Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự là quyền
quyết định việc khởi tố vụ án hình sự của các chủ thể theo quy định của pháp luật.
Chủ thể có quyền khởi tố vụ án hình sự, bao
gồm: Cơ quan điều tra; Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều
tra; Viện kiểm sát; Hội đồng xét xử.
1. Cơ
quan điều tra
Thẩm quyền khởi tố của cơ quan điều tra được
quy định tại khoản 1 Điều 153 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 (BLTTHS 2015) như
sau: “Cơ quan điều tra quyết định khởi tố
vụ án hình sự đối với tất cả vụ việc có dấu hiệu tội phạm, trừ những vụ
việc do cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện
kiểm sát, Hội đồng xét xử đang thụ lý, giải quyết quy định tại các
khoản 2, 3 và 4 Điều này”.
a) Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân
Cơ quan cảnh sát điều tra (CQCSĐT) trong
Công an nhân dân khởi tố các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại các
chương từ Chương XIV đến chương XXIV của Bộ luật hình sự 2015, trừ các tội phạm
thuộc thẩm quyền khởi tố của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao và
Cơ quan an ninh điều tra trong Công an nhân dân. Trong Cơ quan cảnh sát điều
tra thì CQCSĐT công an cấp huyện khởi tố các vụ án hình sự về các tội phạm thuộc
thẩm quyền của CQCSĐT khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án
nhân dân cấp huyện; CQCSĐT công an cấp tỉnh khởi tố các vụ án hình sự về các tội
phạm thuộc thẩm quyền của CQCSĐT khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của
Tòa án nhân dân cấp tỉnh, hoặc các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của
CQCSĐT công an cấp huyện nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra; CQCSĐT Bộ Công
an khởi tố các vụ án hình sự về các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc
thẩm quyền của CQCSĐT công an cấp tỉnh nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra.
Thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình
sự thuộc về Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp của lực lượng Cảnh
sát nhân dân.
Cơ quan an ninh điều tra trong Công an nhân
dân khởi tố các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại Chương XIII, chương
XXVI của BLTTHS 2015. Những tội phạm trên đều thuộc thẩm quyền khởi tố vụ án của
Cơ quan an ninh điều tra công an cấp tỉnh, còn cơ quan an ninh điều tra Bộ Công
an chỉ khởi tố vụ án hình sự về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp,
thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan an ninh điều tra công an cấp tỉnh nhưng
xét thấy cần trực tiếp điều tra.
Thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình
sự thuộc về Thủ trưởng, Phó thử trưởng Cơ quan an ninh điều tra các cấp.
b) Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân
Cơ quan điều tra hình sự trong Quân đội
nhân dân khởi tố các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại các chương từ
Chương XIV đến Chương XXV của Bộ luật hình sự 2015 khi các tội phạm đó thuộc thẩm
quyền xét xử của Tòa án quân sự trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền khởi tố của
Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương.
Cơ quan an ninh điều tra trong Quân đội
nhân dân khởi tố các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại Chương XIII và
Chương XXVII của Bộ luật hình sự 2015 khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét
xử của Tòa án quân sự.
Thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án thuộc
về thủ trưởng, phó thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp trong Quân đội nhận dân.
c) Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân
tối cao
Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân
tối cao khởi tố vụ án về một số loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm
tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền
xét xử của Tòa án nhân dân. Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương
khởi tố vụ án về một số loại tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm
tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền
xét xử của Tòa án quân sự.
Thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án thuộc
về Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối
cao và Viện kiểm sát quân sự trung ương.
