Chuyển đến nội dung chính

Cuộc Chiến “Ly Hôn” Của Vợ Chồng Sở Hữu Tập Đoàn Trung Nguyên

Đặng Lê Nguyên Vũ – Lê Hoàng Diệp Thảo là những doanh nhân nổi tiếng tại Việt Nam, tạo nên thương hiệu cà phê Trung Nguyên với Tập đoàn Trung Nguyên và nhiều công ty trực thuộc. Cuộc chiến “ly hôn” giữa hai vợ chồng này tranh chấp quyền lực lên đỉnh điểm với hàng loạt tố cáo nối dài, nhiều vụ kiện đan xen đến nay vẫn chưa có hồi kết. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây:

Cuộc chiến ly hôn của cặp vợ chồng sở hữu tập đoàn Trung Nguyên

Thuận tình ly hôn

Quá trình TAND TP.HCM tổ chức hòa giải, bà Thảo nhiều lần nỗ lực hàn gắn hạnh phúc gia đình nhưng ông Vũ thường xuyên vắng nhà, thiếu sự quán xuyến điều hành Tập đoàn Trung Nguyên cũng như chăm sóc vợ con nên bà quyết định nộp đơn ly hôn.
Theo đơn khởi kiện xin ly hôn ban đầu vào năm 2015, bà Thảo yêu cầu TAND TP.HCM giải quyết 3 vấn đề: chấm dứt mối quan hệ hôn nhân; được trực tiếp nuôi dưỡng 4 con chung và ông Vũ có nghĩa vụ, trách nhiệm trợ cấp; chia đôi số cổ phần cả hai bên đang sở hữu tại Công ty CP Tập đoàn Trung Nguyên.
Tòa phúc thẩm bác kháng cáo của bà Thảo. Trong khi ông Vũ trình bày do các bên mâu thuẫn từ suy nghĩ về cuộc sống, cách điều hành Tập đoàn Trung Nguyên nên mục đích hôn nhân không còn.
Trong buổi hòa giải tại tòa, hai bên thống nhất thuận tình ly hôn nhưng không đạt được tiếng nói chung về con chung và tài sản. Theo quy định tại Điều 55 Luật hôn nhân và gia đình 2014, trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu không thỏa thuận được về việc chia tài sản, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con hoặc thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của họ thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.
Về con chung, khi đòi quyền trực tiếp nuôi con, bà Thảo đề nghị ông Vũ cấp dưỡng cho mỗi người con 5% trong tổng số cổ phần mà ông sở hữu tại Tập đoàn Trung Nguyên. Ngược lại, ông Vũ đề nghị được nuôi 4 người con chung và không yêu cầu bà Thảo trợ cấp hằng tháng. Nếu tòa tuyên bà Thảo được quyền nuôi con, ông Vũ chỉ đồng ý chia 5% cổ tức của ông cho mỗi người con thôi.

Thuận tình ly hôn của cặp vợ chồng nổi tiếng

Diễn biến yêu cầu giám định tâm thần ông Đặng Lê Nguyên Vũ

Bà Lê Hoàng Diệp Thảo đã đăng tin ông Vũ có vấn đề về tâm thần khiến ông vô cùng đau đớn và gánh chịu nhiều năm qua. Mẹ ông đã phải 2 lần đưa con trai đi giám định tâm thần để chiều ý con dâu, nhưng bà Thảo vẫn không ngừng lại, cuộc chiến pháp lý này càng trở nên căng thẳng.
Khi bà Thảo nói ông Vũ bị bệnh, ông đã đi khám để chứng minh mình không bệnh. Ông đi bệnh viện chợ Rẫy, rồi qua Việt Pháp, nhưng như thế chưa xong, ông phải ra bệnh viện tâm thần Biên Hoà, họ có một hội đồng hỏi như hỏi cung. Nhưng như vậy chưa xong, đem kết quả họ cũng không chịu, ông Vũ lại phải ra một hội đồng giám định sức khỏe tâm thần của trung ương, được “quần” cả ngày, thậm chí hỏi cả việc ông Vũ có nhớ tên các Chủ tịch nước qua các thời kỳ.

