Mới đây, khi bàn về Dự thảo Luật thi hành án hình sự, ông Hồ Đức Phớc tổng kiểm toán Nhà Nước đã có ý kiến về việc nghiên cứu hình thức “tù tại gia” để vừa giảm áp lực cho các trại giam, vừa giảm chi phí cho Ngân sách Nhà Nước. Ý kiến này đã gây ra nhiều quan điểm trái ngược trong xã hội. Bài viết này, Công ty chúng tôi sẽ cung cấp đến bạn đọc thông tin về Tù tại gia và án treo? Nó khác nhau như thế nào?
Tù treo là biện pháp miễn phạt tù có điều kiện nhưng không cách ly người bị kết án khỏi xã hội và giao cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương giám sát, giáo dục. Hình thức này chỉ áp dụng cho các trường hợp có mức phạt tù không quá 3 năm, căn cứ nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù thì tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến 5 năm (khoản 1 Điều 60 Bộ luật Hình sự).
Nếu người được hưởng án treo đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách, có nhiều tiến bộ, toà án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách.
Nếu trong thời gian hưởng án treo mà phạm tội mới thì toà án quyết định buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới.
Nghĩa vụ, hình phạt bổ sung: Người được hưởng án treo có thể phải chịu hình phạt bổ sung là phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định (theo khoản 3 Điều 60 Bộ luật hình sự).
Tù tại gia là hình thức chỉ dành cho một số đối tượng chứ không phải phạm nhân nào cũng được hưởng. Những phạm nhân đó phải là những người bị án phạt tù phạm tội ít nghiêm trọng. Mức phạt tù tương đối nhẹ, nhân thân tốt, phạm tội lần đầu, không có nguy cơ tái phạm và ở bên ngoài không nguy hiểm.
Ông Nguyễn Văn Trung – Phó Viện trưởng VKSND huyện Kỳ Sơn – Hòa Bình cho rằng, người phạm tội phải chịu trách nhiệm với hành vi vi phạm của mình, pháp luật sẽ nghiêm minh trừng trị những sai lầm mà những người phạm tội gây ra. Bên cạnh đó, ông Trung chia sẻ đề xuất hình thức “tù tại gia” sẽ có những hạn chế khó có thể thực thi được. “Hạn chế rất lớn của hình thức “tù tại gia” đó là tính cải tạo để phạm nhân trở thành một con người có ích hơn cho xã hội sẽ không hiệu quả, bởi vì bản thân họ sẽ không thấy được tính nghiêm minh, răn đe khắc nghiệt của pháp luật.
Đồng quan điểm, luật sư Vũ Văn Lợi (công ty Luật TNHH Hòa Lợi) nêu ý kiến : “Đối với hình thức này, nước ta chưa đủ điều kiện để áp dụng cho phạm nhân cải tạo tại gia. Một phần, do các điều kiện quản lý xã hội còn thấp, công tác quản lý an ninh xã hội của các địa phương còn hạn chế về cả lực lượng và cơ sở vật chất. Điều này sẽ thêm khó khăn trong khâu quản lý, theo dõi các đối tượng vi phạm”. “Nhận thức của xã hội nói chung về vấn đề trên còn hạn chế, vì vậy, nếu áp dụng hình thức này vào luật Thi hành án hình sự sửa đổi sẽ gây thêm hoang mang cho quần chúng nhân dân”
Trên đây, là nội dung phân biệt giữa chế tài “Tù tại gia và Tù treo”. Trường hợp trong nội dung có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.
Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.
Phân biệt hình thức tù tại gia với chế tài tù treo
“Chế tài tù tài gia khác với tù treo. Tù treo không phải hình phạt mà là biện pháp miễn hình phạt tù có điều kiện. Còn tù tại gia bản chất là một hình phạt tù”.Tù treo là biện pháp miễn phạt tù có điều kiện nhưng không cách ly người bị kết án khỏi xã hội và giao cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương giám sát, giáo dục. Hình thức này chỉ áp dụng cho các trường hợp có mức phạt tù không quá 3 năm, căn cứ nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù thì tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến 5 năm (khoản 1 Điều 60 Bộ luật Hình sự).
Nếu người được hưởng án treo đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách, có nhiều tiến bộ, toà án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách.
Nếu trong thời gian hưởng án treo mà phạm tội mới thì toà án quyết định buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới.
Nghĩa vụ, hình phạt bổ sung: Người được hưởng án treo có thể phải chịu hình phạt bổ sung là phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định (theo khoản 3 Điều 60 Bộ luật hình sự).
Tù tại gia là hình thức chỉ dành cho một số đối tượng chứ không phải phạm nhân nào cũng được hưởng. Những phạm nhân đó phải là những người bị án phạt tù phạm tội ít nghiêm trọng. Mức phạt tù tương đối nhẹ, nhân thân tốt, phạm tội lần đầu, không có nguy cơ tái phạm và ở bên ngoài không nguy hiểm.