2. Cơ
quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra
a) Bộ đội biên phòng
Các tội thuôc thẩm quyền khởi tố vụ án hình
sự của bộ đội biên phòng (khoản 1 Đ. 32 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự
2015) bao gồm:
- Các
tội xâm phạm ANQG (Chương XIII)
- 37
tội phạm quy định tại các Điều luật: 150, 151, 152, 153, 188, 189, 192, 193,
195, 207, 227, 235, 236, 242, 247, 248, 249, 250, 251, 252, 253, 254, 255, 256,
303, 304, 305, 306, 309, 330, 337, 338, 346, 347, 348, 349 và 350 của BLHS 2015
b) Hải quan
Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của Hải
quan (khoản 1 Đ. 33 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015):
- Tội
buôn lậu(Đ. 188 bộ luật hình sự 2015)
- Tội
vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới (Đ. 189 bộ luật hình sự 2015)
- Tội
sản xuất, buôn bán hàng cấm (Đ. 190 bộ luật hình sự 2105)
Cơ quan hải quan khi thực hiện nhiệm vụ
trong lĩnh vực quản lý của mình mà phát hiện tội phạm trên thì Cục trưởng Cục
điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng Cục
hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chi cục trưởng Chi cục
hải quan cửa khẩu có quyền ra quyết định khởi tố vụ án.
c) Cơ quan kiểm lâm
Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của Kiểm
lâm (Khoản 1 Đ. 34 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015):
- Tội
vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản (Đ. 232 BLHS
2015)
- Tội
hủy hoại rừng (Đ. 243 BLHS 2015)
- Tội
vi phạm quy định về quản lí, bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm (Đ. 244 BLHS
2015)
- Tội
vi phạm các quy định về quản lí khu bảo tồn thiên nhiên (Đ. 245 BLHS 2015)
- Tội
vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy (Đ. 313 BLHS 2015)
- Tội
vi phạm các quy định về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử - văn hóa, danh lam,
thắng cảnh gây hậu quả nghiêm trọng (Đ. 345 BLHS 2015).
Cơ quan kiểm lâm khi thực hiện nhiệm vụ của
trong lĩnh vực quản lý của mình mà phát hiện hành vi phạm tội quy định tại các
điều trên thì Cục trưởng Cục kiểm lâm, Chi cục trưởng Chi cục kiểm lâm, Hạt trưởng,
Hạt kiểm lâm, Hạt trưởng Hạt phúc kiểm lâm sản có thẩm quyền khởi tố.
d) Lực lượng cảnh sát biển
Thẩm quyền KTVAHS của Lực lượng cảnh sát biển
(Khoản 1 Đ. 35 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015):
- Các
tội xâm phạm ANQG (Chương XIII BLHS 2015)
- 25
tội phạm quy định tại các Điều luật: 188, 189, 227, 235, 236, 237, 242, 249,
250, 251, 252, 253, 254, 272, 273, 282, 284, 303, 304, 305, 309, 311, 346, 347
và 348 BLHS 2015
Thẩm quyền khởi tố vụ án thuộc về Cục trưởng.
Chỉ huy trưởng Vùng, hải đoàn trưởng, Hải đội trưởng và Đội trưởng cảnh sát biển.
e) Kiểm ngư:
Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của Kiểm
ngư (Khoản 1 Đ. 36 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015)
- Tội
xâm phạm an ninh lãnh thổ (Đ. 111 BLHS 2015)
- Tội
hủy hoại nguồn lợi thuỷ sản (Đ. 242 BLHS 20015)
- Tội
vi phạm quy định về quản lí, bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm (Đ. 244 BLHS
2015)
- Tội
vi phạm các quy định về quản lí khu bảo tồn thiên nhiên (Đ. 245 BLHS 2015)
- Tội
nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại (Đ. 246 BLHS 2015)
- Tội
chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật
liệu nổ (Đ. 305 BLHS 2015)
- Tội
sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất
độc (Đ. 311 BLHS 2015).
f) Thẩm
quyền khởi tố vụa án hình sự của các cơ quan khác trong CAND, QĐND được giao nhiệm
vụ tiến hành một số hoạt động điều tra
Các cơ quan khác của lực lượng cảnh sát
trong Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra
trong khi làm nhiệm vụ của mình mà phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm thuộc
thẩm quyền điều tra của Cơ quan cảnh sát điều tra quy định tại Điều 38 Luật tổ
chức cơ quan điều tra hình sự 2015 thì có quyền khởi tố vụ án hình sự. Thẩm quyền
khởi tố thuộc về Cục trưởng Cục an ninh, Trưởng phòng các phòng an ninh ở công
an cấp tỉnh.
