Công việc kinh doanh ngày càng phát triển nên các doanh nghiệp thường muốn mở rộng quy mô, phạm vi hoạt động. Lúc này, doanh nghiệp sẽ mở thêm chi nhánh hoặc văn phòng đại diện. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là Chi nhánh không có tư cách pháp nhân, nếu phát sinh tranh chấp từ hợp đồng đã ký với chi nhánh thì khởi kiện ở Tòa án nơi đặt chi nhánh hay Tòa án nơi doanh nghiệp có trụ sở?
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 40 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015: “Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết”.
Theo quy định trên, Tòa án nơi doanh nghiệp có trụ sở hoặc nơi có chi nhánh đó sẽ có thẩm quyền giải quyết khi có tranh chấp phát sinh từ hợp đồng ký kết với chi nhánh. Người khởi kiện có quyền lựa chọn Tòa án một trong hai nơi trên để nộp đơn khởi kiện. Quy định này nhằm tạo sự thuận tiện hơn cho nguyên đơn, họ có thể lựa chọn Tòa án nơi thuận tiện nhất cho mình để khởi kiện nếu trong trường hợp chi nhánh và trụ sở doanh nghiệp không nằm trong một tỉnh, thành phố.
Cuối năm 2015, Tòa án Quận TB, thành phố H đã thụ lý đơn khởi kiện của bà H đối với VPLS V (trụ sở tại thành phố C) yêu cầu hoàn trả lại số tiền 300.000.000 đồng mà chi nhánh VPLS V tại Quận T, thành phố H đã nhận của bà. Vụ việc đang trong giai đoạn xét xử sơ thẩm.
Vào năm 2009, bà H có ký hợp đồng dịch vụ pháp lý với Chi nhánh VPLS V tại Quận T, thành phố H. Tuy nhiên, phía Chi nhánh VPLS V mà trực tiếp là Luật sư T, trưởng Chi nhánh đã có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Cụ thể, có 2 hợp đồng được thỏa thuận giữa Luật sư T và bà H:
Thứ nhất, hợp đồng bằng văn bản, người đứng tên yêu cầu dịch vụ là bà D nhưng người ký tên lại là là H mà không có bất kỳ một văn bản ủy quyền nào của bà D ủy quyền cho bà H cả. Khi bà H thắc mắc thì Luật sư T nói rằng bà cứ ký đi, sau này sẽ ký lại hợp đồng mới;
Thứ hai, Luật sư T đã thỏa thuận miệng với bà H là các bên sẽ ký hợp đồng khác để thực hiện công việc trên. Bà H đồng ý và đã ứng trước 300.000.000 đồng để thực hiện công việc.
Sau đó, công việc thực hiện không đúng thỏa thuận, bà H đòi lại tiền thì Luật sư T hứa trả nhưng không trả nên bà H đã khởi kiện ra tòa.
Mới đây, vào ngày 04/12/2018, Tòa án nhân dân quận T đã mở phiên tòa Sơ thẩm xét xử vụ án trên. Tuy nhiên, sau đó phiên tòa phải bị hoãn do bị đơn cung cấp thông tin rằng vào thời điểm cuối năm 2015 khi Tòa thụ lý thì bị đơn đã chuyển nơi đặt chi nhánh sang Quận P, thành phố H. Yêu cầu chuyển hồ sơ về Tòa án nơi bị đơn đặt trụ sở (thành phố C) để giải quyết, căn cứ viện dẫn là theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng bằng văn bản (theo quy định của bộ luật dân sự là vô hiệu).
Theo lời trình bày của bà H và hồ sơ vụ án, trước khi nguyên đơn nộp đơn khởi kiện thì đã có văn bản gửi đến Sở Tư pháp yêu cầu cung cấp thông tin của Chi nhánh VPLS V. Và khi nhận được văn bản trả lời của Sở Tư pháp rằng hiện tại Chi nhánh VPLS V vẫn ở Quận T, thành phố H thì nguyên đơn mới nộp đơn khởi kiện. Do đó, khi Bà H nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nơi bị đơn đặt chi nhánh là Quận T, thành phố H, Tòa án đã thụ lý bắt buộc phải biết là Tòa thụ lý là đúng thẩm quyền. Do đó, việc Tòa án hoãn phiên tòa để xác minh địa chỉ chi nhánh là không đúng với các chứng cứ, tình tiết khách quan của vụ án.
Ngoài ra, trong quá trình giải quyết vụ án, đã thay đổi Thẩm phán, thư ký rất nhiều lần. Vi phạm thời hạn xét xử khi vụ án được thụ lý vào cuối năm 2015 mà đến tận tháng ngày 4/12/2018 mới xét xử sơ thẩm. Vụ án này không bị tạm đình chỉ, vậy mà đã kéo dài đến nay đã 3 năm trong khi luật quy định thời hạn xét xử là 4 tháng (khoản 1 Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).
Phải chăng, Tòa án đã cố tình kéo dài vụ án, bất chấp hành vi đó đã và đang vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng?
Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Chi nhánh ký hợp đồng thì kiện ở nơi đặt chi nhánh hay trụ sở?”. Nếu quý khách cần tư vấn thêm các vấn đề liên quan đến tranh chấp, vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.
Khởi kiện tranh chấp hợp đồng do chi nhánh ký tại Tòa án nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2014: Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm đối với hoạt động của chi nhánh do mình thành lập.Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 40 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015: “Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết”.
