c) Đối với tội vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ động
vật hoang dã:
Để tránh tình trạng bị khởi tố hình sự, pháp nhân thương mại cần:
·
Điều kiện về chủ thể:
-
Một là, tẩu tán
trách nhiệm này cho một cá nhân, tổ chức khác mà đảm bảo yếu tố “không cấu kết”.
-
Hai là, triệt
tiêu tư cách chủ thể: thành lập một tổ chức dự phòng không phải là pháp nhân thương
mại.
-
Ba là, triệt tiêu
tư cách pháp nhân: việc thực hiện hành vi phạm tội vì không nhận thức được hành
vi của mình là phạm tội, không ngăn chặn kịp thời và hậu quả vẫn xảy xa không
như mong muốn.
·
Điều kiện về khách thể:
Chỉ duy nhất một yếu tố
trong khách thể có thể triệt tiêu được dấu hiệu pháp luật hình sự, đó chính là đối tượng
tác động của các quan hệ xã hội:
Một là, phải đảm bảo đúng
tiêu chí về khái niệm của vật thể thì mới có thể khởi tố hình sự được. Trong
đó, đối tượng của tội phạm này chỉ bao gồm các loài động vật hoang dã: là những
loài sống trong tự nhiên, trong các hệ sinh thái như sa mạc, đồng bằng, băng cực
và cả những khu dân cư đông đúc nhất; và chưa được thuần hóa.
Hai là, phải đảm bảo đúng
tiêu chuẩn về định mức: số lượng động
vật nguy cấp, quý hiếm Nhóm IIB hoặc thuộc Phụ lục II của Công ước về buôn bán
quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp hoặc bộ phận, sản phẩm của
các động vật đó trị giá 300.000.000 đồng trở lên;
·
Điều kiện về mặt khách quan:
Một là, phải đảm bảo đúng
khái niệm về mặt hành vi thì mới khởi tố được. Các hành vi của tội này là:
Săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoang dã quý
hiếm: điểm 4.1 khoản 4
Mục IV Thông tư liên tịch 19/2007/TTLT/BNN&PTNT-BTP-BCA-VKSNDTC-TANDTC
ngày 08/03/2007 hướng dẫn các tội phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng
và quản lý lâm sản thì: “Săn bắt,
giết, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoang dã quý
hiếm bị cấm theo quy định của Chính phủ” là việc săn bắt, giết, vận chuyển,
buôn bán các loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB không được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cho phép nhưng thực hiện không đúng với quy định trong giấy phép được cấp.
- Vận chuyển, buôn bán trái
phép sản phẩm của loại động vật đó: điểm 4.2 khoản 4 Mục IV Thông tư liên tịch 19/2007/TTLT/BNN&PTNT-BTP-BCA-VKSNDTC-TANDTC ngày
08/03/2007 hướng dẫn các tội phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và
quản lý lâm sản thì: “Vận chuyển,
buôn bán trái phép sản phẩm của loại động vật đó” là vận chuyển, buôn bán
các loại sản phẩm như thịt, xương, sừng, da, lông, ngà, móng, vẩy, răng và các
bộ phận khác từ cơ thể các loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB mà
không có giấy tờ hợp pháp. Trường hợp các loại sản phẩm này đã được chế biến, chế tác thành
hàng hoá hoặc nguyên vật liệu sử
dụng trong sản xuất... thì xử lý theo quy định của pháp luật đối với hàng cấm.
Hai là, hành vi này đã bị xử
phạt vi phạm hành chính hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà
còn vi phạm.
Ba là, hành vi phạm tội này
chỉ khi gây ra hậu quả nghiêm trọng mới là yếu tố bắt buộc để cấu thành tội.
Theo đó, hậu quả gây ra là thiệt hại vật chất và thiệt hại phi vật chất (gây ảnh
hưởng đến việc thực hiện chính sách pháp luật của Nhà nước về quản lý hoạt động
bảo vệ các loài động vật hoang dã).
Bốn là, hành vi tác động là
nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả. Nếu chủ thể phạm tội thực hiện đúng hành
vi mà không dẫn đến hậu quả như phân tích ở trên thì vẫn bị khởi tố hình sự.
Năm là, triệt tiêu yếu tố
phương pháp, thủ đoạn phạm tội: nếu chủ thể phạm tội không lợi dụng tổ chức,
quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức.
Sáu là, triệt tiêu địa điểm
phạm tội: nếu hành vi buôn bán, vận chuyển không qua biên giới; hoặc không săn
bắt trong khu vực bị cấm hoặc vào thời gian bị cấm.
Bảy là, triệt tiêu được công
cụ phạm tội: nếu chủ thể phạm tội không sử dụng công cụ hoặc phương tiện săn bắt
bị cấm.
Tám là, triệt tiêu được thời
điểm tội phạm hoàn thành: khi chủ thể phạm tội chưa hoàn thành việc săn bắt, giết,
vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoang dã.
Nhận xét
Đăng nhận xét