Chuyển đến nội dung chính

Dịch Vụ Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Trí Tuệ

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ được hiểu là nhà nước và chủ thể quyền sở hữu trí tuệ sử dụng các phương thức pháp lý để bảo vệ quyền sở hữu các đối tượng sở hữu trí tuệ của mình, chống lại mọi sự xâm phạm để giữ nguyên vẹn quyền sở hữu các đối tượng này.
Biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
Quy định về bảo về quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam
Thực trạng vi phạm sở hữu trí tuệ ngày một gia tăng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích, tình hình tài chính của các doanh nghiệp nói riêng, tình hình kinh tế của toàn quốc gia, toàn xã hội nói chung. Do đó, chúng ta cần hiểu rõ và nắm vững những quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ để đảm bảo lợi ích hợp pháp của mình và đảm bảo thực hiện đúng pháp luật.

Đối tượng của bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ được quy định như thế nào?

Căn cứ vào quy định của Luật sở hữu trí tuệ thì đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ bao gồm:
  • Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá.
  • Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.
  • Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là giống cây trồng và vật liệu nhân giống.

Có những biện pháp gì để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ?

Nếu dựa vào chủ thể thực hiện hành vi bảo vệ, có thể chia các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thành hai loại:
Một là, biện pháp bảo vệ do chính chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, Theo quy định tại Điều 198 Luật sở hữu trí tuệ 2005 khi thực hiện quyền tự bảo vệ, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền áp dụng nhiều một hoặc kết hợp các biện pháp tự bảo vệ sau:
  • Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
  • Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;
  • Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
  • Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Hai là, biện pháp bảo vệ do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện, gồm biện pháp hành chính, biện pháp dân sự, biện pháp hình sự và biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ. Các biện pháp này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng khi có (hoặc nghi ngờ có) hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ xảy ra trên thực tế.
Dịch vụ bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ Việ Nam
Các dịch vụ bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của công ty

Các dịch vụ tư vấn, thủ tục đăng ký, tham gia tranh tụng  bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Dịch vụ bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ hiện nay rất đa dạng, Công ty luật Long Phan với các luật sư, chuyên viên pháp lý không chỉ có kiến thức chuyên môn sâu sắc, nhiều năm kinh nghiệm trong các hoạt động về lĩnh vực pháp luật sở hữu trí tuệ, cụ thể chúng tôi có thể  hỗ trợ bạn các vấn đề sau:
  • Thủ tục đăng ký liên quan đến thương hiệu; tên thương hiệu; bảo hộ thương hiệu, kiểu dáng công nghiệp;
  • Thủ tục đăng ký liên quan đến nhãn hiệu, bảo hộ nhãn hiệu;nhãn hiệu sản phẩm hàng hóa, dịch vụ;
  • Thủ tục đăng ký liên quan đến logo, slogan, độc quyền thương hiệu, logo, nhãn hiệu, nhãn hiệu quốc tế;
  • Thủ đăng ký bảo hộ logo, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, bảo hộ đối với thiết kế mạch tích hợp bán dẫn, quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả và bảo hộ giống cây trồng, vật nuôi;
  • Tư vấn pháp luật về chuyển giao quyền sở hữu công nghệ (Tư vấn cá
  • năng chuyển giao quyền sở hữu công nghệ …);
  • Tư vấn xử lý vi phạm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ ( Vi phạm, tranh chấp đối với nhãn hiệu hàng hóa, bản quyền, cạnh tranh …).
  • c quy định pháp luật liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, tư vấn về quy trình và khả
  • Thực hiện hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp.
Ngoài các dịch vụ bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trên, công ty Luật Long Phan với đội ngũ Luật sư có chuyên môn, có nhiều năm kinh nghiệm tham gia giải quyết tranh chấp, tranh tụng và đã đòi lại công bằng cho rất nhiều cá nhân, tổ chức bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, cụ thể chúng tôi còn có thể cung cấp cho khách hàng các dịch vụ sau:
  • Tư vấn luật về cách thức giải quyết tranh chấp, đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của các bên tranh chấp. Đưa ra những phương án cụ thể có lợi nhất trong quá trình đàm phán, hòa giải(nếu có);
  • Tham gia tố tụng với tư cách là luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ tại tòa án các cấp hoặc các Cơ quan tiến hành tố tụng khác;
  • Tham gia tố tụng với tư cách là đại diện ủy quyền- nhân danh khách hàng thực hiện tất cả các phương án và cách thức theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng một cách tốt nhất tại các phiên xử.

Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

ĐIỀU KHOẢN BẢO HIỂM HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN ĐƯỢC QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO ?

Điều khoản bảo hiểm hay là những điều quy định phạm vi trách nhiệm của người bảo hiểm đối với đối tượng được bảo hiểm bị tổn thất do những rủi ro hàng hải gây nên. Khi đối tượng được bảo hiểm theo điều kiện nào, chỉ những rủi ro tổn thất quy định trong đó gây nên mới được bồi thường. Nước Anh là nước xây dựng luật bảo hiểm hàng hải sớm nhất (1906 - MIA). Trong bảo hiểm hàng hóa đường biển có các bộ điều khoản bảo hiểm do Hiệp hội bảo hiểm Luân Đôn ban hàng như ICC 1963, ICC 1982 hay mới nhất là ICC 2009. Các bộ Điều khoản bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu được sử dụng phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay. Dựa trên cơ sở luật này mà Việt Nam xây dựng các điều kiện bảo hiểm cơ bản gồm: QTC 1965, QTC 1990 do Bộ tài chính ban hành. Sau có QTC 1995, QTC 1998 do Bảo Việt ban hành, hay Petrolimex ban hành QTC 1998 PJCO. Khi mua bảo hiểm cho hàng hóa, trừ những trường hợp đặc biệt, chủ hàng phải mua bảo hiểm theo một trong ba điều kiện bảo hiểm gốc là A, B hoặc C. Ngoài ra, tùy theo hà

Milo Và Ovaltine – Cuộc Chiến Pháp Lý Về Cạnh Tranh Không Lành Mạnh

Mới đây, cộng đồng mạng chia sẻ 2 pano quảng cáo ngoài trời của 2 thương hiệu đồ uống với nội dung đối lập nhau. Trong khi thương hiệu Nestle Milo đặt slogan “Nhà vô địch làm từ Milo” với tôn màu chủ đạo là xanh lá cây thì bên kia đường thương hiệu sữa Ovaltine với tấm biển quảng cáo màu đỏ có in hình 2 mẹ con chỉ tay sang phía “đối thủ” kèm theo dòng chữ ”Chẳng cần vô địch, chỉ cần con thích”. Vấn đề này rốt cuộc là sao? Mời các bạn theo dõi bài viết. Tìm hiểu cuộc chiến pháp lý giữa hai thương hiệu đồ uống Cạnh tranh quảng cáo Milo Và Ovaltine có lành mạnh không? Nestle Việt Nam đã có công văn gửi Cục Văn hóa cơ sở Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng Bộ Công Thương để đề nghị xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh và vi phạm luật quảng cáo. Đối tượng mà Nestle “tố” là Công ty Frieslandcampina, đơn vị sở hữu thương hiệu Ovaltine và đang thực hiện chiến dịch truyền thông cho Ovaltine. Với nội dung công văn phía Nestle ghi rõ là Ovalti

Xác định quan hệ trong tranh chấp đất đai

          Trong quá trình tham gia quan hệ pháp luật đất đai, việc bất đồng quan điểm, mâu thuẫn, xung đột ý kiến là điều khó tránh khỏi. Khi xảy ra mâu thuẫn về mặt lợi ích, xung đột về quyền lợi và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ pháp luật đất đai sẽ được gọi là tranh chấp đất đai. Quan hệ tranh chấp đất đai I. Những vấn đề lý luận liên quan đến tranh chấp đất đai 1. Khái niệm tranh chấp đất đai         Đất đai là loại tài sản đặc biệt, là tài nguyên của quốc gia được nhà nước giao cho người dân để sử dụng, quản lý. Đất đai không thuộc sở hữu của các bên tranh chấp mà thuộc sở hữu toàn dân. Điều này đã được quy định tại Điều 53 Hiến pháp 2013 và quy định cụ thể tại Điều 4 Luật Đất đai 2013: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.”.         Trong quá trình tham gia quan hệ pháp luật đất đai không phải lúc nào các chủ thể cũng có