Chuyển đến nội dung chính

Cha Mẹ Đẻ Bán Con Thì Bị Xử Lý Như Thế Nào?

Ca dao tục ngữ Việt Nam ta từ xưa có câu “Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ, mây trời lồng lộng chẳng phủ kín công cha”. Người làm cha, làm mẹ luôn dành cho con mình những điều tốt đẹp nhất cho con. Nhưng ngày nay, trong cuộc sống lại có rất nhiều những vụ án Cha mẹ sẵn sàng mang những đứa con mà mình đứt ruột sinh ra đem bán để phục vụ cho mục đích cá nhân của mình. Vậy pháp luật có quy định như thế nào để xử lý những hành vi nhẫn tâm như vậy hay không?

Cha mẹ bán con ruột của mình

Một số vụ án Bán con đẻ của mình để có tiền phục vụ mục đích cá nhân

Gần đây nhất, Vụ án  một người mẹ trẻ ở huyện Con Cuông (Nghệ An) đã bán đứa con 20 ngày tuổi để lấy 40 triệu đồng. Ngày 26/7/2018, Đồn Biên phòng cửa khẩu Chi Ma (Lạng Sơn) bắt giữ Đặng Văn Thùy (SN 1968, trú tại xã Ngọc Sơn, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang) và Nguyễn Thị Trang (SN 1997, trú tại xã Xuân Trúc, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên) đem chính con đẻ của mình đi bán sang Trung Quốc cho một người phụ nữ Việt Nam lấy chồng bên Trung Quốc để nhận 10 triệu đồng. Những vụ án này đã đem đến cho xã hội thật nhiều thị phi và đáng lên án đối với những người có hành vi như thế

rao-bán-con-viec-lam-khong-the-tha-thu

Pháp luật nước ta quy định như thế nào để xử lý những người làm cha làm mẹ nhẫn tâm như vậy.

Một là, Theo quy định tại Điều150 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định về Tội mua bán người cụ thể như sau:
Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
  • Chuyển giao hoặc tiếp nhận NGƯỜI để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác;
  • Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;
  • Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để thực hiện hành vi nêu trên
Tùy vào mức độ vi phạm, người phạm tội mua bán người này có thể bị phạt tù lên đến 20 năm tù. Ngoài ra, Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Hai là,  Theo quy định tại Điều 151 của Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 về Tội mua bán người dưới 16 tuổi có thể bị phạt tù từ 7 năm đến tù Chung thân và  có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”. Tại Điểm d khoản 2 Điều 151 quy định rõ việc bán người mà mình có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng bị phạt tù từ 12 đến 20 năm. Nếu con dưới 16 tuổi thì sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều khoản này.
Ba là, ngoài những hình phạt chính như trên thì  hành vi này còn bị áp dụng các hình phạt tăng nặng vì nạn nhân chính là con đẻ của mình. Đồng thời cũng là hành vi đáng lên án trong xã hội, người phạm tội sẽ không chỉ chịu trách nhiệm về thể xác mà còn phải chịu trách nhiệm rất lớn về tinh thần đối với việc đã gây ra cho con của mình.

Hãy dành tình yêu thương cho con của chính mình 

rao-bán-con-viec-lam-khong-the-tha-thu
“Trẻ em như búp trên cành” yếu ớt, mong manh rất cần được chăm sóc, bao bọc, mất đi tình yêu thương, chăm sóc của cha mẹ,các em phải đương đầu với “sóng gió”, “bão táp” cuộc đời. Và liệu trong số này có mấy em có thể vượt qua để sống và trở thành người bình thường ? Sinh con ra nhưng không để con được làm người, phó mặc cho xã hội chắc chắn lỗi này không thể đổ tại hoàn cảnh hay trình độ… mà chỉ có thể quy trách nhiệm cho những người mẹ vô trách nhiệm, vô tâm, vô nhân tính. Trong xã hội không thiếu những tấm gương “cá chuối đắm đuối vì con”, cha mẹ hy sinh tất cả vì con, vượt lên hoàn cảnh khó khăn nuôi dạy con lên người như: cha mẹ sẵn sàng ăn cám lợn, ở ống cống, ăn xin cho con vào đại học; nhặt rác nuôi các con lên người…Vì vậy những người mẹ coi nhẹ tình mẫu tử, sẵn sàng bỏ con, bán con, giết con vì bất cứ lý do gì cũng khó có thể dung thứ. Tòa án lương tâm sẽ còn đeo đẳng và trừng phạt đích đáng nhữ bậc làm cha làm mẹ không làm tròn trách nhiệm mà lại có những hành động cực kỳ vô nhân tính đến như vậy.“Trẻ em là hành phúc của gia đình, các em có quyền được hưởng sự yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ và nuôi dưỡng của cả gia đình và xã hội. Để không còn tình trạng trẻ bị bỏ rơi điều quan trọng nhất là phải nâng cao ý thức, trách nhiệm của những bậc làm cha, làm mẹ. Và để xoa dịu bớt nỗi đau, bù đắp những thiệt thòi cho trẻ bị bỏ rơi ngoài việc nâng cao số lượng và chất lượng hệ thống trung tâm tiếp nhận trẻ em bị bỏ rơi cần lắm sự quan tâm, chia sẻ, sự giúp đỡ của cả cộng đồng.


