Chuyển đến nội dung chính

THỦ TỤC HỎI CUNG BỊ CAN ĐƯỢC DIỄN RA NHƯ THẾ NÀO ?


Sau khi có quyết định khởi tố bị can, Điều tra viên phải tiến hành hỏi cung bị can ngay. Việc hỏi cung phải được tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục đã được quy định của pháp luật tụng hình sự. Trình tự, thủ tục hỏi cung bị can được quy định tại Điều 182, 183, 184 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 (BLTTHS 2015).

1. Thời gian và địa điểm hỏi cung
Theo quy định tại Điều 183 của Bộ luật TTHS 2015, việc hỏi cung bị can phải do Điều tra viên hoặc những người khác có trách nhiệm tiến hành ngay sau khi có quyết định khởi tố bị can. Việc hỏi cung bị can có thể được tiến hành tại cơ quan điều tra (CQĐT), nhà tạm giữ, trại tạm giam, trụ sở ủy ban nhân dân xã, phường hoặc tại nhà ở, nơi làm việc của bị can hoặc tại nơi xảy ra tội phạm. Hỏi cung tại nhà ở khi cần thiết phải hỏi ngay sau khi bắt, khám xét để thực hiện kế hoạch điều tra như truy bắt đồng bọn, khám thu hồi vật chứng. Ngoài ra, còn có thể hỏi tại nhà ở để thực hiện điều tra hoặc tạo điều kiện cho bị can khôi phục trí nhớ…

