. Khái niệm:
Tội phạm pháp nhân thương mại liên quan đến cạnh tranh được hiểu như thế nào?
Những điều luật trong Bộ luật hình sự 2015 quy định
2. Nội dung quy
định của pháp luật:
Khoản 4 Điều 217. Tội vi phạm quy định về cạnh tranh.
“4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị
phạt như sau:
a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị
phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị
phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động
có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm;
c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000
đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất
định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.”
Khoản 4 Điều 225. Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền
liên quan.
“4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị
phạt như sau:
a) Pháp nhân thương mại thực hiện hành vi quy định tại khoản 1
Điều này, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về
tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000
đồng đến 1.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị
phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động
có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm;
c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000
đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực
nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.”
Khoản 4 Điều 226. Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.
“4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị
phạt như sau:
a) Pháp nhân thương mại thực hiện hành vi quy định tại khoản 1
Điều này, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về
tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 500.000.000
đồng đến 2.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị
phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động
có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm;
c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000
đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực
nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.”
Thông qua việc quy định chi tiết về các tội danh mà
pháp nhân phải chịu thì nội dung chính mà pháp luật hướng đến việc quản lý các
tội phạm liên quan đến lĩnh vực cạnh tranh này là:
a) Khách thể:
- Hành vi phạm tội
này xâm phạm đến chế độ quản lý của Nhà nước ta trong cả hai lĩnh vực cạnh
tranh và sở hữu thuộc phạm vi điều chỉnh
của Bộ luật hình sự và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. Mặt
khác, những hành vi này còn xâm phạm đến sự cạnh tranh lành mạnh giữa các chủ
thể với nhau, làm mất sự cân bằng trong xã hội, xâm hại đến quyền và lợi ích
của tổ chức, cá nhân, người tiêu dùng.
- Đối tượng của hành
vi phạm tội: Hàng hóa được phép lưu thông trên thị trường Việt Nam và liên quan
đến lĩnh vực cạnh tranh và thuộc phạm vi sở hữu của một cá nhân, tổ chức được
bảo hộ theo quy định của pháp luật. Đối tượng của hành vi phạm tội bao gồm một
trong các bộ phận sau:
Một là, chủ thể của quan
hệ xã hội: tổ chức, cá nhân, người tiêu dùng.
Hai là, nội dung của các
quan hệ pháp luật: Quan hệ xã hội mang tính cạnh tranh và quyền sở hữu.
Ba là, đối tượng tác
động của các quan hệ xã hội:
§
Quyền tác giả: quy định tại khoản 2 Điều 4
Luật sở hữu trí tuệ 2005 thì “Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với
tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.”
§ Quyền liên quan:
quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 thì: “Quyền liên quan đến quyền
tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với
cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh
mang chương trình được mã hóa.”
§
Các quan hệ cạnh tranh lành mạnh giữa các chủ thể với
nhau chịu sự điều chỉnh bởi luật cạnh tranh, luật sở hữu trí tuệ và những văn
bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
b) Mặt khách
quan:
- Hành vi: là hành vi trực tiếp sao chép bản quyền
của một chủ thể được Nhà nước bảo hộ hoặc dùng những thủ đoạn không lành mạnh
để lôi kéo, thuyết phục các chủ thể khác cùng thực hiện thỏa thuận trái pháp
luật với mình nhằm đạt được mục đích của chủ thể phạm tội.
Những
hành vi này đều được biểu hiện hoặc là tự chủ thể phạm tội tự mình thực hiện
hành vi phạm tội hoặc là ủy quyền người khác thực hiện thay mình. Mặt khác
những hành vi này đều xâm phạm không những đến chính sách quản lý của Nhà nước
ta bao gồm cả trong nước và quốc tế, mà còn đến an toàn xã hội, quyền và lợi
ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức khác, gây khó khăn trong công tác quản
lý, kiểm soát và ngăn chặn hành vi phạm tội này.
- Được thể hiện dưới
dạng hành động.
- Hậu quả: do những hành vi này gây ra là thiệt hại vật chất hoặc phi vật chất;
- Mối quan hệ nhân – quả: đơn trực tiếp. Quan hệ nhân
quả này chỉ cần có một hành vi trái pháp luật đóng vai trò là nguyên nhân của
hậu quả tội phạm. Bản thân sự vận động nội tại của hành vi trái pháp luật này
độc lập đã có khả năng trực tiếp đưa đến hậu quả.
- Những yếu tố khác:
· Phương tiện, công cụ phạm tội: dùng những bản sao
giấy tờ, bản sao các tác phẩm, bản ghi âm, bản thu hình không được sự cho phép
của chủ sở hữu tác phẩm đó; dùng những hợp đồng thỏa thuận kèm điều kiện nhằm
loại bỏ, ngăn chặn sự cạnh tranh của các chủ thể khác.
· Phương pháp, thủ đoạn phạm tội: dùng những thủ
đoạn tinh vi, xảo quyệt; lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường hoặc vị trí độc
quyền thị trường.
· Thời điểm hoàn thành tội phạm: kể từ thời điểm
hành vi sao chép hoàn thành hoặc những thỏa thuận thành công về cạnh tranh giữa
các chủ thể với nhau.
c) Chủ thể: là pháp nhân
thương mại. Vì tự bản thân pháp nhân có thể nhận thức và điều khiển được hành vi phạm tội của mình hoặc của
những người đại diện cho pháp nhân đó.
d) Mặt chủ
quan:
-
Yếu
tố lỗi: của hành vi này là lỗi cố ý.Vì chủ thể phạm tội nhận thức rõ được rằng
hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả trái phép của mình là nguy hiểm cho
xã hội nhưng vì muốn thu được lợi nhuận cao nên họ vẫn tiếp tục thực hiện hành
vi đó và đã đoán trước được hậu quả xảy ra nếu bị phát hiện.
- Động cơ: của chủ thể phạm tội là nhằm buôn bán kiếm lợi bất
chính.
- Mục đích: hạn chế, loại trừ được sự cạnh tranh từ
nhiều chủ thể khác; thực hiện sự vi phạm trong quyền sở hữu một cách công
nhiên.
Nhận xét
Đăng nhận xét