Một số quan điểm về việc áp dụng hình phạt tù tại gia tại Việt Nam
Theo nhà giáo ưu tú Trần Đức Thìn đưa ra ý kiến “Nước ta hoàn toàn có thể áp dụng được. Chú ý, chỉ hạn chế trong một số đối tượng như những người bị phạt tù thời gian ngắn, phạm tội lần đầu, ít nghiêm trọng, bản thân những phạm nhân là người vô ý phạm tôi trong một số tội danh chịu hình phạt này”. “Hiện cần nghiên cứu kỹ hơn để áp dụng hình phạt tù này vì trong luật hình sự Việt Nam có hình phạt cải tạo không giam giữ, thực tế hình phạt này gần giống tù tại gia”. Người phạm tội bị phạt ở nhà, chịu sự giám sát chính quyền địa phương, bị khấu trừ một phần thu nhập nộp quỹ nhà nước. “Do đó, nếu có thêm biện pháp tù tại gia nữa thì cũng có lẽ cần phân biệt rất kỹ với hình phạt cải tạo không giam giữ không khi áp dụng dễ bị nhầm lẫn hai hình phạt này”Ông Nguyễn Văn Trung – Phó Viện trưởng VKSND huyện Kỳ Sơn – Hòa Bình cho rằng, người phạm tội phải chịu trách nhiệm với hành vi vi phạm của mình, pháp luật sẽ nghiêm minh trừng trị những sai lầm mà những người phạm tội gây ra. Bên cạnh đó, ông Trung chia sẻ đề xuất hình thức “tù tại gia” sẽ có những hạn chế khó có thể thực thi được. “Hạn chế rất lớn của hình thức “tù tại gia” đó là tính cải tạo để phạm nhân trở thành một con người có ích hơn cho xã hội sẽ không hiệu quả, bởi vì bản thân họ sẽ không thấy được tính nghiêm minh, răn đe khắc nghiệt của pháp luật.
Đồng quan điểm, luật sư Vũ Văn Lợi (công ty Luật TNHH Hòa Lợi) nêu ý kiến : “Đối với hình thức này, nước ta chưa đủ điều kiện để áp dụng cho phạm nhân cải tạo tại gia. Một phần, do các điều kiện quản lý xã hội còn thấp, công tác quản lý an ninh xã hội của các địa phương còn hạn chế về cả lực lượng và cơ sở vật chất. Điều này sẽ thêm khó khăn trong khâu quản lý, theo dõi các đối tượng vi phạm”. “Nhận thức của xã hội nói chung về vấn đề trên còn hạn chế, vì vậy, nếu áp dụng hình thức này vào luật Thi hành án hình sự sửa đổi sẽ gây thêm hoang mang cho quần chúng nhân dân”
Hình thức “tù tại gia” không khả thi trên thực tế
Ông Nguyễn Đình Huy – Trợ lý viên pháp lý thuộc trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Hòa Bình đã có ý kiến phản đối về việc đưa hình thức “tù tại gia” vào luật Thi hành án hình sự sửa đổi. Nếu đưa hình thức luật này vào sẽ khiến các văn bản và luật bị chồng chéo và đặc biệt tính khả thi trên thực tế không hề có. “Hình thức tù tại gia nếu đưa vào luật Thi hành án hình sự sửa đổi là không phù hợp. Hình thức tù tại gia không có gì khác biệt quá lớn so với hình thức cải tạo không giam giữ hoặc hưởng án treo. Ngoài ra, các biện pháp khác có tính chất răn đe và giảm nhẹ đã có quy định. Còn án tại gia là không khả thi, không thực tế trong việc xử lý tội phạm”,Chỉ nên áp dụng với đối tượng ở khung hình phạt ít nghiêm trọng.
Ông Bùi Văn Minh – Trưởng phòng Kiểm sát Thi hành án dân sự VKSND tỉnh Lai Châu cho biết, “tù tại gia” khác với “án treo” ở phạm vi quản thúc hẹp hơn, thậm chí chỉ trong nhà của phạm nhân. Nếu đưa hình thức “tù tại gia” vào luật Thi hành án hình sự (sửa đổi) thì chỉ nên áp dụng với đối tượng vi phạm lần đầu ở khung ít nghiêm trọng. “Nếu sử dụng hình thức này thì đối tượng áp dụng là loại tội phạm vi phạm lần đầu và ít nghiêm trọng. Tuy nhiên, đối với loại tội phạm nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng như tội phạm về ma túy, tham nhũng, giết người, hiếp dâm, tội phạm an ninh quốc gia mà áp dụng hình thức tù tại gia thì tính nghiêm minh sẽ không cao, tính răn đe giáo dục để làm gương cho người khác là không có. Để áp dụng được hình thức tù tại gia thì luật phải được quy định chặt chẽ và đồng bộ giữa các cơ quan trực tiếp quản lý tội phạm”, Người được áp dụng “tù tại gia” là người phải có nhân thân tốt, là trường hợp phạm tội lần đầu, ít nghiêm trọng và không thuộc trường hợp tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm.Trên đây, là nội dung phân biệt giữa chế tài “Tù tại gia và Tù treo”. Trường hợp trong nội dung có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.
Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.
Nhận xét
Đăng nhận xét