Theo quy định trên, Tòa án nơi doanh nghiệp có trụ sở hoặc nơi có chi nhánh đó sẽ có thẩm quyền giải quyết khi có tranh chấp phát sinh từ hợp đồng ký kết với chi nhánh. Người khởi kiện có quyền lựa chọn Tòa án một trong hai nơi trên để nộp đơn khởi kiện. Quy định này nhằm tạo sự thuận tiện hơn cho nguyên đơn, họ có thể lựa chọn Tòa án nơi thuận tiện nhất cho mình để khởi kiện nếu trong trường hợp chi nhánh và trụ sở doanh nghiệp không nằm trong một tỉnh, thành phố.
Có đúng không khi Tòa án hoãn phiên tòa để xác minh địa chỉ của chi nhánh?
Trách nhiệm của Tòa án tại thời điểm thụ lý đơn khởi kiện là phải biết việc nguyên đơn khởi kiện tại Tòa án mình là đúng chưa? Bị đơn có đúng là đang có trụ sở tại đó không? Vậy mà, trong vụ án sau đây, Tòa án lại phải hoãn phiên tòa sơ thẩm để có thời gian xác minh lại địa chỉ bị đơn.Cuối năm 2015, Tòa án Quận TB, thành phố H đã thụ lý đơn khởi kiện của bà H đối với VPLS V (trụ sở tại thành phố C) yêu cầu hoàn trả lại số tiền 300.000.000 đồng mà chi nhánh VPLS V tại Quận T, thành phố H đã nhận của bà. Vụ việc đang trong giai đoạn xét xử sơ thẩm.
Vào năm 2009, bà H có ký hợp đồng dịch vụ pháp lý với Chi nhánh VPLS V tại Quận T, thành phố H. Tuy nhiên, phía Chi nhánh VPLS V mà trực tiếp là Luật sư T, trưởng Chi nhánh đã có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Cụ thể, có 2 hợp đồng được thỏa thuận giữa Luật sư T và bà H:
Thứ nhất, hợp đồng bằng văn bản, người đứng tên yêu cầu dịch vụ là bà D nhưng người ký tên lại là là H mà không có bất kỳ một văn bản ủy quyền nào của bà D ủy quyền cho bà H cả. Khi bà H thắc mắc thì Luật sư T nói rằng bà cứ ký đi, sau này sẽ ký lại hợp đồng mới;
Thứ hai, Luật sư T đã thỏa thuận miệng với bà H là các bên sẽ ký hợp đồng khác để thực hiện công việc trên. Bà H đồng ý và đã ứng trước 300.000.000 đồng để thực hiện công việc.
Sau đó, công việc thực hiện không đúng thỏa thuận, bà H đòi lại tiền thì Luật sư T hứa trả nhưng không trả nên bà H đã khởi kiện ra tòa.
Mới đây, vào ngày 04/12/2018, Tòa án nhân dân quận T đã mở phiên tòa Sơ thẩm xét xử vụ án trên. Tuy nhiên, sau đó phiên tòa phải bị hoãn do bị đơn cung cấp thông tin rằng vào thời điểm cuối năm 2015 khi Tòa thụ lý thì bị đơn đã chuyển nơi đặt chi nhánh sang Quận P, thành phố H. Yêu cầu chuyển hồ sơ về Tòa án nơi bị đơn đặt trụ sở (thành phố C) để giải quyết, căn cứ viện dẫn là theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng bằng văn bản (theo quy định của bộ luật dân sự là vô hiệu).
Theo lời trình bày của bà H và hồ sơ vụ án, trước khi nguyên đơn nộp đơn khởi kiện thì đã có văn bản gửi đến Sở Tư pháp yêu cầu cung cấp thông tin của Chi nhánh VPLS V. Và khi nhận được văn bản trả lời của Sở Tư pháp rằng hiện tại Chi nhánh VPLS V vẫn ở Quận T, thành phố H thì nguyên đơn mới nộp đơn khởi kiện. Do đó, khi Bà H nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nơi bị đơn đặt chi nhánh là Quận T, thành phố H, Tòa án đã thụ lý bắt buộc phải biết là Tòa thụ lý là đúng thẩm quyền. Do đó, việc Tòa án hoãn phiên tòa để xác minh địa chỉ chi nhánh là không đúng với các chứng cứ, tình tiết khách quan của vụ án.
Ngoài ra, trong quá trình giải quyết vụ án, đã thay đổi Thẩm phán, thư ký rất nhiều lần. Vi phạm thời hạn xét xử khi vụ án được thụ lý vào cuối năm 2015 mà đến tận tháng ngày 4/12/2018 mới xét xử sơ thẩm. Vụ án này không bị tạm đình chỉ, vậy mà đã kéo dài đến nay đã 3 năm trong khi luật quy định thời hạn xét xử là 4 tháng (khoản 1 Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).
Phải chăng, Tòa án đã cố tình kéo dài vụ án, bất chấp hành vi đó đã và đang vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng?
Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Chi nhánh ký hợp đồng thì kiện ở nơi đặt chi nhánh hay trụ sở?”. Nếu quý khách cần tư vấn thêm các vấn đề liên quan đến tranh chấp, vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.
Tham khảo thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.
Nhận xét
Đăng nhận xét