Chuyển đến nội dung chính

Thành Lập Công Ty Có Cần Bằng Cấp Không?

Trước khi mở công ty, nhiều người thắc mắc là khi thành lập công ty có cần bằng cấp không? Có cần chứng chỉ hành nghề? Có cần chuẩn đủ số vốn ban đầu? Không phải ai cũng có bằng cấp/chứng chỉ hay có đủ số vốn ban đầu để thành lập công ty. Do vậy, cần tìm hiểu và đáp ứng những điều kiện về bằng cấp, chứng chỉ, mức vốn cũng là những yếu tố quan trọng trong quá trình thành lập và điều hành hoạt động của doanh nghiệp.
Pháp luật có quy định thành lập công ty phải cần bằng cấp không?
Thành lập công ty có cần bằng cấp không?

Ngành nghề kinh doanh nào khi thành lập công ty cần bằng cấp?

Pháp luật quy định khi thành lập công ty cần bằng cấp trong một số trường hợp và ngành nghề kinh doanh sau:
Thứ nhất, Nhóm ngành nghề kinh doanh không cần điều kiện thì doanh nghiệp đăng ký hoạt động kinh doanh bình thường và hoạt động bình thường, không cần phải có bằng cấp mới được thành lập công ty.
Thứ hai, Nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện, bao gồm:
(i) Nhóm ngành nghề kinh doanh cần điều kiện về bằng cấp/chứng chỉ,
(ii) Nhóm ngành cần điều kiện về vốn pháp định;
(iii) Nhóm ngành nghề yêu cầu điều kiện khác.
Có những ngành nghề kinh doanh có điều kiện phải đáp ứng được yêu cầu nhất định về vốn và bằng cấp. Ví dụ:
Đối với kinh doanh dịch vụ bảo vệ: người quản lý cơ sở kinh doanh, chủ sở hữu kinh doanh phải có bằng tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên được quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
Người phụ trách kinh doanh lữ hành nội địa phải tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành, trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành dịch vụ nội địa quy định tại Điều 31 Luật Du lịch năm 2017.
Như vậy thành lập công ty có cần bằng cấp hay không sẽ phụ thuộc vào ngành nghề mà chủ công ty tiến hành hoạt động. Mỗi ngành nghề kinh doanh có điều kiện khác nhau sẽ có những yêu cầu khác nhau, có thể có yêu cầu về bằng cấp hoặc không, hoặc yêu cầu về vốn pháp định hoặc những yêu cầu khác.

Những người nào không có quyền thành lập công ty mặc dù có bằng cấp?

Người không có quyền thành lập công ty
Những trường hợp không có quyền thành lập công ty
Theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật doanh nghiệp 2014, cá nhân, tổ chức không được phép thành lập doanh nghiệp trong các trường hợp sau:
  • Cán bộ, công chức, viên chức;
  • Người bị mất năng lực hành vi dân sự;
  • Người đang bị tạm giữ, tạm giam;
  • Đang chấp hành hình phạt tù có thời hạn …
Trong đó, không có trường hợp người không có bằng cấp thì không được thành lập doanh nghiệp. Do đó, không cần bằng cấp vẫn có thể thành lập được công ty.
Như vậy, thành lập công ty có cần bằng cấp hay không sẽ phụ thuộc vào lĩnh vực mà khách hàng kinh doanh và khách hàng phải đáp ứng yêu cầu mới có thể tiến hành thành lập công ty với ngành nghề kinh doanh đó. Trước khi có ý định thành lập công ty kinh doanh ở lĩnh vực nào, cá nhân cần tìm hiểu kỹ về các điều kiện hành nghề ở lĩnh vực đó để có sự chuẩn bị thật tốt cho công việc kinh doanh của mình.


Tham khảo thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TÌM HIỂU QUY ĐỊNH VỀ GIỮ LẠI TIỀN BẢO HÀNH CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

Trong lĩnh vực xây dựng, việc đảm bảo chất lượng công trình luôn là yếu tố then chốt, quyết định sự bền vững và an toàn của dự án. Bên cạnh đó, việc bảo vệ quyền lợi của chủ đầu tư cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp đảm bảo sự công bằng và minh bạch trong quá trình hợp tác. Chính vì vậy, " giữ lại tiền bảo hành công trình " đã trở thành một điều khoản phổ biến, được quy định rõ ràng trong các hợp đồng xây dựng. Vậy tiền bảo hành công trình là gì? Mục đích của việc giữ lại tiền bảo hành là gì? Những quy định pháp lý nào liên quan đến vấn đề này? Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn đọc cái nhìn chi tiết và toàn diện về quy định giữ lại tiền bảo hành công trình xây dựng. Khi nào được giữ tiền bảo hành nhà ở của nhà thầu Mục Đích Giữ Lại Tiền Bảo Hành Công Trình Tiền bảo hành công trình, về bản chất, là một phần giá trị hợp đồng xây dựng mà chủ đầu tư tạm thời giữ lại sau khi công trình hoàn thành. Khoản tiền này đóng vai trò như một "cam kết" từ phía nhà t...

Xác định quan hệ trong tranh chấp đất đai

          Trong quá trình tham gia quan hệ pháp luật đất đai, việc bất đồng quan điểm, mâu thuẫn, xung đột ý kiến là điều khó tránh khỏi. Khi xảy ra mâu thuẫn về mặt lợi ích, xung đột về quyền lợi và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ pháp luật đất đai sẽ được gọi là tranh chấp đất đai. Quan hệ tranh chấp đất đai I. Những vấn đề lý luận liên quan đến tranh chấp đất đai 1. Khái niệm tranh chấp đất đai         Đất đai là loại tài sản đặc biệt, là tài nguyên của quốc gia được nhà nước giao cho người dân để sử dụng, quản lý. Đất đai không thuộc sở hữu của các bên tranh chấp mà thuộc sở hữu toàn dân. Điều này đã được quy định tại Điều 53 Hiến pháp 2013 và quy định cụ thể tại Điều 4 Luật Đất đai 2013: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.”.         T...

Mẫu Giấy Ủy Quyền Giải Quyết Công Việc

Theo quy đinh pháp luật dân sự, cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, giải quyết công việc. Nếu bạn cần giải quyết công việc nhưng có việc bận đột xuất mà không thể xử lý được thì có thể sử dụng giấy ủy quyền để ủy quyền cho người khác thay thế mình đi giải quyết công việc đó. Dưới đây là hướng dẫn mẫu giấy ủy quyền giải quyết công việc của chúng tôi chia sẻ. Mẫu giấy ủy quyền giải quyết công việc Giấy ủy quyền là gì? Giấy ủy quyền giải quyết công việc là một văn bản pháp lý được sử dụng trong các trường hợp người ủy quyền không thể có mặt tại cơ quan, đơn vị để ký các loại hợp đồng, giấy tờ (công văn, quyết định…) hoặc giải quyết các công việc nào đó thì sẽ ủy quyền cho một cá nhân để ký thay các văn bản giấy tờ và giải quyết các công việc cần thiết phải có sự can thiệp của người ủy quyền. Để chứng minh người được ủy quyền có thể thay mặt ký các văn bản, giấy tờ và giải quyết các công việc là có giá trị pháp luật ...