Chuyển đến nội dung chính

Quan Điểm Pháp Lý Về Vụ Bắt Và Giữ Trộm Bị Khởi Tố, Xét Xử Tại Bến Tre

Ngày 10-9-2015, Tòa án nhân dân huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre đã xét xử vụ án “Bắt và giữ trộm bị khởi tố” xảy ra tại ấp Phú Bình, xã Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre. Mặc dù khẳng định việc bắt người phạm tội quả tang là đúng, nhưng Tòa án vẫn tuyên phạt bị cáo Trình 6 tháng cải tạo không giam giữ về Tội giữ người trái pháp luật. Bị cáo đã kháng cáo lên Tòa án nhân dân tỉnh Bến Tre nhưng Tòa án đã bác đơn kháng cáo và giữ nguyên bản án sơ thẩm.
Tòa án tuyên anh Trình phạm tội có đúng pháp luật không?
Vì sao bắt và giữ trộm lại bị khởi tố, xét xử?

Quá trình bắt và giữ trộm của bị cáo Trình diễn ra như thế nào?

Khoảng 2 giờ 30 sáng ngày 21-01-2014, cha con anh Trình phát hiện Phạm Văn K (sinh năm 1999) đột nhập vào tiệm tạp hóa của gia đình. Hai cha con bị cáo Trình đã giữ em K lại và hỏi: “Mày con ai?”. Do K không nói nên Trình nắm hai tay của K ra sau, dẫn ra ngoài cửa tiệm và trói K vào gốc cây. Trình tiếp tục hỏi K là con ai nhưng K vẫn không trả lời nên Trình lấy dây trói hai chân K rồi lấy dây cột vào sợi dây trói hai tay K, đầu dây kia vắt qua nhánh cây rồi kéo lên hạ xuống nhiều lần. Đến khi K chịu khai mình là con của ai, từng vào tiệm lấy trộm bốn lần thì Trình không kéo lên hạ xuống nữa.
Đến 4 giờ 40 phút sáng, do không biết số điện thoại của công an nên anh Trình đã gọi điện thoại cho ông Lê Nguyên Luyến (Trưởng ấp Phú Bình, xã Vĩnh Bình) để báo vụ việc, ông bắt máy và đến đưa tên trộm về trụ sở ấp làm việc.

Quy định của pháp luật hình sự về hành vi bắt và giữ trộm như thế nào?

Pháp luật quy định như thế nào khi phát hiện có trộm?
Hành vi bắt và giữ trộm có đúng theo quy định của pháp luật không?
Hành vi bắt trộm của cha con anh Trình là hành vi bắt người phạm tội quả tang. Vào lúc 2 giờ 30 phút sáng, lợi dụng thời điểm chủ nhà ngủ say, sơ hở, mất cảnh giác trong việc quản lý tài sản, K đã lén lút đột nhập vào tiệm tạp hóa của gia đình anh Trình nhằm mục đích trộm cắp tài sản. Trước đó, K đã trộm cắp tài sản của gia đình anh Trình 4 lần. Đây là trường hợp đang thực hiện hành vi phạm Tội trộm cắp tài sản được quy định tại Điều 173 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017. Theo quy định tại khoản 1 Điều 111 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt người đang thực hiện hành vi phạm tội. Nên hành vi bắt trộm của cha con anh Trình là đúng theo quy định của pháp luật.Thứ hai, hành vi trói giữ trộm của cha con anh Trình là hành vi giữ người trái pháp luật. Theo quy định tại khoản 1 Điều 111 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì khi phát hiện người phạm tội quả tang, bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Trong trường hợp này, anh Trình không giải ngay tên trộm đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất gần nhất mà trói giữ tên trộm lại, tra hỏi từ 2 giờ 30 phút sáng đến 4 giờ 40 phút sáng cùng ngày mới gọi điện báo cho trưởng ấp là không đúng theo quy định của pháp luật. Đây là hành vi phạm vào Tội giữ người trái pháp luật theo quy định tại Điều 157 Bộ luật hình sự 2015. Hành vi này có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm, và phạt tù tối đa lên đến 12 năm. Nên Tòa tuyên anh Trình bị phạt cải tạo không giam giữ 6 tháng là không trái quy định của pháp luật.
Trong vụ án trên, có một sự việc đáng tiếc đã xảy ra trong quá trình điều tra, cha anh Trình bị điều tra với vai trò là đồng phạm. Vì quá uất ức nên ông đã treo cổ tự tử. Mặc dù vụ án trên bị dư luận lên án, nhưng Viện kiểm sát vẫn truy tố, Tòa án vẫn xét xử. Lý do là vì tình hình xã hội hiện nay khá phức tạp. Việc cộng đồng không giữ được bình tĩnh khi thấy một người ăn trộm một vài gói bánh hay cái kẹo, có thể cầm kiếm chém người thương tích đến 90%. Hay vì việc trộm một con chó mà có thể đánh chết kẻ trộm… Việc giữ người trái pháp luật trong trạng thái tinh thần của người dân bị kích động mạnh có thể ảnh hưởng đến tính mạng của của người bị giữ. Cho nên, Tòa án ra bản án nhằm mục đích sâu xa là phòng ngừa những trường hợp như vậy xảy ra.
Bên cạnh đó, theo nguyên tắc suy đoán vô tội của pháp luật hình sự thì một người chưa bị coi là có tội khi chưa có phán quyết của Tòa án, dù cho người đó có phạm tội quả tang đi chăng nữa. Do vậy, việc bắt giữ người trong trường hợp này là vi phạm nhân quyền, ảnh hưởng đến hệ thống thượng tầng pháp luật.