Tranh cãi tài sản chung, quyền quản lý

Tài sản chung là nội dung gây nhiều tranh cãi trong cuộc chiến “ly hôn” của cặp vợ chồng sở hữu tập đoàn Trung Nguyên và chưa đạt một thỏa thuận cụ thể nào.
Trong đơn khởi kiện ban đầu, bà Thảo nêu trong thời kỳ hôn nhân, hai bên đã tạo lập được khối tài sản chung. Theo bà, vốn điều lệ của Tập đoàn Trung Nguyên hiện là 2.500 tỉ đồng; tài sản chung của cả hai là 75 triệu cổ phần. Trong đó, ông Vũ đứng tên số cổ phần trị giá 500 tỉ đồng, bà Thảo đứng tên số cổ phần trị giá 250 tỉ đồng và bà đề nghị được chia đôi.
Trong đơn khởi kiện bổ sung, bà Thảo yêu cầu phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân gồm: số cổ phần sở hữu và quyền tài sản tại Tập đoàn Trung Nguyên và Công ty CP với tổng giá trị phân chia bổ sung là 52,5 tỉ đồng. Như vậy, theo bà Thảo, tổng giá trị tài sản chung của hai vợ chồng khoảng 802,5 tỉ đồng và bà yêu cầu chia đôi bằng cổ phần sở hữu tại 2 công ty. Bà Thảo tự định giá và đưa ra tổng số tiền để tòa có cơ sở tính án phí, chứ không dựa vào đó với mong muốn nhận một nửa số tiền trong tổng tài sản chung.
Ở lần hòa giải cuối, bà Thảo đưa ra phương án, đề nghị tổng số tài sản chung của vợ chồng hiện nay chia thành 2 nhóm: Trung Nguyên và G7. Bà Thảo sẽ “nhường” quyền lựa chọn đầu tiên cho ông Vũ. Nếu ông Vũ chọn nhóm tài sản Trung Nguyên thì bà Thảo sẽ nhận nhóm tài sản G7 và ngược lại.
Về phía ông Đặng Lê Nguyên Vũ cho rằng hiện nay đã có một Hội đồng định giá do tòa trưng cầu giám định, để xác định giá trị tài sản chung của hai vợ chồng tại nhóm Trung Nguyên và G7. Thông qua kết quả giám định này, bà Thảo sẽ nhận tương ứng với số vốn góp ban đầu của các cổ đông, ông khẳng định ông không sân si về tài sản.
Đến nay cuộc ly hôn nghìn tỷ của vợ chồng vua cà phê vẫn chưa ngã ngũ và hứa hẹn sẽ còn kéo dài nữa. Chắc chắn, người thua lấm lưng trắng bụng trong cuộc chiến pháp lý này chính là danh tiếng và thương hiệu Trung Nguyên. Trên đây là bài viết về Cuộc chiến pháp lý giữa hai vợ chồng Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo. Nếu bạn có thắc mắc gì về vấn đề này hãy liên hệ với công ty của chúng tôi để được tư vấn miễn phí.


Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xác định quan hệ trong tranh chấp đất đai

          Trong quá trình tham gia quan hệ pháp luật đất đai, việc bất đồng quan điểm, mâu thuẫn, xung đột ý kiến là điều khó tránh khỏi. Khi xảy ra mâu thuẫn về mặt lợi ích, xung đột về quyền lợi và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ pháp luật đất đai sẽ được gọi là tranh chấp đất đai. Quan hệ tranh chấp đất đai I. Những vấn đề lý luận liên quan đến tranh chấp đất đai 1. Khái niệm tranh chấp đất đai         Đất đai là loại tài sản đặc biệt, là tài nguyên của quốc gia được nhà nước giao cho người dân để sử dụng, quản lý. Đất đai không thuộc sở hữu của các bên tranh chấp mà thuộc sở hữu toàn dân. Điều này đã được quy định tại Điều 53 Hiến pháp 2013 và quy định cụ thể tại Điều 4 Luật Đất đai 2013: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.”.         Trong quá trình tham gia quan hệ pháp luật đất đai không phải lúc nào các chủ thể cũng có

Thủ tục hòa giải bắt buộc trước khi khởi kiện

Tranh chấp đất đai vốn là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Đây cũng là  một trong những loại tranh chấp phổ biến nhất hiện nay. Khi phát sinh tranh chấp, hòa giải là phương án giải quyết ban đầu nhằm hạn chế tối đa những mâu thuẫn. Việc hòa giải có thể do các bên tự thương lượng hoặc thông qua một bên trung gian thứ ba trước khi khởi kiện nếu buộc phải giải quyết tại một cơ quan tài phán trong một số trường hợp nhất định. Trong bài viết này, ThS - Luật sư Phan Mạnh Thăng sẽ chia sẻ cụ thể về vấn đề trên. Hòa giải tranh chấp đất đai Khái niệm và đặc điểm của hòa giải tranh chấp đất đai Khái niệm Hòa giải là một trong các phương pháp giải quyết trong tranh chấp đất đai. Theo đó bên thứ ba sẽ đóng vai trò là trung gian giúp đỡ các bên tìm ra giải pháp để giải quyết tranh chấp. Bằng cách thương lượng, thuyết phục cùng với thiện chí của các bên thì tranh chấp sẽ được giải quyết một cách ôn hòa. Đặc điểm         Hiện nay về hò

Lạm thu học phí đầu năm, cơ sở pháp lý nào để xử lý?

Lạm thu học phí đầu năm, cơ sở pháp lý nào để xử lý dành cho các bậc phụ huynh khi có dấu hiệu học phí đầu năm ngày càng tăng. Về các khoản học phí được phép thu đã được pháp luật quy định cụ thể. Trường hợp nhà trường thu học phí sai quy định pháp luật sẽ bị xử lý về hành vi lạm thu học phí. Việc này thường xảy ra do các bậc cha mẹ không nắm rõ quy định. Sau đây, Thạc sĩ - Luật sư Phan Mạnh Thăng xin cung cấp nội dung về vấn đề trên. Hành vi lạm thu học phí đầu năm Các khoản thu nào nhà trường không được phép thu?           Theo Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT thì các khoản phụ phí đầu năm sẽ được thu qua Ban đại diện cha mẹ học sinh theo nguyên tắc tự nguyện. Tuy nhiên, trên thực tế các khoản phí này thường được Ban đại diện cha mẹ học sinh nhờ nhà trường thu hộ và được thu như phí bắt buộc.           Căn cứ khoản 4 Điều 10 Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT quy định những khoản Ban đại diện cha mẹ học sinh không được phép quyên góp là: Các khoản ủng hộ không theo nguyên tắc tự nguyện Bảo vệ