Tham khảo thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xác định quan hệ trong tranh chấp đất đai

          Trong quá trình tham gia quan hệ pháp luật đất đai, việc bất đồng quan điểm, mâu thuẫn, xung đột ý kiến là điều khó tránh khỏi. Khi xảy ra mâu thuẫn về mặt lợi ích, xung đột về quyền lợi và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ pháp luật đất đai sẽ được gọi là tranh chấp đất đai. Quan hệ tranh chấp đất đai I. Những vấn đề lý luận liên quan đến tranh chấp đất đai 1. Khái niệm tranh chấp đất đai         Đất đai là loại tài sản đặc biệt, là tài nguyên của quốc gia được nhà nước giao cho người dân để sử dụng, quản lý. Đất đai không thuộc sở hữu của các bên tranh chấp mà thuộc sở hữu toàn dân. Điều này đã được quy định tại Điều 53 Hiến pháp 2013 và quy định cụ thể tại Điều 4 Luật Đất đai 2013: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.”.         T...

Thủ tục hòa giải bắt buộc trước khi khởi kiện

Tranh chấp đất đai vốn là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Đây cũng là  một trong những loại tranh chấp phổ biến nhất hiện nay. Khi phát sinh tranh chấp, hòa giải là phương án giải quyết ban đầu nhằm hạn chế tối đa những mâu thuẫn. Việc hòa giải có thể do các bên tự thương lượng hoặc thông qua một bên trung gian thứ ba trước khi khởi kiện nếu buộc phải giải quyết tại một cơ quan tài phán trong một số trường hợp nhất định. Trong bài viết này, ThS - Luật sư Phan Mạnh Thăng sẽ chia sẻ cụ thể về vấn đề trên. Hòa giải tranh chấp đất đai Khái niệm và đặc điểm của hòa giải tranh chấp đất đai Khái niệm Hòa giải là một trong các phương pháp giải quyết trong tranh chấp đất đai. Theo đó bên thứ ba sẽ đóng vai trò là trung gian giúp đỡ các bên tìm ra giải pháp để giải quyết tranh chấp. Bằng cách thương lượng, thuyết phục cùng với thiện chí của các bên thì tranh chấp sẽ được giải quyết một cách ôn hòa. Đặc điểm    ...

Lạm thu học phí đầu năm, cơ sở pháp lý nào để xử lý?

Lạm thu học phí đầu năm, cơ sở pháp lý nào để xử lý dành cho các bậc phụ huynh khi có dấu hiệu học phí đầu năm ngày càng tăng. Về các khoản học phí được phép thu đã được pháp luật quy định cụ thể. Trường hợp nhà trường thu học phí sai quy định pháp luật sẽ bị xử lý về hành vi lạm thu học phí. Việc này thường xảy ra do các bậc cha mẹ không nắm rõ quy định. Sau đây, Thạc sĩ - Luật sư Phan Mạnh Thăng xin cung cấp nội dung về vấn đề trên. Hành vi lạm thu học phí đầu năm Các khoản thu nào nhà trường không được phép thu?           Theo Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT thì các khoản phụ phí đầu năm sẽ được thu qua Ban đại diện cha mẹ học sinh theo nguyên tắc tự nguyện. Tuy nhiên, trên thực tế các khoản phí này thường được Ban đại diện cha mẹ học sinh nhờ nhà trường thu hộ và được thu như phí bắt buộc.           Căn cứ khoản 4 Điều 10 Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT quy định những khoản Ban đại diện cha mẹ học sinh không được phép quyên góp ...