Theo Khoản 10 Điều 7 Luật cán bộ, công chức năm 2008 quy định điều động là việc cán bộ, công chức được cơ quan có thẩm quyền quyết định chuyển từ cơ quan, tổ chức, đơn vị này đến làm việc ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác. Công chức được chuyển công tác theo nguyện vọng được xét vào trường hợp điều động công chức theo Điều 35 Nghị định 24/2010/NĐ-CP.
Như vậy, quyền hạn của Phòng Nội vụ đối với việc điều động công chức là trình lên Chủ tịch UBND cấp huyện và quản lý hồ sơ chứ không có thẩm quyền trong việc xét duyệt hồ sơ. Do đó, đối với trường hợp Phòng Nội vụ không cho chuyển công tác vì bất cứ lý do gì là không hợp lý.
Khi hồ sơ đầy đủ theo quy định của pháp luật mà Phòng Nội vụ không cho điều động công chức thì lúc này ta có thể khiếu nại quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính của Phòng Nội vụ.
Quyết định hành chính (nếu có) là văn bản hoặc quyết định từ chối điều động công chức từ Phòng Nội vụ hoặc hành vi hành chính là không thực hiện việc trình hồ sơ cho Chủ tịch UBND cấp quận,huyện ký quyết định.
Thứ nhất, khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính .
Thứ hai, trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu. Trường hợp này cơ quan cấp trên trực tiếp của Phòng Nội vụ là Sở Nội vụ để giải quyết khiếu nại.
Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.
Hồ sơ thuyên chuyển công tác của công chức bao gồm những gì?
Mỗi tỉnh/ Thành phố sẽ có văn bản quy định riêng, tuy nhiên giấy tờ bắt buộc bao gồm:- Đơn xin chuyển công tác có sự đồng ý của thủ trưởng đơn vị quản lý.
- Văn bản đồng ý tiếp nhận của đơn vị nơi chuyển đến.
- Sơ yếu lý lịch có dán ảnh và xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị.
- Bản sao văn bằng, chứng chỉ.
- Bản sao quyết định bổ nhiệm vào ngạch,
- Bản sao quyết định lương hiện hưởng.
- Bản sao sổ hộ khẩu
Phòng Nội vụ có thẩm quyền xét duyệt hồ sơ điều động công chức không?
Theo điểm a Khoản 7 Điều 10 Thông tư 15/2014/TT-BNV quy định Phòng Nội vụ TRÌNH Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý vị trí việc làm, điều động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, cho từ chức, luân chuyển, biệt phái, khen thưởng, kỷ luật, đánh giá, thôi việc, nghỉ hưu, thực hiện chế độ tiền lương, chế độ đãi ngộ và các chế độ, chính sách khác đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.Như vậy, quyền hạn của Phòng Nội vụ đối với việc điều động công chức là trình lên Chủ tịch UBND cấp huyện và quản lý hồ sơ chứ không có thẩm quyền trong việc xét duyệt hồ sơ. Do đó, đối với trường hợp Phòng Nội vụ không cho chuyển công tác vì bất cứ lý do gì là không hợp lý.
Công chức không được chuyển công tác theo nguyện vọng thì phải làm gì?
Theo Khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại 2011 thì công chức có quyền khiếu nại quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính lên cơ quan có thẩm quyền xem xét lại khi cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.Khi hồ sơ đầy đủ theo quy định của pháp luật mà Phòng Nội vụ không cho điều động công chức thì lúc này ta có thể khiếu nại quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính của Phòng Nội vụ.
Quyết định hành chính (nếu có) là văn bản hoặc quyết định từ chối điều động công chức từ Phòng Nội vụ hoặc hành vi hành chính là không thực hiện việc trình hồ sơ cho Chủ tịch UBND cấp quận,huyện ký quyết định.
Thủ tục khiếu nại được quy định như thế nào?
Thủ tục khiếu nại được quy định theo Khoản 1 Điều 7 Luật Khiếu nại 2011, cụ thể:Thứ nhất, khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính .
Thứ hai, trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu. Trường hợp này cơ quan cấp trên trực tiếp của Phòng Nội vụ là Sở Nội vụ để giải quyết khiếu nại.
Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.
Nhận xét
Đăng nhận xét