Chuyển đến nội dung chính

Gây Tai Nạn Giao Thông Có Được Rời Khỏi Hiện Trường


Vào lúc 15 giờ chiều 2/1/2019, một tai nạn thảm khốc xảy ra trên Quốc lộ 1, đoạn qua huyện Bến Lức, tỉnh Long An, chiếc xe container BKS 62C-043.48 do tài xế Phạm Thành Hiếu (32 tuổi, ngụ tỉnh Long An), điều khiển chạy từ Long An đi TP HCM. Đến ngã tư Bình Nhựt, chiếc xe tông nát 21 xe máy làm 4 người chết, 18 người bị thương. Sau khi gây tai nạn, tài xế đã rời khỏi hiện trường. Vậy tài xế có bị nặng tội hơn không? Pháp luật cho phép trường hợp nào thì người gây tai nạn được rời khỏi hiện trường? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây:

Gay-tai-nan-giao-thong-co-duoc-roi-khoi-hien-truong

Trách nhiệm của người gây ra tai nạn giao thông

Theo khoản 1 Điều 38 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định về trách nhiệm của người điều khiển phương tiện giao thông và những người liên quan đến vụ tai nạn. Vậy sau khi gây ra tai nạn giao thông, tài xế Phạm Thành Hiếu phải có trách nhiệm sau đây:
Dừng ngay phương tiện; giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;
Ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến
Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn cho cơ quan có thẩm quyền.
Không ít vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng khi người bị nạn đang cần sự giúp đỡ thì người gây tai nạn lại nhanh chóng rời khỏi hiện trường. Điều này phản ánh một thực trạng về đạo đức, đó là sự thờ ơ, vô cảm với nỗi đau đớn của đồng loại mà chính mình là nguyên nhân. Tai nạn là điều chẳng ai mong muốn, nhưng nếu tài xế gây tai nạn biết dừng lại, cấp cứu các nạn nhân thì họ sẽ không tử vong; gia đình họ giảm đi phần nào nỗi đau.

Gây tai nạn có được rời khỏi hiện trường?

Khi thấy có nhiều nạn nhân nằm la liệt trên đường, tài xế Hiếu không giữ được bình tĩnh nên xuống xe rời khỏi hiện trường vào trung tâm Bến Lức lánh mặt. Đến khuya cùng ngày, tài xế đã đến Cơ quan công an trình diện và trình bày vụ việc mình đã gây ra. Việc tài xế tự nguyện đến Cơ quan công an để trình báo được xem là tình tiết đầu thú theo quy định của pháp luật, quy định về tình tiết giảm nhẹ sau này.
Có nhiều trường hợp sau khi gây ra tai nạn giao thông, bản thân người điều khiển phương tiện ý thức được trách nhiệm của mình đối với người bị thiệt hại nhưng do vì những lý do khách quan như nếu ở lại hiện trường thì rất có thể sẽ bị người dân hoặc người thân của nạn nhân hành hung.
Trong những trường hợp này, pháp luật cho phép người gây ra giao thông được rời khỏi hiện trường. Nhưng việc rời khỏi chỉ là tạm thời và sau đó phải đến trình báo với cơ quan công an nơi gần nhất.
Theo Điểm b Khoản 1 Điều 38 Luật giao thông đường bộ 2008 thì người gây tai nạn giao thông phải ở lại nơi xảy ra tai nạn đến khi người của cơ quan công an đến, có 3 trường hợp người gây tai nạn được quyền rời khỏi hiện trường mà không phải chịu trách nhiệm pháp lý, cụ thể:
Người điều khiển phương tiện bị thương phải đưa đi cấp cứu
Tài xế phải đưa người bị nạn đi cấp cứu;
Vì lý do bị đe dọa đến tính mạng.
Người lái xe chỉ rời khỏi hiện trường vụ tai nạn trong ba trường hợp nêu trên. Việc rời khỏi hiện trường của tài xế Hiếu có thể là do thần hoảng loạng sau khi gây tai nạn hoặc là vì sợ đe dọa đến tính mạng, sau khi rời khỏi hiện trường tài xế đã đến Cơ quan công an trình diện và trình bày vụ việc mình đã gây ra.

Gây tai nạn giao thông rời khỏi hiện trường trốn tránh trách nhiệm bị xử lý thế nào?

