Luật sư là một nghề cao quý, hoạt động nghề nghiệp của Luật sư nhằm bảo vệ công lý, đem lại công bằng xã hội. Mỗi Luật sư trong quá trình hành nghề không chỉ có hiểu biết pháp luật còn phải có đạo đức nghề nghiệp. Trong đó, sẽ có những điều cấm kỵ mà luật sư không được làm trong quan hệ với khách hàng.
Cuối năm 2015, Tòa án Quận TB, thành phố H đã thụ lý đơn khởi kiện của bà H đối với VPLS V yêu cầu hoàn trả lại số tiền 300.000.000 đồng mà chi nhánh VPLS V tại Quận T, thành phố H đã nhận của bà. Vụ việc đang trong giai đoạn xét xử sơ thẩm.
Vào năm 2009, bà H có ký hợp đồng dịch vụ pháp lý với Chi nhánh VPLS V. Tuy nhiên, phía Chi nhánh VPLS V mà trực tiếp là Luật sư T, trưởng Chi nhánh đã có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Cụ thể, có 2 hợp đồng được thỏa thuận giữa Luật sư T và bà H:
Thứ nhất, trong hợp đồng bằng văn bản, người đứng tên yêu cầu dịch vụ là bà D nhưng người ký tên lại là là H mà không có bất kỳ một văn bản ủy quyền nào của bà D ủy quyền cho bà H cả. Khi bà H thắc mắc thì Luật sư T nói rằng bà cứ ký đi, sau này sẽ ký lại hợp đồng mới;
Thứ hai, Luật sư T đã thỏa thuận miệng với bà H là các bên sẽ ký hợp đồng khác để thực hiện công việc trên. Bà H đồng ý và đã ứng trước 300.000.000 đồng để thực hiện công việc.
Sau đó, công việc thực hiện không đúng thỏa thuận, bà H đòi lại tiền thì Luật sư T hứa trả nhưng không trả nên bà H đã khởi kiện ra tòa.
Theo lời trình bày của bà H và hồ sơ vụ án, có thể nhận thấy rằng: Chi nhánh VPLS V mà trực tiếp là Luật sư T đã vi phạm luật Luật sư và Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề luật sư khi đã hứa hẹn với bà H về kết quả công việc để bà H tin tưởng mà ký hợp đồng dịch vụ pháp lý (vi phạm quy tắc số 9, 10, 11).
Ngoài ra, Luật sư T cũng đã vi phạm các quy định về hành nghề của Luật sư khi đã: Một là, ký hợp đồng dịch vụ với khách hàng trái luật khi biết rõ người ký hợp đồng không có quyền ký; Hai là, thực hiện dịch vụ pháp lý nhưng không ký kết hợp đồng bằng văn bản với khách hàng, đã vi phạm Điều 26 Luật luật sư. Ba là, sau khi bà H đòi lại tiền thì Luật sư T có hứa trả nhưng sau đó không thực hiện.
Thiết nghĩ, bên cạnh việc Tòa án xét xử vụ án một cách công tâm, khách quan thì Liên đoàn Luật sư, Đoàn luật sư cần lên tiếng, vào cuộc để không chỉ bảo vệ quyền lợi cho người dân mà còn bảo vệ cho danh tiếng của giới Luật sư, tránh để cảnh “con sâu làm rầu nồi canh”.
Luật sư bị cấm làm những việc gì trong quan hệ với khách hàng
Qua đó, để đảm bảo cho quyền, lợi ích của khách hàng không bị xâm phạm cũng như tạo sự chuyên nghiệp, chuẩn mực của Luật sư. Tại Điều 9 Luật Luật sư 2006, được sửa đổi bổ sung 2012 đã quy định các hành vi bị nghiêm cấm đối với Luật sư. Tại Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư cũng đã tiếp thu tinh thần của luật tại Quy tắc số 14, những việc Luật sư không được làm trong quan hệ với khách hàng, đó là:- Chủ động xúi giục, kích động khách hàng kiện tụng hoặc thực hiện những hành vi khác trái pháp luật;
- Sử dụng tiền bạc, tài sản của khách hàng trong khi hành nghề vào mục đích riêng của cá nhân luật sư;
- Gợi ý hoặc đặt điều kiện để khách hàng tặng cho tài sản của khách hàng cho luật sư hoặc cho những người thân thích, ruột thịt của luật sư;
- Nhận tiền hoặc bất kỳ lợi ích vật chất nào khác từ người thứ ba để thực hiện hoặc không thực hiện vụ việc gây thiệt hại đến lợi ích của khách hàng;
- Đòi hỏi từ khách hàng hoặc người có quyền, lợi ích liên quan với khách hàng bất kỳ khoản tiền chi thêm hoặc tặng vật nào ngoài khoản thù lao và các chi phí kèm theo đã thỏa thuận, trừ trường hợp khách hàng tự nguyện thưởng cho luật sư khi kết thúc dịch vụ;
- Tạo ra các tình huống xấu, những thông tin sai sự thật, bất lợi cho khách hàng để lôi kéo, đe dọa, làm áp lực nhằm tăng mức thù lao đã thỏa thuận hoặc mưu cầu lợi ích bất chính khác từ khách hàng;
