Ngày 1/11/2018, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa sơ thẩm tuyên phạt bị cáo Lê Minh Phương (51 tuổi, trú tại Bắc Từ Liêm, Hà Nội) chín năm tù về Tội giết người theo Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
Ngay sau đó bị cáo đi xuống tầng một, lấy thanh kiếm rồi nấp vào chỗ kín quan sát. Cùng thời điểm, cháu T. vừa ăn bánh mì vừa tiến về chỗ chủ nhà. Chờ T. tiến lại gần, Lê Minh Phương xông tới dùng kiếm chém liên tiếp hai nhát vào đầu và tay đối phương. Bị chém, T. vụt chạy ra phía cửa và cầu xin chủ nhà đừng đánh nữa. Hậu quả cháu T. bị thương tật hơn 90%.
Sau khi tòa tuyên án đối với bị cáo Phương, đã có rất nhiều ý kiến gửi về tranh cãi tiếp về tội danh và mức án bị cáo vừa nhận.
Như vậy, để xác định hành vi chém trộm vào nhà bị khởi tố tội giết người là đúng hay sai thì chúng ta cần xem xét, đánh giá nguyên nhân, hoàn cảnh phạm tội; hành vi, lỗi của bị hại trong vụ án này để xử lý tương ứng với hành vi gây thương tích cho nạn nhân.
Như vậy theo trường hợp trên, bị hại là cháu T đã có hành vi trái pháp luật như xâm phạm chỗ ở của nghi phạm và thực hiện hành vi trộm cắp tài sản. Hành vi trái pháp luật của bị hại là nguyên nhân khiến bị cáo thực hiện hành vi chém gây thương tích. Tuy nhiên, theo như lời khai lúc đầu thì cháu T. chưa có những biểu hiện đe dọa sự tấn công ngay tức khắc và chủ nhà đang ở thế chủ động phòng vệ quá sớm và quá mức cần thiết.
Vậy nên không thể xác định hành vi của chủ nhà dùng kiếm đâm cháu T. hai nhát thuộc trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
Với khung hình phạt là 9 năm tù là hợp lý vì theo Khoản 3 Điều 57 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi 2017 thì đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định mà theo Khoản 2 Điều 123 thì khung hình phạt cho tội này là 07-15 năm tù.
Ngoài ra, trong vụ án này, rõ ràng cách hành xử của chủ nhà là chưa đúng với quy định của pháp luật. Tính mạng và tài sản của công dân đều được bảo hộ và là một một quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp ghi nhận. Tuy nhiên, giá trị con người phải cao hơn giá trị tài sản và được pháp luật bảo vệ tối ưu hơn. Chỉ bởi vì một hành vi xâm phạm chỗ ở hoặc một tài sản bị trộm mà tước đi tính mạng của một người khác là không thỏa đáng. Trong trường hợp này, hành vi trộm cắp tài sản của cháu T nếu bị xử lý theo quy định của pháp luật thì vẫn không phải đến mức có thể bị tước đoạt tính mạng như vậy.
Việc chủ nhà chủ động cầm kiếm, có thời gian quan sát thấy rõ nạn nhân còn nhỏ, không có hung khí trong tay, mà ông ấy lại chém vào tay, vào đầu nạn nhân là đã đi quá giới hạn trong những tình huống mà luật định cho phép. Bởi muốn bảo vệ tài sản của mình, ông ta có nhiều cách để lựa chọn: dùng gậy khống chế hoặc bắt trói được là tốt nhất, nếu không có khả năng như vậy thì nên la to hoặc nói lớn hoặc làm bất cứ cách gì với mục đích báo động cho tên trộm biết để hắn tự rút lui chứ không cần chém giết.
Do đó từ những phân tích trên, bị cáo Phương bị TAND TP Hà Nội kết án về tội giết người là có cơ sở.
Như vậy, mặc dù pháp luật có quy định về phòng vệ chính đáng nhưng chúng ta phải hiểu rõ và vận dụng một cách hiệu quả trong từng trường hợp cụ thể. Để tránh vướng vào vòng lao lý, nếu bắt được kẻ trộm, tuyệt đối không nên đánh đập hay giam giữ mà hãy trình báo cho cơ quan chức năng về vụ việc sớm nhất có thể.
Pháp luật luôn bình đẳng và công bằng với mọi người. Hãy nhìn nhận sự việc bằng góc nhìn chủ quan và toàn diện chứ đừng cảm tính, một chiều.
Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.
Diễn biến, nội dung vụ án như thế nào?
Khoảng 00 giờ ngày 23-11-2017, cháu NĐT (16 tuổi) đột nhập vào cửa hàng tạp hóa của gia đình Lê Minh Phương để tìm đồ ăn và trộm cắp tài sản. Lúc này, vợ chồng bị cáo đang ngủ trên gác. Phát hiện tiếng động bất thường, vợ bị cáo ngó xuống phía dưới và phát hiện cháu T. đang lục lọi đồ đạc nên đánh thức chồng dậy.Ngay sau đó bị cáo đi xuống tầng một, lấy thanh kiếm rồi nấp vào chỗ kín quan sát. Cùng thời điểm, cháu T. vừa ăn bánh mì vừa tiến về chỗ chủ nhà. Chờ T. tiến lại gần, Lê Minh Phương xông tới dùng kiếm chém liên tiếp hai nhát vào đầu và tay đối phương. Bị chém, T. vụt chạy ra phía cửa và cầu xin chủ nhà đừng đánh nữa. Hậu quả cháu T. bị thương tật hơn 90%.