Tài xế Hiếu tường trình vào trưa 2/1, có dự tiệc ở nhà người quen cùng ấp và có sử dụng rượu bia. Sau khi đến công an trình diện, công an đã đưa tài xế đến bệnh viện tỉnh Long An để thực hiện các xét nghiệm kiểm tra chất kích thích. Qua cả 2 lần kiểm tra, tài xế này đều dương tính với heroin và có nồng độ cồn cao. Với việc tài xế Hiếu lái xe có sử dụng heroin và nồng độ rượu cao, làm chết 3 người thì người này có thể phải chịu mức án từ 7-15 năm tù theo điểm a khoản 3 Điều 260 BLHS 2015 sửa đổi bổ cung 2017.
Vụ tai nạn giao thông này cực kỳ nghiêm trọng, hậu quả rất lớn. Trường hợp tài xế Hiếu rời khỏi hiện trường nhằm trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn là hành vi vi phạm pháp luật. Theo đó, việc bỏ trốn sau khi gây tai nạn giao thông được quy định là một tình tiết định khung tăng nặng trong tội vi phạm quy định về tham gia giao thông theo khoản 2 điều 260 Luật này. Mức phạt cao nhất đối với hành vi này là 15 năm tù.
Trường hợp gây tai nạn giao thông mà có hành vi đe dọa đến tính mạng của người gây tai nạn như là người nhà nạn nhân, người xung quanh vây đánh thì bạn có thể rời khỏi hiện trường để đảm bảo tính mạng của mình nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất.
Gây tai nạn khi tham gia giao thông vẫn được phép rời khỏi hiện trường, tuy nhiên việc rời khỏi này chỉ là tạm thời và sau đó phải đến trình báo với cơ quan công an.



Tham khảo thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xác định quan hệ trong tranh chấp đất đai

          Trong quá trình tham gia quan hệ pháp luật đất đai, việc bất đồng quan điểm, mâu thuẫn, xung đột ý kiến là điều khó tránh khỏi. Khi xảy ra mâu thuẫn về mặt lợi ích, xung đột về quyền lợi và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ pháp luật đất đai sẽ được gọi là tranh chấp đất đai. Quan hệ tranh chấp đất đai I. Những vấn đề lý luận liên quan đến tranh chấp đất đai 1. Khái niệm tranh chấp đất đai         Đất đai là loại tài sản đặc biệt, là tài nguyên của quốc gia được nhà nước giao cho người dân để sử dụng, quản lý. Đất đai không thuộc sở hữu của các bên tranh chấp mà thuộc sở hữu toàn dân. Điều này đã được quy định tại Điều 53 Hiến pháp 2013 và quy định cụ thể tại Điều 4 Luật Đất đai 2013: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.”.         Trong quá trình tham gia quan hệ pháp luật đất đai không phải lúc nào các chủ thể cũng có

Thủ tục hòa giải bắt buộc trước khi khởi kiện

Tranh chấp đất đai vốn là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Đây cũng là  một trong những loại tranh chấp phổ biến nhất hiện nay. Khi phát sinh tranh chấp, hòa giải là phương án giải quyết ban đầu nhằm hạn chế tối đa những mâu thuẫn. Việc hòa giải có thể do các bên tự thương lượng hoặc thông qua một bên trung gian thứ ba trước khi khởi kiện nếu buộc phải giải quyết tại một cơ quan tài phán trong một số trường hợp nhất định. Trong bài viết này, ThS - Luật sư Phan Mạnh Thăng sẽ chia sẻ cụ thể về vấn đề trên. Hòa giải tranh chấp đất đai Khái niệm và đặc điểm của hòa giải tranh chấp đất đai Khái niệm Hòa giải là một trong các phương pháp giải quyết trong tranh chấp đất đai. Theo đó bên thứ ba sẽ đóng vai trò là trung gian giúp đỡ các bên tìm ra giải pháp để giải quyết tranh chấp. Bằng cách thương lượng, thuyết phục cùng với thiện chí của các bên thì tranh chấp sẽ được giải quyết một cách ôn hòa. Đặc điểm         Hiện nay về hò

Lạm thu học phí đầu năm, cơ sở pháp lý nào để xử lý?

Lạm thu học phí đầu năm, cơ sở pháp lý nào để xử lý dành cho các bậc phụ huynh khi có dấu hiệu học phí đầu năm ngày càng tăng. Về các khoản học phí được phép thu đã được pháp luật quy định cụ thể. Trường hợp nhà trường thu học phí sai quy định pháp luật sẽ bị xử lý về hành vi lạm thu học phí. Việc này thường xảy ra do các bậc cha mẹ không nắm rõ quy định. Sau đây, Thạc sĩ - Luật sư Phan Mạnh Thăng xin cung cấp nội dung về vấn đề trên. Hành vi lạm thu học phí đầu năm Các khoản thu nào nhà trường không được phép thu?           Theo Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT thì các khoản phụ phí đầu năm sẽ được thu qua Ban đại diện cha mẹ học sinh theo nguyên tắc tự nguyện. Tuy nhiên, trên thực tế các khoản phí này thường được Ban đại diện cha mẹ học sinh nhờ nhà trường thu hộ và được thu như phí bắt buộc.           Căn cứ khoản 4 Điều 10 Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT quy định những khoản Ban đại diện cha mẹ học sinh không được phép quyên góp là: Các khoản ủng hộ không theo nguyên tắc tự nguyện Bảo vệ