Chuyển đến nội dung chính

PHÁP NHÂN LÀ GÌ?

Theo điều 74 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS 2015) định nghĩa: “Pháp nhân là tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật, có cơ cấu tổ chức, có tài sản độc lập với cá nhân , pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình và nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một các độc lập”.

1. Điều kiện được xem là pháp nhân
a)         Được thành lập theo quy định của BLDS, luật doanh nghiệp.
b)         Có cơ cấu theo quy định của pháp luật: phải có cơ quan điều hành, tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành của pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân.
c)         Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của chính pháp nhân đó.
d)         Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp lý một cách độc lập.
2. Phân loại pháp nhân
a) Pháp nhân thương mại
Điều 75 BLDS 2015 : “Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên, bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác....”
•           Doanh nghiệp được hiểu theo khoản 7 điều 4 luật doanh nghiệp : “là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”.
Các loại hình được xem là pháp nhân thương mại:
-           Công ty TNHH 1 TV
-           Công ty TNHH 2 đến 50 TV
-           Công ty hợp doanh
-           Công ty cổ phần
Trường hợp ngoại lệ : đối với loại hình  doanh nghiệp tư nhân cũng là một doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật doanh nghiệp nhưng không được xem là pháp nhân vì nó không thỏa mãn 4 điều tại điều 74 BLDS 2015, nó không độc lập với chủ sở hữu và trách nhiệm của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp tư nhân là trách nhiệm vô hạn.