Sau khi tòa tuyên án đối với bị cáo Phương, đã có rất nhiều ý kiến gửi về tranh cãi tiếp về tội danh và mức án bị cáo vừa nhận.
Như vậy, để xác định hành vi chém trộm vào nhà bị khởi tố tội giết người là đúng hay sai thì chúng ta cần xem xét, đánh giá nguyên nhân, hoàn cảnh phạm tội; hành vi, lỗi của bị hại trong vụ án này để xử lý tương ứng với hành vi gây thương tích cho nạn nhân.
Bị cáo có phải thuộc trường hợp vượt quá phòng vệ chính đáng?
Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên theo Khoản 1 Điều 22 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi 2017. Một vấn đề cần lưu ý là khi hành vi tấn công chưa xảy ra nhưng đã có những biểu hiện đe dọa sự tấn công thì pháp luật vẫn cho phép được quyền phòng vệ chính đáng. Nhưng nếu chưa có những biểu hiện đe dọa sự tấn công ngay tức khắc mà đã phòng vệ thì đó là trường hợp phòng vệ quá sớm và cũng phải chịu trách nhiệm hình sự.Như vậy theo trường hợp trên, bị hại là cháu T đã có hành vi trái pháp luật như xâm phạm chỗ ở của nghi phạm và thực hiện hành vi trộm cắp tài sản. Hành vi trái pháp luật của bị hại là nguyên nhân khiến bị cáo thực hiện hành vi chém gây thương tích. Tuy nhiên, theo như lời khai lúc đầu thì cháu T. chưa có những biểu hiện đe dọa sự tấn công ngay tức khắc và chủ nhà đang ở thế chủ động phòng vệ quá sớm và quá mức cần thiết.
Vậy nên không thể xác định hành vi của chủ nhà dùng kiếm đâm cháu T. hai nhát thuộc trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
Chủ nhà chém trộm trọng thương lãnh án tù có hợp lý không?
Hành vi của chủ nhà hết sức nguy hiểm, đã dùng kiếm (hung khí nguy hiểm) chém liên tiếp hai nhát vào tay và đầu (đây là vùng nguy hiểm, xung yếu nhất của con người). Chủ nhà khi dùng kiếm chém như vậy phải nhận thức hành vi của mình có thể đe dọa đến tính mạng cháu T. Dù cháu T. không chết nhưng tổn hại sức khỏe lên đến hơn 90%. Do đó hành vi của bị cáo Lê Minh Phương có dấu hiệu cấu thành tội giết người theo quy định tại Khoản 2 Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi 2017 trong trường hợp phạm tội chưa đạt.Với khung hình phạt là 9 năm tù là hợp lý vì theo Khoản 3 Điều 57 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi 2017 thì đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định mà theo Khoản 2 Điều 123 thì khung hình phạt cho tội này là 07-15 năm tù.
Ngoài ra, trong vụ án này, rõ ràng cách hành xử của chủ nhà là chưa đúng với quy định của pháp luật. Tính mạng và tài sản của công dân đều được bảo hộ và là một một quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp ghi nhận. Tuy nhiên, giá trị con người phải cao hơn giá trị tài sản và được pháp luật bảo vệ tối ưu hơn. Chỉ bởi vì một hành vi xâm phạm chỗ ở hoặc một tài sản bị trộm mà tước đi tính mạng của một người khác là không thỏa đáng. Trong trường hợp này, hành vi trộm cắp tài sản của cháu T nếu bị xử lý theo quy định của pháp luật thì vẫn không phải đến mức có thể bị tước đoạt tính mạng như vậy.
Việc chủ nhà chủ động cầm kiếm, có thời gian quan sát thấy rõ nạn nhân còn nhỏ, không có hung khí trong tay, mà ông ấy lại chém vào tay, vào đầu nạn nhân là đã đi quá giới hạn trong những tình huống mà luật định cho phép. Bởi muốn bảo vệ tài sản của mình, ông ta có nhiều cách để lựa chọn: dùng gậy khống chế hoặc bắt trói được là tốt nhất, nếu không có khả năng như vậy thì nên la to hoặc nói lớn hoặc làm bất cứ cách gì với mục đích báo động cho tên trộm biết để hắn tự rút lui chứ không cần chém giết.
Do đó từ những phân tích trên, bị cáo Phương bị TAND TP Hà Nội kết án về tội giết người là có cơ sở.
Như vậy, mặc dù pháp luật có quy định về phòng vệ chính đáng nhưng chúng ta phải hiểu rõ và vận dụng một cách hiệu quả trong từng trường hợp cụ thể. Để tránh vướng vào vòng lao lý, nếu bắt được kẻ trộm, tuyệt đối không nên đánh đập hay giam giữ mà hãy trình báo cho cơ quan chức năng về vụ việc sớm nhất có thể.
Pháp luật luôn bình đẳng và công bằng với mọi người. Hãy nhìn nhận sự việc bằng góc nhìn chủ quan và toàn diện chứ đừng cảm tính, một chiều.
Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.
Nhận xét
Đăng nhận xét