Nhằm bảo vệ quyền lợi cho bị can, tránh việc truy bức, ép buộc bị can phải làm việc nhiều, trái quy luật sinh hoạt. Theo khoản 3 Điều 183 Bộ luật TTHS năm 2015 “Không hỏi cung bị can vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn được nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.”, quy định về nguyên tắc chung cho việc hỏi cung bị can không tiến hành vào ban đêm (từ 22 giờ đêm hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau). Để giải quyết những trường hợp đặc biệt trong hoạt động điều tra, pháp luật TTHS cho phép có thể hỏi cung vào ban đêm trong trường hợp không thể trì hoãn được, nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản. Trường hợp không thể trì hoãn ở đây được hiểu là nếu không tiến hành hỏi cung ngay, CQĐT sẽ không có căn cứ để ra các quyết định tố tụng, có đòi hỏi tức thì trong điều tra vụ án hình sự cụ thể.
Trong một số trường hợp, thời gian hỏi cung được xác định dựa trên cơ sở yêu cầu của pháp luật: Những đối tượng bị bắt trong trường hợp khẩn cấp và phạm tội quả tang thì phải lấy lời khai trong vòng 24 giờ từ thời điểm bị bắt, còn đối với bị can thì phải tiến hành hỏi ngay sau khi có quyết định khởi tố bị can. Theo Khoản 1 Điều 114 Bộ luật TTHS 2015 cũng quy định: “Sau khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người hoặc nhận người bị giữ, bị bắt, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải lấy lời khai ngay và trong thời hạn 12 giờ phải ra quyết định tạm giữ hoặc trả tự do cho người bị bắt. Ngoài ra, việc lựa chọn các thời gian hỏi cung còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác như: Trình tự hỏi cung các bị can mà Điều tra viên đã lựa chọn, tình trạng sức khỏe và những xúc động mà bị can trải qua trong thời điểm xảy ra vụ án, sự cần thiết phải giữ bí mật của hoạt động điều tra. Tóm lại, không nên hỏi cung bị can vào thời điểm họ đang trong tình trạng xúc động mạnh, bối rối, trầm uất trước thời điểm trở lại trạng thái bình thường trừ trường hợp không thể trì hoãn vì trong trạng thái tâm lý này thường tác động tiêu cực đến thái độ khai báo của bị can.
2. Triệu tập bị can
Sau khi chuẩn bị đầy đủ cho việc tiến hành hỏi cung bị can, Điều tra viên phải triệu tập bị can đến hỏi cung. Điều 182 BLTTHS 2015 quy định trình tự, thủ tục triệu tập bị can đến CQĐT để làm việc, trách nhiệm của CQĐT, bị can trong việc thực hiện trình tự, thủ tục đó.
Việc triệu tập bị can do Điều tra viên tiến hành. Trong trường hợp cần thiết, Kiểm sát viên có thể triệu tập bị can. Theo đó, chỉ trong trường hợp cần thiết, Kiểm sát viên có thể được triệu tập khi thấy cần thiết phải trực tiếp hỏi cung bị can, việc triệu tập bị can đảm bảo cho việc hỏi cung.
Nếu bị can đang bị tạm giam, việc triệu tập thông qua Giám thị trại tạm giam, trưởng nhà tạm giữ. Nếu bị can đang tại ngoại thì Điều tra viên phải gửi giấy triệu tập cho bị can. Giấy triệu tập bị can ghi rõ họ tên, chỗ ở của bị can; ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm có mặt, gặp ai và trách nhiệm về việc vắng mặt không có lý do chính đáng. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 182 BLTTHS 2015 quy định “ Giấy triệu tập bị can được gửi cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi bị can cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi bị can làm việc, học tập. Cơ quan, tổ chức nhận được giấy triệu tập có trách nhiệm chuyển ngay giấy triệu tập cho bị can”; “Khi nhận giấy triệu tập, bị can phải kí nhận, có ghi rõ ngày, giờ nhận. Người chuyển nhận giấy triệu tập phải chuyển phần giấy triệu tâp có ký nhận của bị can cho cơ quan đã triệu tập; nếu bị can không ký nhận thì phải lập biên bản về việc đó và gửi cho cơ quan triệu tập bị can; nếu bị can vắng mặt thì có thể giao giấy triệu tập cho một người thành viên trong gia đình để ký  xác nhận và chuyển cho bị can. Bị can đang bị tạm giam được triệu tập qua Ban giám thị trại tạm giam.”
Việc thực hiện những quy định nêu trên của Điều tra viên, cơ quan, tổ chức trong việc triệu tập bị can là bắt buộc. Nó bảo đảm cho bị can nhận được triệu tập theo đúng quy định và thời gian trong thực tiễn. Khoản 3 Điều 182 BLTTHS 2015 quy định bị can phải có mặt theo giấy triệu tập. Việc có mặt của bị can phải đúng thời gian, địa điểm ghi trong giấy triệu tập. Trong trường hợp vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc có nhiều biểu hiện trốn tránh thì Điều tra viên có thể quyết định áp giải.
3. Điều tra viên đọc quyết định khởi tố bị can