Các cơ quan khác của lực lượng an ninh
trong Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra
khởi tố vụ án hình sự khi thực hiện nhiệm vụ của mình mà phát hiện sự việc có dấu
hiệu của tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan an ninh điều tra trong
Công an nhân dân (Điều 37 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015). Thẩm quyền
khởi tố thuộc về Cục trưởng Cục an ninh, Trưởng phòng các phòng an ninh ở công
an cấp tỉnh.
Cơ quan khác trong Quân đội nhân dân được
giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong khi làm nhiệm vụ của
mình mà phát hiện sự việc có dấu hiệu của tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của
Cơ quan diều tra hình sự đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì khởi tố
vụ án hình sự (Điều 39 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015). Thẩm quyền
khởi tố vụ án thuộc về giám thị trại tạm giam, giạm thị trại giam trong quân đội.
3. Viện
kiểm sát
Theo khoản 3 Đ. 153 BLTTHS 2015 quy định,
viện kiểm sát có quyền khởi tố vụ án trong các trường hợp sau:
- Thứ
nhất, Trong trường hợp Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình
sự của CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ
tiến hành một số hoạt động điều tra, khi thấy quyết định không khởi tố vụ án
hình sự của các cơ quan trên là không có căn cứ.
- Thứ
hai là trường hợp hội đồng xét xử yêu cầu khởi tố vụ án. Thẩm quyền khởi tố vụ
án thuộc về Viện trưởng Viện kiểm sát các cấp.
- Thứ
ba, trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Đây
là quy định mới so với BLTTHS 2003
- Thứ
tư, trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm.
Trong việc khởi tố vụ án hình sự, Viện kiểm
sát thực hiện quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật của mình. Việc
quy định việc thực hiện quyền công tố và kiểm sát không chỉ trong giai đoạn điều
tra, xét xử mà hoạt động công tố còn phải được thực hiện ngay từ khi khởi tố vụ
án và trong suốt quá trình tố tụng.
Ngoài ra, BLTTHS 2015 quy định trách nhiệm
của viện kiểm sát trong việc thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự:
Khi có căn cứ xác định tội phạm đã khởi tố không đúng với hành vi phạm tội xảy
ra hoặc là còn có tội phạm khác thì viện kiểm sát cũng có quyền ra quyết định
thay đổi hay bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự. Trong thời hạn 24 giờ, kể
từ khi ra quyết định thay đổi hay bổ sung khởi tố vụ án hình sự, Viện kiểm sát
phải gửi quyết định đó đến Cơ quan điều tra để tiến hành điều tra. Điều này sẽ
hạn chế việc ra quyết định khởi tố không có căn cứ theo quy định của pháp luật
và tránh được việc bỏ lọt tội phạm.
Với chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp,
viện kiểm sát chỉ có duy nhất một khả năng đó là xác định có hay không có dấu
hiệu của tội phạm thông qua công tác kiểm sát cụ thể này, để từ đó ra quyết định
khởi tố vụ án hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự được chính xác.
4. Hội
đồng xét xử
Theo
khoản 4 điều 153 BLTTHS 2015 thì HĐXX khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện
có việc bỏ lọt tội phạm.
Như vậy, trong khi chuẩn bị xét xử nếu Tòa
án phát hiện bị can phạm tội mới hoặc có đồng phạm khác, Tòa án không khởi tố vụ
án mà trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung.
Thẩm quyền khởi tố vụ án qua việc xét xử tại
phiên tòa thuộc về Hội đồng xét xử.
Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của đơn vị
Bộ đội biên phòng, cơ quan Hải quan, cơ quan Kiểm lâm, lực lượng cảnh sát biển
và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân.
Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.
Nhận xét
Đăng nhận xét