, đất rừng, đất giao thông, đất phi nông nghiệp… Sổ đỏ chính là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Theo đó, tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ hay còn gọi là tranh chấp đất đai đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Dưới đây là bài viết hướng dẫn giải quyết tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ.
Tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của hai bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấplưu 01 bản tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
Trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau.
Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết; Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện theo Khoản 3 Luật Đất đai 2013.
Đối với các tranh chấp thừa kế về đất đai thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết sẽ là Tòa án nơi có bất động sản theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
Cụ thể, trình tự các bước giải quyết tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ sẽ được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 như sau”
Bước 1: Người khởi kiện nộp hồ sơ khởi kiện đến TAND quận/huyện nơi có đất tranh chấp;
Bước 2: Sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ Tòa án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí;
Bước 3: Đương sự nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;
Bước 4: Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và ra Bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án.
Căn cứ theo quy định trên thì đất đang tranh chấp sẽ không được cấp sổ đỏ cho hộ gia đình, cá nhân.
Tham khảo thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.
Tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ có bắt buộc phải hòa giải không?
Theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013, Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.Tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của hai bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấplưu 01 bản tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
Trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ tại Tòa án?
Theo Điều 203 Luật đất đai 2013 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ như sau:Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết; Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện theo Khoản 3 Luật Đất đai 2013.
Đối với các tranh chấp thừa kế về đất đai thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết sẽ là Tòa án nơi có bất động sản theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
Cụ thể, trình tự các bước giải quyết tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ sẽ được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 như sau”
Bước 1: Người khởi kiện nộp hồ sơ khởi kiện đến TAND quận/huyện nơi có đất tranh chấp;
Bước 2: Sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ Tòa án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí;
Bước 3: Đương sự nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;
Bước 4: Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và ra Bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án.
Đất đang tranh chấp thì có được cấp sổ đỏ không?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 101 Luật đất đai 2013, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này, có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.Căn cứ theo quy định trên thì đất đang tranh chấp sẽ không được cấp sổ đỏ cho hộ gia đình, cá nhân.
Tham khảo thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.
Nhận xét
Đăng nhận xét