Cần làm gì khi bị trộm đột nhập vào nhà để không vi phạm pháp luật?

Làm gì khi phát hiện có trộm đột nhập vào nhà?
Gặp trộm đột nhập vào nhà thì nên làm gì?
Vụ án hợp lý nhưng không hợp tình trên đã gây bức xúc dư luận trong thời gian dài. Đây là một thiếu sót của pháp luật hình sự khi không có cơ chế bảo vệ cho nạn nhân trong trường hợp bị trộm cắp tài sản.
Trước tình hình trên, để bảo vệ mình an toàn khỏi trộm cắp mà không bị dính oan vào vòng lao lý thì khi phát hiện có trộm, nếu nạn nhân không có khả năng bắt trộm thì nên tránh tên trộm để giữ an toàn, nếu có thể thì nhớ đặc điểm của tên trộm, hoặc chụp hình, quay video lại; hoặc tùy tình hình mà tri hô lên cho mọi người cùng bắt. Nếu có khả năng thì chủ nhà nên bắt trộm lại. Sau đó, ngay lập tức gọi điện cho cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Nếu không gọi được, thì phải giải ngay tên trộm đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Tuyệt đối không nên giữ người lại, cũng không được đánh đập tên trộm. Việc xử lý trộm như thế nào để cho pháp luật giải quyết.
Trên đây, là các nội dung tư vấn về các vấn đề liên quan đến quan điểm pháp lý về vụ bắt và giữ trộm bị khởi tố, xét xử tại Bến Tre và các vấn đề liên quan đến việc cần làm khi phát hiện trộm đột nhập vào nhà.


Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

ĐIỀU KHOẢN BẢO HIỂM HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN ĐƯỢC QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO ?

Điều khoản bảo hiểm hay là những điều quy định phạm vi trách nhiệm của người bảo hiểm đối với đối tượng được bảo hiểm bị tổn thất do những rủi ro hàng hải gây nên. Khi đối tượng được bảo hiểm theo điều kiện nào, chỉ những rủi ro tổn thất quy định trong đó gây nên mới được bồi thường. Nước Anh là nước xây dựng luật bảo hiểm hàng hải sớm nhất (1906 - MIA). Trong bảo hiểm hàng hóa đường biển có các bộ điều khoản bảo hiểm do Hiệp hội bảo hiểm Luân Đôn ban hàng như ICC 1963, ICC 1982 hay mới nhất là ICC 2009. Các bộ Điều khoản bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu được sử dụng phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay. Dựa trên cơ sở luật này mà Việt Nam xây dựng các điều kiện bảo hiểm cơ bản gồm: QTC 1965, QTC 1990 do Bộ tài chính ban hành. Sau có QTC 1995, QTC 1998 do Bảo Việt ban hành, hay Petrolimex ban hành QTC 1998 PJCO. Khi mua bảo hiểm cho hàng hóa, trừ những trường hợp đặc biệt, chủ hàng phải mua bảo hiểm theo một trong ba điều kiện bảo hiểm gốc là A, B hoặc C. Ngoài ra, tùy theo hà

Milo Và Ovaltine – Cuộc Chiến Pháp Lý Về Cạnh Tranh Không Lành Mạnh

Mới đây, cộng đồng mạng chia sẻ 2 pano quảng cáo ngoài trời của 2 thương hiệu đồ uống với nội dung đối lập nhau. Trong khi thương hiệu Nestle Milo đặt slogan “Nhà vô địch làm từ Milo” với tôn màu chủ đạo là xanh lá cây thì bên kia đường thương hiệu sữa Ovaltine với tấm biển quảng cáo màu đỏ có in hình 2 mẹ con chỉ tay sang phía “đối thủ” kèm theo dòng chữ ”Chẳng cần vô địch, chỉ cần con thích”. Vấn đề này rốt cuộc là sao? Mời các bạn theo dõi bài viết. Tìm hiểu cuộc chiến pháp lý giữa hai thương hiệu đồ uống Cạnh tranh quảng cáo Milo Và Ovaltine có lành mạnh không? Nestle Việt Nam đã có công văn gửi Cục Văn hóa cơ sở Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng Bộ Công Thương để đề nghị xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh và vi phạm luật quảng cáo. Đối tượng mà Nestle “tố” là Công ty Frieslandcampina, đơn vị sở hữu thương hiệu Ovaltine và đang thực hiện chiến dịch truyền thông cho Ovaltine. Với nội dung công văn phía Nestle ghi rõ là Ovalti

Xác định quan hệ trong tranh chấp đất đai

          Trong quá trình tham gia quan hệ pháp luật đất đai, việc bất đồng quan điểm, mâu thuẫn, xung đột ý kiến là điều khó tránh khỏi. Khi xảy ra mâu thuẫn về mặt lợi ích, xung đột về quyền lợi và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ pháp luật đất đai sẽ được gọi là tranh chấp đất đai. Quan hệ tranh chấp đất đai I. Những vấn đề lý luận liên quan đến tranh chấp đất đai 1. Khái niệm tranh chấp đất đai         Đất đai là loại tài sản đặc biệt, là tài nguyên của quốc gia được nhà nước giao cho người dân để sử dụng, quản lý. Đất đai không thuộc sở hữu của các bên tranh chấp mà thuộc sở hữu toàn dân. Điều này đã được quy định tại Điều 53 Hiến pháp 2013 và quy định cụ thể tại Điều 4 Luật Đất đai 2013: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.”.         Trong quá trình tham gia quan hệ pháp luật đất đai không phải lúc nào các chủ thể cũng có