Tranh chấp đất đai ngày càng gia tăng về số lượng và tính chất phức tạp. Khi xảy ra tranh chấp đất đai, chúng ta có thể giải quyết bằng các con đường khác nhau như tự hòa giải, hòa giải tại xã, giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục hành chính và cuối cùng là khởi kiện tại tòa án có thẩm quyền. Vậy khi có tranh chấp đất đai thì nên kiện ở tòa án nào đúng quy định, có bắt buộc phải tuân thủ điều kiện gì không?
Sau khi xét xử sơ thẩm Tòa án tiến hành ra bản án hoặc quyết định. Bản án hoặc quyết định của tòa án cấp xét xử sơ thẩm vẫn chưa có hiệu lực pháp luật ngay. Nếu không đồng ý các bên vẫn có quyền kháng cáo theo trình tự phúc thẩm tại tòa án cấp tỉnh hoặc tòa án cấp cao. Thời hạn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án.
Bản án hoặc quyết định của tòa án ở cấp phúc thẩm có hiệu lực pháp luật ngay bắt buộc các đương sự phải chấp hành. Tuy nhiên, bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm dù đã có hiệu lực nhưng vẫn có cấp xét xử đăc biệt để xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án cấp dưới đó là thủ tục giám đốc thẩm hoặc thủ tục tái thẩm.
Theo quy đinh của Điều 326 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây:
Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.
Xác định thẩm quyền của tòa án khi có khởi kiện tranh chấp đất đai
Đầu tiên, cần xác định tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của tòa án cấp nào theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 như sau:- Nếu tranh chấp không có yếu tố nước ngoài thì thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện, thị xã, thành phố thuộc Tỉnh.
- Nếu tranh chấp có yếu tố nước ngoài thì thuộc thẩm quyền Tòa án nhân dân cấp Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai khi khởi kiện tại tòa án được tiến hành như thế nào?
Việc giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án được thực hiện theo quy định chung tại Bộ luật tố tụng dân sự. Theo đó, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền như trên.- Bước 1: Người khởi kiện vụ án gửi đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ đến Tòa án có thẩm quyền, thực hiện việc tạm ứng án phí và hoàn chỉnh hồ sơ, đơn khởi kiện theo yêu cầu của Tòa án.
- Bước 2: Tòa án đã thụ lý vụ án, tiến hành hòa giải. Đây là giai đoạn bắt buộc trong quá trình giải quyết vụ án dân sự do Tòa án chủ trì và tiến hành. Nếu hòa giải thành thì Tòa án sẽ lập biên bản hòa giải thành, hết 07 ngày mà các bên đương sự không thay đổi ý kiến thì tranh chấp chính thức kết thúc.
- Bước 3: Đưa vụ án ra xét xử. Tòa án nhân dân có thẩm quyền xét xử theo thủ tục xét xử sơ thẩm và ra bản án hoặc quyết định.
Quy định về cấp xét xử khi khởi kiện tranh chấp đất đai tại tòa án
Theo quy định của bộ luật tố tụng dân sự 2015, Có 03 cấp xét xử khi giải quyết tranh chấp đất đai là cấp xét xử sơ thẩm, phúc thẩm và cấp đặc biệt( giảm đốc thẩm và tái thẩm). Cụ thể:Sau khi xét xử sơ thẩm Tòa án tiến hành ra bản án hoặc quyết định. Bản án hoặc quyết định của tòa án cấp xét xử sơ thẩm vẫn chưa có hiệu lực pháp luật ngay. Nếu không đồng ý các bên vẫn có quyền kháng cáo theo trình tự phúc thẩm tại tòa án cấp tỉnh hoặc tòa án cấp cao. Thời hạn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án.
Bản án hoặc quyết định của tòa án ở cấp phúc thẩm có hiệu lực pháp luật ngay bắt buộc các đương sự phải chấp hành. Tuy nhiên, bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm dù đã có hiệu lực nhưng vẫn có cấp xét xử đăc biệt để xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án cấp dưới đó là thủ tục giám đốc thẩm hoặc thủ tục tái thẩm.
Theo quy đinh của Điều 326 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây:
- Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự;
- Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho đương sự không thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật;
- Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án, quyết định không đúng, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba.
- Có căn cứ chứng minh lời khai của người làm chứng, kết luận giám định, kết luận định giá tài sản, lời dịch của người phiên dịch, bản dịch thuật có những điểm quan trọng không đúng sự thật;
- Có tình tiết mà Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm do không biết được mà kết luận không đúng làm cho bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật không đúng sự thật khách quan của vụ án;
- Vật chứng, biên bản về hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, biên bản hoạt động tố tụng khác hoặc những chứng cứ, tài liệu, đồ vật khác trong vụ án bị giả mạo hoặc không đúng sự thật;
- Những tình tiết khác làm cho bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật không đúng sự thật khách quan của vụ án.
Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.
Nhận xét
Đăng nhận xét