Chuyển đến nội dung chính

Án lệ và giá trị của án lệ





Án lệ là những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về một vụ việc cụ thể được Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh án Toà án nhân dân tối cao công bố là án lệ để các Toà án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử. Đây là một trong những căn cứ để tòa án giải quyết các vụ án, các yêu cầu khởi kiện

1.  Án lệ có những giá trị sau:
Thứ nhất, án lệ mang tính thực tiễn cao. Nghĩa là dựa vào thực tiễn, tập trung vào việc giải quyết những vấn đề cụ thể của đời sống thực tế chứ không phải giải quyết vấn đề bằng các lý thuyết chung chung trừu tượng. Tính thực tiễn của án lệ biểu hiện như sau: Các lý lẽ tạo ra án lệ mang tính nhân tạo chứ không phải mang tính tự nhiên ; Các luật gia thông luật cố gắng giải thích tinh thần của pháp luật hơn là hình thức từ ngữ của pháp luật.
Thứ hai, án lệ có khả năng khắc phục những lỗ hổng pháp luật một cách nhanh chóng và kịp thời. Đời sống xã hội luôn vận động, phát triển còn các quy phạm trong các văn bản pháp luật mang tính ổn định, dân đến hệ quả là luật pháp có thể lạc hậu hay có thể thiếu hụt để giải quyết các vấn đề của cuộc sống. Để khắc phục tình trạng này, các luật gia dân luật tìm đến những nguồn bổ trợ khác như áp dụng tập quán hoặc sử dụng án lệ. Các án lệ ở các nước dân luật được hình thành chủ yếu thông qua con đường giải thích pháp luật của tòa án tối cao. Khi giải thích pháp luật trong những trường hợp chưa có quy phạm thành văn điều chỉnh, các thẩm phán dựa vào các nguyên tắc nhất định. Ví dụ như, các thẩm phán Pháp dựa vào công lý và lý trí, các thẩm phán Đức thì sử dụng cách thức vô hiệu các quy định cụ thể bằng nguyên tắc chung, các thẩm phán ở các nước Bắc Âu sử dụng quy tắc: "Luật có hại không phải là luật5. Mặc dù, ở mỗi quốc gia có các cách thức khác nhau để khắc phục lỗ hổng pháp luật nhưng suy cho cùng cũng phản ánh vai trò làm luật của tòa án. Trong những truờng hợp này, các bên tranh chấp hay thẩm phán không thể chờ nghị viện bổ sung hay sửa đổi pháp luật. Tương tự vậy, ở các nước thông luật các quy tắc án lệ không thể đầy đủ hoặc hợp lý để giải quyết tất cả các tranh chấp trong xã hội. Các thẩm phán cũng phải tìm kiếm các lý lẽ hợp lý để sửa đổi, bổ sung các quy tắc án lệ hiện có. Tuy nhiên, khi các thẩm phán thực hiện công việc này sẽ nhanh chóng và kịp thời hơn so với nghị viện vì phải trải qua một quy trình và thủ tục lập pháp rất phức tạp.
Trong lĩnh vực pháp luật dân sự của Việt Nam, để khắc phục sự thiếu hụt của văn bản pháp luật thành văn, nhà làm luật cũng đưa ra những cách thức nhất định như áp dụng tập quán hoặc áp dụng tương tự quy định pháp luật6. Cả hai cách thức này đều có thể dân đến hình thành án lệ. Tuy nhiên, để có thể giải quyết vụ việc bằng những cách thức này đòi hỏi thẩm phán phải là người có nhiều kinh nghiệm và có kiến thức sâu rộng trong lĩnh vực khoa học pháp lý.
Thứ ba, án lệ thể hiện tính khách quan và công bằng. Một số người cho rằng, án lệ được tạo ra bởi một vài thẩm phán trong hội đồng xét xử khi xử lý một vụ việc cụ thể nên có thể dân đến tình trạng chủ quan, tùy tiện trong việc tạo ra các quy tắc án lệ. Thật ra, nhận định này mới chỉ nhìn bề ngoài về nguồn luật án lệ và hiểu không đúng về bản chất, tinh thần của học thuyết án lệ (doctrine of stare decisis). Trước hết, một quy tắc án lệ không phải hình thành từ một bản án cụ thể, mà nó phải được hình thành qua hàng loạt các vụ việc tương tự về sau, bản án đầu tiên chỉ là hình mâu phác thảo lên một quy tắc án lệ. Vì vậy, một quy tắc án lệ trong pháp luật thông luật không có tác giả, không có bản quyền cho bất kỳ thẩm phán nào. Hai là, quy tắc án lệ trong pháp luật thông luật là kết quả của quá trình đưa ra những lý lẽ và tranh luận lâu dài. Sự tranh luận được thể hiện thông qua sự tranh luận giữa bên nguyên và bên bị trong vụ việc, giữa các thẩm phán trong hội đồng xét xử, giữa các thẩm phán sau với các thẩm phán trước đó khi họ vận dụng lý lẽ của các phán quyết trước đó. Ba là, quy tắc án lệ phải được thừa nhận là giá trị chung (common value) hay là lý lẽ chung (common reason). Khi có các trường hợp mới phát sinh nhưng chưa có giải pháp cho các trường hợp này hoặc nếu lấy các quy tắc đang tồn tại áp dụng các trường hợp này sẽ không đem lại một kết quả công bằng như mong đợi.
Vì vậy, các thẩm phán phải đi tìm giải pháp pháp lý mới, nhưng liệu rằng các thẩm phán có thể tự định ra những tiêu chuẩn, những giá trị riêng mà các bên tranh chấp phải phục tùng và cả xã hội phải thừa nhận? Nếu vậy thì thẩm quyền làm luật của tòa án sẽ không có một giới hạn nào cả. Thực chất, thẩm quyền làm luật của tòa án bị ràng buộc bởi các quy phạm pháp luật thành văn và các quy tắc án lệ được tạo ra trước đó. Mặt khác, phán quyết của tòa án phải phù hợp với các giá trị hiện hành của xã hội. Quyết định của tòa án trong những trường hợp này không chỉ bản thân các thẩm phán cảm thấy rằng nó là hợp lẽ công bằng mà các bên tranh chấp trong vụ việc và cả xã hội cũng phải thừa nhận tính hợp lý của nó.