•           Các tổ chức kinh tế khác: “Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã” Khoản 1 điều 3 luật hợp tác xã 2012.
b) Pháp nhân phi thương mại
-           Điều 76 BLDS 2015: “ không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận , nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên.”
-           Bao gồm: “cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại khác”.
* Căn cứ theo thủ tục thành lập , nguồn thu và mục đích hoạt động
a) Pháp nhân công pháp
•           Cơ quan nhà nước( kể cả cơ quan hành chính sự nghiệp hoạt động bằng ngân sách nhà nước).
•           Lực lượng vũ trang
•           Cơ quan hành chính sự nghiệp có thu trong các lĩnh vực dịch vụ công ( công chứng, cơ sở đào tạo, cơ sở khám chữa bệnh công lập....)
b) Pháp nhân tư pháp
•           Tổ chức chính trị, chính trị xã hội
•           Tổ chức xã hội, xã hội_ nghề nghiệp; chính trị _xã hội_nghề nghiệp
•           Tổ chức kinh tế
•           Các quỹ và các tổ chức khác.
3. Các yếu tố lí lịch của pháp nhân
a. Tên gọi của pháp nhân
Điều 78 BLDS 2015 quy định: “ pháp nhân phải có tên gọi bằng tiếng Việt , tên gọi thể hiện loại hình kinh tế của pháp luật và phân biệt với các pháp nhân khác trong cùng lĩnh vực, pháp nhân phải sử dụng tên gọi của mình trong giao dịch dân sự”
Cách đặt tên pháp nhân còn được đề cập cụ thể tại các quy định 38, 40, 41, 42 của luật doanh nghiệp. Một pháp nhân không nhất thiết chỉ có một tên mà nó còn có thể có nhiều tên gọi khác như: tên viết tắt, tên nước ngoài được dịch từ tên tiếng Việt.
b. Quốc tịch của pháp nhân
Các pháp nhân được thành lập theo pháp luật Việt Nam có quốc tịch Việt Nam. Điều 80 BLDS 2015
c. Cơ cấu tổ chức của pháp nhân
Điều 83 BLDS 2015 quy định : “Pháp nhân phải có cơ quan điều hành. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành của pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân. Pháp nhân có cơ quan khác theo quyết định của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật”
Đối với pháp nhân thương mại thì cơ quan điều hành quản lý được quy định cụ thể tại điều lệ của doanh nghiệp. Tùy mỗi loại hình doanh nghiệp ta có hệ thống cơ quan điều hành và quản trị khác nhau.
Đối với pháp nhân phi thương mại cơ quan điều hành tuân thủ theo quy định của tổ chức hoặc theo các quy định của pháp luật.
d. Trụ sở của pháp nhân
Điều 79 BLDS 2015 quy định: “Trụ sở của pháp nhân là nơi đặt cơ quan điều hành của pháp nhân. Trường hợp thay đổi trụ sở thì pháp nhân phải công bố công khai.Địa chỉ liên lạc của pháp nhân là địa chỉ trụ sở của pháp nhân. Pháp nhân có thể chọn nơi khác làm địa chỉ liên lạc.”
Trụ sở chính của pháp nhân còn được quy định theo luật doanh nghiệp điều 43, địa chỉ trụ sở chính được xác định trên lãnh thổ Việt Nam theo , các yếu tố là số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phường, thành phố , tỉnh,…
e. Chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân
Chi nhánh theo BLDS 2015 và luật doanh nghiệp 2014 được hiểu như sau: chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của pháp  nhân và không có tư cách pháp nhân. Chi nhánh thực hiện một phần hoặc toàn bộ chức năng của pháp nhân.
Luật doanh nghiệp 2014 quy định chi tiết cho pháp nhân là doanh nghiệp, chi nhánh có quyền thực hiện chức năng làm đại diện ủy quyền cho pháp nhân .
Văn phòng đại diện theo BLDS 2015 và luật doanh nghiệp 2014 : văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc , địa diện trong phạm vi do pháp nhân giao , bảo vệ lợi ích của pháp nhân. Văn phòng đại diện không thực hiện cách chức năng kinh doanh.
f. Điều lệ của pháp nhân
Được quy định tại điều 77 BLDS 2015 và được bổ sung chi tiết đối với pháp nhân là doanh nghiệp tại điều 25 luật doanh nghiệp 2014.
3. Thành lập, cải tổ, chấm dứt pháp  nhân.
a. Thành lập pháp nhân
Pháp nhân được thành lập theo hai hình thức, trình tự là:
Trình tự mệnh lệnh
Trình tự mệnh lệnh là trình tự thành lập các pháp nhân bằng thủ tục hành chính, thông qua việc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành các văn bản áp dụng pháp luật để thành lập pháp nhân nhằm thực hiện các mục tiêu , nhiệm vụ nhất định của Nhà nước.
Áp dụng cho các cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, doanh nghiệp nhà nước.
Trình tự cho phép
Trình tự cho phép thành lập theo đơn yêu cầu của những người sáng lập và sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Áp dụng cho các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, các quỹ.
Trình tự đăng ký
Trình tự đăng ký là trình tự thành lập các pháp nhân bằng cách các sáng lập viên thỏa thuận về việc cùng góp vốn , góp chung sức để hoạt động trong một hoặc nhiều lĩnh vực mà pháp luật không cấm, đã đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Áp dụng cho các tố chức kinh tế.
b. Cải tổ pháp nhân
Gồm 5 hình thức: Quy định tại điều 88, 89, 90,91,92 BLDS 2015
•           Hợp nhất pháp nhân: Các pháp nhân có thể hợp nhất làm một pháp nhân mới, các pháp nhân cũ chấm dứt sự tồn tại. hợp nhất pháp nhân còn được quy định cụ thể tại điều 194 luật doanh nghiệp quy định về thủ tục hợp nhất, các trường hợp hợp nhất cụ thể, các cơ quan quản lý.
•           Sáp nhập pháp nhân: Một pháp nhân có thể hợp nhất với một pháp nhân khác, sau khi sáp nhập pháp nhân được sáp nhập chấm dứt tồn tại. Sáp nhập còn được quy định cụ thể hơn tại điều 195 luật doanh nghiệp.
•           Chia pháp nhân: Từ một pháp nhân bị chia thành nhiều pháp nhân , sau khi chia, pháp nhân bị chia chấm dứt tồn tại.Quy định cụ thể hơn tại điều 192 luật doanh nghiệp.
•           Tách pháp nhân: Từ một pháp nhân cố thể tách thành nhiều pháp nhân mới sau khi bị tách , pháp nhân bị tách và pháp nhân được tách tồn tại và hoạt động bình thường. Quy định cụ thể hơn tại điều 193 luật doanh nghiệp .
•           Chuyển đổi pháp nhân: Pháp nhân có thể chuyển đổi hình thức thành pháp nhân khác. Quy định cụ thể hơn tại điều 196 luật doanh nghiệp chuyển đổi từ công ty TNHH thành công ty cổ phần. Chuyển đổi từ công ty cổ phần thành công ty TNHH một thành viên điều 197 luật doanh nghiệp, chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty TNHH điều 199.
c. Chấm dứt pháp nhân
Pháp nhân chấm dứt tồn tại theo quy định tại các khoản 88,89, 90, 92,93 luật dân sự theo các trường hợp chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hình thức .Bên cạnh đó pháp nhân còn bị chấm dứt tồn tại khi bị giải thể và phá sản.Doanh nghiệp bị giải thể theo các điều kiện quy định tại điều 201 luật daonh nghiệp. Doanh nghiệp bị phá sản theo các quy định cụ thể tại luật phá sản 2014.
d. Đại diện của pháp nhân
Điều 139 BLDS 2005 quy định rằng “đại diện là việc một người (người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của người khác (người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện” và “Người đại diện phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ”. Như quy định trên thì chỉ có cá nhân mới được làm đại diện cho cả cá nhân và pháp nhân. Trong thực tiễn, nhiều trường hợp pháp nhân muốn được ủy quyền cho một pháp nhân khác để đại diện thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Bởi vì việc ủy quyền cho một pháp nhân thường mang lại sự yên tâm và tin tưởng cao hơn cá nhân. Với cá nhân các rủi ro về “sinh lão bệnh tử” hoặc các vấn đề về sức khỏe tinh thần có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện công việc được ủy quyền. Vì vậy tại điều 138 BLDS 2015 đã quy định cho phép pháp nhân được đại diện cho pháp nhân: “cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự”.
Cũng theo đó pháp luật về Tố tụng dân sự cũng quy định “Người đại diện trong tố tụng dân sự bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền. Người đại diện có thể là cá nhân hoặc pháp nhân theo quy định của Bộ luật dân sự”.

 Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xác định quan hệ trong tranh chấp đất đai

          Trong quá trình tham gia quan hệ pháp luật đất đai, việc bất đồng quan điểm, mâu thuẫn, xung đột ý kiến là điều khó tránh khỏi. Khi xảy ra mâu thuẫn về mặt lợi ích, xung đột về quyền lợi và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ pháp luật đất đai sẽ được gọi là tranh chấp đất đai. Quan hệ tranh chấp đất đai I. Những vấn đề lý luận liên quan đến tranh chấp đất đai 1. Khái niệm tranh chấp đất đai         Đất đai là loại tài sản đặc biệt, là tài nguyên của quốc gia được nhà nước giao cho người dân để sử dụng, quản lý. Đất đai không thuộc sở hữu của các bên tranh chấp mà thuộc sở hữu toàn dân. Điều này đã được quy định tại Điều 53 Hiến pháp 2013 và quy định cụ thể tại Điều 4 Luật Đất đai 2013: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.”.         T...

Thủ tục hòa giải bắt buộc trước khi khởi kiện

Tranh chấp đất đai vốn là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Đây cũng là  một trong những loại tranh chấp phổ biến nhất hiện nay. Khi phát sinh tranh chấp, hòa giải là phương án giải quyết ban đầu nhằm hạn chế tối đa những mâu thuẫn. Việc hòa giải có thể do các bên tự thương lượng hoặc thông qua một bên trung gian thứ ba trước khi khởi kiện nếu buộc phải giải quyết tại một cơ quan tài phán trong một số trường hợp nhất định. Trong bài viết này, ThS - Luật sư Phan Mạnh Thăng sẽ chia sẻ cụ thể về vấn đề trên. Hòa giải tranh chấp đất đai Khái niệm và đặc điểm của hòa giải tranh chấp đất đai Khái niệm Hòa giải là một trong các phương pháp giải quyết trong tranh chấp đất đai. Theo đó bên thứ ba sẽ đóng vai trò là trung gian giúp đỡ các bên tìm ra giải pháp để giải quyết tranh chấp. Bằng cách thương lượng, thuyết phục cùng với thiện chí của các bên thì tranh chấp sẽ được giải quyết một cách ôn hòa. Đặc điểm    ...

Lạm thu học phí đầu năm, cơ sở pháp lý nào để xử lý?

Lạm thu học phí đầu năm, cơ sở pháp lý nào để xử lý dành cho các bậc phụ huynh khi có dấu hiệu học phí đầu năm ngày càng tăng. Về các khoản học phí được phép thu đã được pháp luật quy định cụ thể. Trường hợp nhà trường thu học phí sai quy định pháp luật sẽ bị xử lý về hành vi lạm thu học phí. Việc này thường xảy ra do các bậc cha mẹ không nắm rõ quy định. Sau đây, Thạc sĩ - Luật sư Phan Mạnh Thăng xin cung cấp nội dung về vấn đề trên. Hành vi lạm thu học phí đầu năm Các khoản thu nào nhà trường không được phép thu?           Theo Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT thì các khoản phụ phí đầu năm sẽ được thu qua Ban đại diện cha mẹ học sinh theo nguyên tắc tự nguyện. Tuy nhiên, trên thực tế các khoản phí này thường được Ban đại diện cha mẹ học sinh nhờ nhà trường thu hộ và được thu như phí bắt buộc.           Căn cứ khoản 4 Điều 10 Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT quy định những khoản Ban đại diện cha mẹ học sinh không được phép quyên góp ...