Để đảm bảo quyền lợi của bị can cũng như yêu cầu bị can thực hiên các nghĩa vụ của mình, trước khi hỏi cung, Điều tra viên phải đọc quyết định khởi tố bị can và giải thích cho bị can biết rõ quyền và nghĩa vụ của bị can theo quy định taị Điều 60 của Bộ luật TTHS 2015. Việc này phải được ghi vào biên bản. Trong hỏi cung bị can, để tránh việc thông cung của các bị can được hỏi, từ đó dẫn đến khó khăn cho việc công tác điều tra do tài liệu chứng cứ thu thập được do hỏi cung không khách quan, Khoản 2 Điều 183 Bộ luật TTHS 20015 quy định “Trường hợp vụ án có nhiều bị can thì hỏi riêng từng người và không để họ tiếp xúc với nhau. Có thể cho bị can viết bản tự khai của mình”. Sau khi viết tự khai thì Điều tra viên và bị can cùng ký xác nhận vào tờ khai. Điều tra viên vẫn phải lập biên bản hỏi cung, không dùng bản tự khai thay thế cho biên bản hỏi cung.
4. Hỏi cung bị can
Hỏi cung bị can là một biện pháp điều tra được tiến hành theo trình tự, thủ tục tố tụng hình sự, do các chủ thể có thẩm quyền tiến hành nhằm phát hiện, thu thập tài liệu, chứng cứ. Vì vậy, Khoản 1 Điều 184 Bộ luật TTHS 2015 quy định, việc hỏi cung bị can trước hết phải được lập biên bản theo quy định tại Điều 178 Bộ luật này.
Biên bản hỏi cung là nguồn chứng cứ trong TTHS theo quy định tại Điều 86, Điều 87 Bộ luật TTHS 2015, khẳng định tính hợp pháp của thông tin thu được trong hỏi cung bị can, cùng với các thuộc tính khác làm cho các thông tin này được công nhận là chứng cứ trong tố tụng hình sự. Theo Khoản 1 Điều 184 BLTTHS 2015, mỗi lần hỏi cung đều phải lập biên bản. Biên bản phải ghi đầy đủ lời trình bày của bị can, các câu hỏi và câu trả lời. Nghiêm cấm Điều tra viên tự mình thêm, bớt hoặc sửa chữa lời khai của bị can. Quy định “mỗi lần hỏi cung” trong Điều 184 Bộ luật TTHS 2015 được hiểu là quá trình làm việc liên tục giữa Điều tra viên và bị can, không có sự gián đoạn về thời gian. Sau khi hỏi cung, Điều tra viên đọc lại biên bản cho bị can nghe hoặc để bị can tự đọc. Trong trường hợp có bổ sung và sửa chữa biên bản thì bị can và Điều tra viên cùng kí xác nhận vào biên bản. Nếu biên bản có nhiều trang thì bị can ký và từng trang của biên bản. Trong trường hợp bị can tự viết lời khai thì Điều tra viên và bị can cùng ký xác nhận tờ khai đó.
Nếu việc hỏi cung được ghi âm thì sau khi hỏi cung, phải phát lại để bị can và Điều tra viên cùng nghe. Biên bản phải ghi lại nội dung việc hỏi cung, bị can và Điều tra viên cùng ký xác nhận. Lưu ý, việc ghi âm được thực hiện công khai. Điều tra viên phải thông báo trước cho bị can biết về việc ghi âm cuộc hỏi cung và ghi rõ vào biên bản về sự việc này. Theo Khoản 6 Điều 183 BLTTHS 2015 “Việc hỏi cung bị can tại cơ sở giam giữ hoặc tại trụ sở Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh; Việc hỏi cung bị can tại địa điểm khác được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh theo yêu cầu của bị can hoặc của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng”. Đây là một quy định mới so với BLTTHS 2003, có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bảm đảm tính khách quan trong qua trình hỏi cung qua đó giúp tránh được tình trạng ép cung, dùng nhục hình của cơ quan chức năng hoặc có sự mập mờ trong việc hỏi cung.
Trường hợp hỏi cung bị can có người phiên dịch thì Điều tra viên, Cán bộ điều tra phải giải thích quyền và nghĩa vụ của người phiên dịch, đồng thời giải thích cho bị can biết quyền yêu cầu thay đổi người phiên dịch; người phiên dịch phải ký vào từng trang của biên bản hỏi cung. Quy định này được áp dụng trong việc hỏi cung người không sử dụng được Tiếng Việt, áp dụng cả với người điếc, người câm. Trường hợp hỏi cung bị can có mặt người bào chữa, người đại diện của bị can thì Điều tra viên, Cán bộ điều tra phải giải thích cho những người này biết quyền và nghĩa vụ của họ trong khi hỏi cung bị can. Bị can, người bào chữa, người đại diện cùng ký vào biên bản hỏi cung. Trường hợp người bào chữa được hỏi bị can thì biên bản phải ghi đầy đủ câu hỏi của người bào chữa và trả lời của bị can.
Theo Khoản 5 Điều 183 BLTTHS 2015 “Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên bức cung, dùng nhục hình đối với bị can thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự”. Đây được coi là một trong những quy định quan trọng, bởi vì, trong quá trình hỏi cung bị can nếu Điều tra viên bức cung hoặc dùng nhục hình đối với bị can không những dẫn đến không tôn trọng sự thật, làm mất tính khách quan của hoạt động hỏi cung m còn xâm phạm đến quyền cơ bản của công dân được pháp luật bảo vệ. Bộ luật TTHS quy định trong quá trình hỏi cung bị can, nghiêm cấm Điều tra viên và Kiểm sát viên bức cung hoặc dùng nhục hình đối với bị can. Theo đó, “Bức cung là những hành vi của người tiến hành hoạt động điều tra áp dụng những thủ đoạn trái pháp luật buộc người bị thẩm vấn phải khai sai sự thật gây hậu quả nghiêm trọng”; “Nhục hình là những hành vi tra tấn hoặc dùng hành vi  thô bạo khác  gây đau đớn về thể xác hoặc tinh thần của con người trong hoạt  động điều  tra, truy tố, xét xử, thi hành án”. Những trường hợp bức cung hoặc dùng nhục hình đối với bị can gây hậu quả nghiêm trọng cần được kiểm tra làm rõ và lập hồ sơ đề nghị truy tố những người có hành vi phạm tội theo BLHS 2015.

 Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xác định quan hệ trong tranh chấp đất đai

          Trong quá trình tham gia quan hệ pháp luật đất đai, việc bất đồng quan điểm, mâu thuẫn, xung đột ý kiến là điều khó tránh khỏi. Khi xảy ra mâu thuẫn về mặt lợi ích, xung đột về quyền lợi và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ pháp luật đất đai sẽ được gọi là tranh chấp đất đai. Quan hệ tranh chấp đất đai I. Những vấn đề lý luận liên quan đến tranh chấp đất đai 1. Khái niệm tranh chấp đất đai         Đất đai là loại tài sản đặc biệt, là tài nguyên của quốc gia được nhà nước giao cho người dân để sử dụng, quản lý. Đất đai không thuộc sở hữu của các bên tranh chấp mà thuộc sở hữu toàn dân. Điều này đã được quy định tại Điều 53 Hiến pháp 2013 và quy định cụ thể tại Điều 4 Luật Đất đai 2013: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.”.         Trong quá trình tham gia quan hệ pháp luật đất đai không phải lúc nào các chủ thể cũng có

Thủ tục hòa giải bắt buộc trước khi khởi kiện

Tranh chấp đất đai vốn là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Đây cũng là  một trong những loại tranh chấp phổ biến nhất hiện nay. Khi phát sinh tranh chấp, hòa giải là phương án giải quyết ban đầu nhằm hạn chế tối đa những mâu thuẫn. Việc hòa giải có thể do các bên tự thương lượng hoặc thông qua một bên trung gian thứ ba trước khi khởi kiện nếu buộc phải giải quyết tại một cơ quan tài phán trong một số trường hợp nhất định. Trong bài viết này, ThS - Luật sư Phan Mạnh Thăng sẽ chia sẻ cụ thể về vấn đề trên. Hòa giải tranh chấp đất đai Khái niệm và đặc điểm của hòa giải tranh chấp đất đai Khái niệm Hòa giải là một trong các phương pháp giải quyết trong tranh chấp đất đai. Theo đó bên thứ ba sẽ đóng vai trò là trung gian giúp đỡ các bên tìm ra giải pháp để giải quyết tranh chấp. Bằng cách thương lượng, thuyết phục cùng với thiện chí của các bên thì tranh chấp sẽ được giải quyết một cách ôn hòa. Đặc điểm         Hiện nay về hò

Lạm thu học phí đầu năm, cơ sở pháp lý nào để xử lý?

Lạm thu học phí đầu năm, cơ sở pháp lý nào để xử lý dành cho các bậc phụ huynh khi có dấu hiệu học phí đầu năm ngày càng tăng. Về các khoản học phí được phép thu đã được pháp luật quy định cụ thể. Trường hợp nhà trường thu học phí sai quy định pháp luật sẽ bị xử lý về hành vi lạm thu học phí. Việc này thường xảy ra do các bậc cha mẹ không nắm rõ quy định. Sau đây, Thạc sĩ - Luật sư Phan Mạnh Thăng xin cung cấp nội dung về vấn đề trên. Hành vi lạm thu học phí đầu năm Các khoản thu nào nhà trường không được phép thu?           Theo Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT thì các khoản phụ phí đầu năm sẽ được thu qua Ban đại diện cha mẹ học sinh theo nguyên tắc tự nguyện. Tuy nhiên, trên thực tế các khoản phí này thường được Ban đại diện cha mẹ học sinh nhờ nhà trường thu hộ và được thu như phí bắt buộc.           Căn cứ khoản 4 Điều 10 Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT quy định những khoản Ban đại diện cha mẹ học sinh không được phép quyên góp là: Các khoản ủng hộ không theo nguyên tắc tự nguyện Bảo vệ