b)
Đối với tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán:
Để tránh tình trạng bị khởi tố
hình sự, pháp nhân thương mại cần:
·
Điều kiện về chủ thể:
-
Một là, tẩu tán trách nhiệm này
cho một cá nhân, tổ chức khác mà đảm bảo yếu tố “không cấu kết”.
-
Hai là, triệt tiêu tư cách chủ thể:
thành lập một tổ chức dự phòng không phải là pháp nhân thương mại.
-
Ba là, triệt tiêu tư cách pháp nhân: việc thực hiện hành vi
phạm tội vì không nhận thức được hành vi của mình là phạm tội, không ngăn chặn
kịp thời và hậu quả vẫn xảy xa không như mong muốn.
·
Điều kiện về khách thể:
Chỉ
duy nhất một yếu tố trong khách thể có thể triệt tiêu được dấu hiệu hình sự, đó
chính là đối tượng tác động của các quan hệ xã hội:
Phải
đảm bảo đúng tiêu chí về khái niệm của vật thể
thì mới có thể khởi tố hình sự được. Trong đó, đối tượng của tội phạm này chỉ
bao gồm những thông tin đến công ty đại
chúng hoặc quỹ đại chúng chưa được công bố:
§ Theo
quy định của điều 25 Luật chứng khoán 2006 thì định nghĩa về công
ty đại chúng được hiểu như sau: “Công
ty đại chúng là công ty cổ phần thuộc một trong
ba loại hình sau: (1) Công ty đã thực hiện chào bán cổ phiếu ra công chứng; (2)
Công ty có cổ phiếu được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm
giao dịch chứng khoán; (3) Công ty có cổ phiếu được ít nhất một trăm nhà đầu tư
sở hữu, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và có vốn điều lệ đã góp
từ 10 tỷ đồng Việt Nam trở lên”.
§ Theo khoản 28 Điều
6 Luật chứng khoán 2006 thì “Quỹ đại chúng là quỹ đầu tư chứng khoán thực hiện chào bán chứng
chỉ quỹ ra công chúng.”
·
Điều kiện về mặt khách quan:
Một là, phải đảm bảo đúng khái niệm
về mặt hành vi của tội sử dụng thông tin nội bộ để
mua bán chứng khoán thì mới khởi tố được:
§ Theo khoản 3 Điều 9 Luật chứng
khoán 2006 thì những hành vi bao gồm: “3.
Sử dụng thông tin nội bộ
để mua, bán chứng khoán cho chính mình hoặc cho người khác; tiết lộ, cung cấp
thông tin nội bộ hoặc tư vấn cho người khác mua, bán chứng khoán trên cơ sở
thông tin nội bộ.”
§ Theo khoản 2 Điều 5 Thông tư liên tịch
10/2013/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC-BTC: “Hành vi sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán bao gồm:
a) Sử dụng thông tin
nội bộ để mua, bán chứng khoán cho chính mình;
b) Sử dụng thông tin
nội bộ để mua, bán chứng khoán cho người khác;
c) Tiết lộ thông tin
nội bộ hoặc tư vấn cho người khác mua, bán chứng khoán trên cơ sở thông tin nội
bộ.”
Hai là, gây ra hậu quả nghiêm trọng
là yếu tố bắt buộc để cấu thành tội phạm này. Theo đó, hậu quả do hành vi này
gây ra là thiệt hại cả về vật chất (gây thiệt hại cho nhà đầu tư từ 500.000.000
đồng trở lên) và về phi vật chất (gây ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách
pháp luật của Nhà nước về thông tin nội bộ trong hoạt động chứng khoán; làm mất
niêm tin của nhiều nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán; làm ảnh hưởng đến tính
minh bạch, công khai và an toàn của thị trường chứng khoán).
Ba là, hành vi tác động là nguyên
nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả. Nếu chủ thể phạm tội thực hiện đúng hành vi mà
không dẫn đến hậu quả như phân tích ở trên thì không bị khởi tố hình sự.
Bốn là, triệt tiêu được yếu tố phương
tiện, công cụ phạm tội: nếu những thông tin mà chủ thể biết không nằm trong những
thông tin nội bộ quan trọng và không có ảnh hưởng đến giá chứng khoán của công
ty đại chúng hoặc quỹ đại chúng.
Năm là, triệt tiêu được yếu tố thời
điểm tội phạm hoàn thành: khi chủ thể phạm tội chưa thực hiện xong hành vi tiết
lộ, cung cấp hoặc tư vấn thông tin nội bộ này.
·
Điều kiện về mặt chủ quan:
Lỗi
của hành vi này là lỗi cố ý, động cơ và mục đích là nhằm thu lợi bất hợp pháp.
Tuy nhiên có thể tẩu tán trách nhiệm này bằng cách:
-
Hậu quả do hành vi này gây ra không ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá chứng
khoán của công ty đại chúng hoặc quỹ đại chúng, hoặc gây ra thiệt hại về vật chất
không lớn cho nhà đầu tư (dưới 500.000.000 đồng).
-
Động cơ của hành vi phạm tội này không nhằm mục đích sinh lợi bất hợp
pháp.
Nhận xét
Đăng nhận xét