- Sử dụng thông tin biết được từ vụ việc mà luật sư đảm nhận để mưu cầu lợi ích cá nhân;
- Thuê người môi giới khách hàng để giành vụ việc cho mình;
- Thông tin trực tiếp cho khách hàng hoặc dùng lời lẽ ám chỉ để khách hàng biết về mối quan hệ cá nhân của mình với cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc công chức nhà nước có thẩm quyền khác, nhằm mục đích gây niềm tin với khách hàng về hiệu quả công việc như là một tiêu chí để khuyến khích khách hàng lựa chọn luật sư;
- Cố ý làm cho khách hàng nhầm lẫn về khả năng và trình độ chuyên môn của mình; đưa ra những lời hứa hẹn tốt đẹp để lừa dối khách hàng;
- Cam kết bảo đảm kết quả vụ việc nhằm mục đích lôi kéo khách hàng hoặc để tính thù lao theo kết quả cam kết;
- Lợi dụng nghề nghiệp để quan hệ tình cảm nam nữ bất chính với khách hàng làm ảnh hưởng tới danh dự luật sư và nghề luật sư;
- Đòi hỏi tiền bạc hoặc lợi ích vật chất khi thực hiện trợ giúp pháp lý cho các khách hàng được hưởng trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật;
- Từ chối vụ việc đã đảm nhận theo yêu cầu của tổ chức trợ giúp pháp lý, của các cơ quan tiến hành tố tụng, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật, Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư, trường hợp bất khả kháng hoặc theo yêu cầu của khách hàng. Trong trường hợp có căn cứ từ chối, luật sư phải có văn bản thông báo cho tổ chức trợ giúp pháp lý, các cơ quan tiến hành tố tụng và khách hàng biết.
Có chuyện khách hàng kiện Luật sư do vi phạm Luật Luật sư?
Việc khách hàng kiện ngược lại Luật sư thường không phổ biến, nhưng thỉnh thoảng vẫn xảy ra. Dưới đây là một trường hợp như thế:Cuối năm 2015, Tòa án Quận TB, thành phố H đã thụ lý đơn khởi kiện của bà H đối với VPLS V yêu cầu hoàn trả lại số tiền 300.000.000 đồng mà chi nhánh VPLS V tại Quận T, thành phố H đã nhận của bà. Vụ việc đang trong giai đoạn xét xử sơ thẩm.
Vào năm 2009, bà H có ký hợp đồng dịch vụ pháp lý với Chi nhánh VPLS V. Tuy nhiên, phía Chi nhánh VPLS V mà trực tiếp là Luật sư T, trưởng Chi nhánh đã có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Cụ thể, có 2 hợp đồng được thỏa thuận giữa Luật sư T và bà H:
Thứ nhất, trong hợp đồng bằng văn bản, người đứng tên yêu cầu dịch vụ là bà D nhưng người ký tên lại là là H mà không có bất kỳ một văn bản ủy quyền nào của bà D ủy quyền cho bà H cả. Khi bà H thắc mắc thì Luật sư T nói rằng bà cứ ký đi, sau này sẽ ký lại hợp đồng mới;
Thứ hai, Luật sư T đã thỏa thuận miệng với bà H là các bên sẽ ký hợp đồng khác để thực hiện công việc trên. Bà H đồng ý và đã ứng trước 300.000.000 đồng để thực hiện công việc.
Sau đó, công việc thực hiện không đúng thỏa thuận, bà H đòi lại tiền thì Luật sư T hứa trả nhưng không trả nên bà H đã khởi kiện ra tòa.
Theo lời trình bày của bà H và hồ sơ vụ án, có thể nhận thấy rằng: Chi nhánh VPLS V mà trực tiếp là Luật sư T đã vi phạm luật Luật sư và Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề luật sư khi đã hứa hẹn với bà H về kết quả công việc để bà H tin tưởng mà ký hợp đồng dịch vụ pháp lý (vi phạm quy tắc số 9, 10, 11).
Ngoài ra, Luật sư T cũng đã vi phạm các quy định về hành nghề của Luật sư khi đã: Một là, ký hợp đồng dịch vụ với khách hàng trái luật khi biết rõ người ký hợp đồng không có quyền ký; Hai là, thực hiện dịch vụ pháp lý nhưng không ký kết hợp đồng bằng văn bản với khách hàng, đã vi phạm Điều 26 Luật luật sư. Ba là, sau khi bà H đòi lại tiền thì Luật sư T có hứa trả nhưng sau đó không thực hiện.
Thiết nghĩ, bên cạnh việc Tòa án xét xử vụ án một cách công tâm, khách quan thì Liên đoàn Luật sư, Đoàn luật sư cần lên tiếng, vào cuộc để không chỉ bảo vệ quyền lợi cho người dân mà còn bảo vệ cho danh tiếng của giới Luật sư, tránh để cảnh “con sâu làm rầu nồi canh”.
Tham khảo thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.
Nhận xét
Đăng nhận xét