2. Những hạn chế cơ bản của nguồn luật án lệ:
Mặc dù, nguồn luật án lệ có những ưu điểm đáng kể như đã phân tích ở trên, nhưng học thuyết án lệ bị phê phán bởi các luật gia dân luật. Những phê phán tập trung vào một số điểm sau:
Thứ nhất, dựa vào tư tưởng phân chia quyền lực trong tổ chức bộ máy nhà nước1. Theo đó, quyền lực nhà nước được chia thành ba nhánh và giao cho ba cơ quan khác nhau nắm giữ, cụ thể: lập pháp giao cho nghị viện, hành pháp giao cho chính phủ và tư pháp giao cho tòa án. Như vậy, nếu trao thẩm quyền làm luật cho tòa án sẽ vi phạm nguyên tắc này, tòa án sẽ lấn sân chức năng làm luật của nghị viện. Một trong những nghịch lý khá thú vị là nghị viện (cơ quan lập pháp) có nguồn gốc từ nước Anh, nhưng cũng chính ở quốc gia này người ta lại trung thành với án lệ và đề cao vai trò làm luật của tòa án. Dĩ nhiên, các luật gia thông luật không phủ nhận chức năng ban hành luật của nghị viện, nhưng việc làm luật của nghị viện có những hạn chế như trên đã phân tích. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng họ chỉ khẳng định sự cần thiết về vai trò làm luật của tòa án mà không phủ nhận chức năng lập pháp của nghị viện. Mặt khác, họ cũng lập luận rằng chính tòa án cũng tham gia vào việc tạo ra hiến pháp không thành văn của nước Anh.
Thứ hai, nếu sử dụng nguồn luật án lệ sẽ dẫn đến tình trạng hồi tố. Một trong yêu cầu quan trọng của pháp quyền (rule of law) là không được hồi tố khi áp dụng pháp luật.

Thứ ba, án lệ không mang tính thống nhất và hệ thống cao như nguồn văn bản. Điều này đúng, vì các quy tắc án lệ là các quy tắc ngầm định (implicit rule) tồn tại trong các bản án dân đến việc nhận thức và xác định mức độ khái quát, phạm vi áp dụng của một quy tắc rất khó khăn, phức tạp và thường gây ra nhiều tranh cãi. Bởi vì khi giải quyết một vụ việc nhất định, các thẩm phán không nhằm mục đích tạo ra một quy tắc cho các vụ việc về sau. 
Những nội dung trên tác giả có tham khảo bài viết của Thạc sỹ Đỗ Thanh Trung - Giảng viên khoa Luật Hành chính, trường Đại học Luật TP.HCM.


Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Milo Và Ovaltine – Cuộc Chiến Pháp Lý Về Cạnh Tranh Không Lành Mạnh

Mới đây, cộng đồng mạng chia sẻ 2 pano quảng cáo ngoài trời của 2 thương hiệu đồ uống với nội dung đối lập nhau. Trong khi thương hiệu Nestle Milo đặt slogan “Nhà vô địch làm từ Milo” với tôn màu chủ đạo là xanh lá cây thì bên kia đường thương hiệu sữa Ovaltine với tấm biển quảng cáo màu đỏ có in hình 2 mẹ con chỉ tay sang phía “đối thủ” kèm theo dòng chữ ”Chẳng cần vô địch, chỉ cần con thích”. Vấn đề này rốt cuộc là sao? Mời các bạn theo dõi bài viết. Tìm hiểu cuộc chiến pháp lý giữa hai thương hiệu đồ uống Cạnh tranh quảng cáo Milo Và Ovaltine có lành mạnh không? Nestle Việt Nam đã có công văn gửi Cục Văn hóa cơ sở Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng Bộ Công Thương để đề nghị xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh và vi phạm luật quảng cáo. Đối tượng mà Nestle “tố” là Công ty Frieslandcampina, đơn vị sở hữu thương hiệu Ovaltine và đang thực hiện chiến dịch truyền thông cho Ovaltine. Với nội dung công văn phía Nestle ghi rõ là Ovalti

ĐIỀU KHOẢN BẢO HIỂM HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN ĐƯỢC QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO ?

Điều khoản bảo hiểm hay là những điều quy định phạm vi trách nhiệm của người bảo hiểm đối với đối tượng được bảo hiểm bị tổn thất do những rủi ro hàng hải gây nên. Khi đối tượng được bảo hiểm theo điều kiện nào, chỉ những rủi ro tổn thất quy định trong đó gây nên mới được bồi thường. Nước Anh là nước xây dựng luật bảo hiểm hàng hải sớm nhất (1906 - MIA). Trong bảo hiểm hàng hóa đường biển có các bộ điều khoản bảo hiểm do Hiệp hội bảo hiểm Luân Đôn ban hàng như ICC 1963, ICC 1982 hay mới nhất là ICC 2009. Các bộ Điều khoản bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu được sử dụng phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay. Dựa trên cơ sở luật này mà Việt Nam xây dựng các điều kiện bảo hiểm cơ bản gồm: QTC 1965, QTC 1990 do Bộ tài chính ban hành. Sau có QTC 1995, QTC 1998 do Bảo Việt ban hành, hay Petrolimex ban hành QTC 1998 PJCO. Khi mua bảo hiểm cho hàng hóa, trừ những trường hợp đặc biệt, chủ hàng phải mua bảo hiểm theo một trong ba điều kiện bảo hiểm gốc là A, B hoặc C. Ngoài ra, tùy theo hà

Xác định quan hệ trong tranh chấp đất đai

          Trong quá trình tham gia quan hệ pháp luật đất đai, việc bất đồng quan điểm, mâu thuẫn, xung đột ý kiến là điều khó tránh khỏi. Khi xảy ra mâu thuẫn về mặt lợi ích, xung đột về quyền lợi và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ pháp luật đất đai sẽ được gọi là tranh chấp đất đai. Quan hệ tranh chấp đất đai I. Những vấn đề lý luận liên quan đến tranh chấp đất đai 1. Khái niệm tranh chấp đất đai         Đất đai là loại tài sản đặc biệt, là tài nguyên của quốc gia được nhà nước giao cho người dân để sử dụng, quản lý. Đất đai không thuộc sở hữu của các bên tranh chấp mà thuộc sở hữu toàn dân. Điều này đã được quy định tại Điều 53 Hiến pháp 2013 và quy định cụ thể tại Điều 4 Luật Đất đai 2013: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.”.         Trong quá trình tham gia quan hệ pháp luật đất đai không phải lúc nào các chủ thể cũng có