Chuyển đến nội dung chính

Thủ Tục Và Chi Phí Đăng Ký Sở Hữu Trí Tuệ Như Thế Nào?

Thủ tục đăng ký về luật sở hữu trí tuệ là một trong những thủ tục pháp lý quan trọng và cần được thực hiện nhằm đảm bảo công sức sáng tạo, khai thác giá trị kinh tế từ các sản phẩm sáng tạo để bù đắp lại công sức đầu tư, chi phí và thời gian mà người sáng tạo đã bỏ ra. Đối với mỗi một loại hình tài sản sở hữu trí tuệ khác nhau thì việc chuẩn bị hồ sơ hay tiến hành các thủ tục cũng sẽ khác nhau. 

Chi phí phải nộp khi tiến hành đăng ký sở hữu trí tuệ
Thủ tục, hồ sơ và chi phí, nơi đăng ký sở hữu trí tuệ

Thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ

Theo quy định của Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, đối tượng sở hữu trí tuệ gồm: Quyền Sở hữu công nghiệp; Quyền tác giả, quyền liên quan; Quyền đối với giống cây trồng.
Tùy thuộc vào từng sản phẩm đăng ký sở hữu trí tuệ để đăng ký theo các đối tượng này. Mỗi sản phẩm đăng ký sẽ có các bước tiến hành khác nhau và do các cơ quan quản lý khác nhau thực hiện việc thẩm tra hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký sở hữu trí tuệ. Về cơ bản Thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ sẽ được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Lựa chọn đối tượng đăng ký

Với mỗi sản phẩm đăng ký sẽ có hình thức đăng ký khác nhau, có các hình thức đăng ký sau: Đăng ký nhãn hiệu; Đăng ký sáng chế; Đăng ký kiểu dáng công nghiệp; Đăng ký bản quyền tác giả; Đăng ký quyền liên quan đến giống cây trồng.

Bước 2: Xác định cơ quan đăng ký

Gồm các cơ quan: Cục Sở hữu trí tuệ; Cục bản quyền tác giả; Cục trồng trọt và chăn nuôi.

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký đối tượng sở hữu trí tuệ

Hồ sơ này sẽ phụ thuộc vào từng loại hình đăng ký

Bước 4: Nộp hồ sơ và theo dõi hồ sơ đăng ký

Sau khi đã chuẩn bị xong hồ sơ đăng ký, sẽ nộp hồ sơ tại một trong các cơ quan nêu trên để tiến hành thẩm định hồ sơ đăng ký, theo dõi hồ sơ cho đến khi nhận được kết quả cuối cùng của việc đăng ký độc quyền sở hữu trí tuệ sản phẩm.

Hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ

Để tiến hành quá trình đăng ký, cần chuẩn bị Hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ cần thiết dựa vào tính chất của đối tượng cần được bảo hộ, cụ thể gồm:
Thứ nhất, Đơn yêu cầu cấp bằng sáng chế, giải pháp hữu ích, bao gồm:
  1. 3 bản tờ khai theo mẫu yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế
  2. 3 bản mô tả sáng chế, giải pháp hữu ích và yêu cầu bảo hộ
  3. 3 bản vẽ, bảng tính toán, sơ đồ
  4. 1 bản sao đơn đầu tiên hoặc tài liệu chứng nhận trưng bày triển lãm
  5. 1 bản chứng từ nộp lệ phí
Thứ hai, Đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp
  1. 3 bản tờ khai theo mẫu yêu cầu cấp bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp
  2. 3 bản mô tả về kiểu dáng công nghiệp
  3. 6 bản vẽ hoặc ảnh chụp kiểu dáng công nghiệp
  4. Nếu kiểu dáng công nghiệp đó có chứa nhãn hiệu hàng hóa, thì cần có 1 bản tài liệu xác nhận quyền sở hữu hàng hóa
  5. 1 bản sao đơn đầu tiên hoặc tài liệu chứng nhận trưng bày triển lãm
  6. 1 bản giấy chứng nhận hoặc thỏa thuận chuyển giao quyền nộp đơn
  7. 1 bản chứng từ nộp lệ phí
Thứ ba, Đơn yêu cầu cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa
  1. 3 bản tờ khai theo mẫu yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa
  2. 15 bản mẫu nhãn hiệu
  3. 1 bản xác nhận quyền kinh doanh hợp pháp
  4. 1 bản tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp
  5. Nếu nhãn hiệu bảo hộ là nhãn hiệu tập thể, cần 1 quy chế sử dụng nhãn hiệu
  6. 1 bản sao đơn đầu tiên hoặc tài liệu chứng nhận trưng bày triển lãm
  7. Nếu nhãn hiệu có chứa đựng những thông tin riêng, cần có thêm giấy phép của cơ quan có thẩm quyền
  8. 1 bản chứng từ nộp lệ phí

Chi phí và nơi đăng ký sở hữu trí tuệ

Về chi phí, sẽ tùy thuộc vào từng loại văn bằng bảo hộ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. Các khoản, mức phí và lệ phí được áp dụng thống nhất đối với tất cả chủ thể.

Hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ bao gồm những gì
Chi phí và nơi đăng ký sở hữu trí tuệ ra sao?
Nơi đăng ký sở hữu trí tuệ tùy thuộc vào từng đối tượng, sau khi chuẩn bị những thủ tục đăng ký theo đầy đủ giấy tờ quy định, chủ sở hữu sẽ đăng ký sở hữu trí tuệ tại các cơ quan quản lý sau:
Một, Cục sở hữu trí tuệ là cơ quan tiếp nhận hồ sơ và cấp giấy chứng nhận cho các đối tượng sở hữu công nghiệp gồm đăng ký nhãn hiệu; đăng ký sáng chế; đăng ký giải pháp hữu ích; đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Hai, Cục bản quyền tác giả là cơ quan tiếp nhận hồ sơ và cấp giấy chứng nhận cho các đối tượng bản quyền tác giả gồm quyền tác giả và quyền liên quan
Ba, Cục trồng trọt và chăn nuôi là cơ quan tiếp nhận hồ sơ và cấp giấy chứng nhận cho các đối tượng liên quan đến giống cây trồng, vật nuôi
Thủ tục, hồ sơ Đăng ký sở hữu trí tuệ thực sự quan trọng đối với doanh nghiệp, nó góp phần quảng bá thương hiệu cho doanh nghiệp, tạo sự tin tưởng trong quan hệ với các đối tác.


Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xác định quan hệ trong tranh chấp đất đai

          Trong quá trình tham gia quan hệ pháp luật đất đai, việc bất đồng quan điểm, mâu thuẫn, xung đột ý kiến là điều khó tránh khỏi. Khi xảy ra mâu thuẫn về mặt lợi ích, xung đột về quyền lợi và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ pháp luật đất đai sẽ được gọi là tranh chấp đất đai. Quan hệ tranh chấp đất đai I. Những vấn đề lý luận liên quan đến tranh chấp đất đai 1. Khái niệm tranh chấp đất đai         Đất đai là loại tài sản đặc biệt, là tài nguyên của quốc gia được nhà nước giao cho người dân để sử dụng, quản lý. Đất đai không thuộc sở hữu của các bên tranh chấp mà thuộc sở hữu toàn dân. Điều này đã được quy định tại Điều 53 Hiến pháp 2013 và quy định cụ thể tại Điều 4 Luật Đất đai 2013: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.”.         Trong quá trình tham gia quan hệ pháp luật đất đai không phải lúc nào các chủ thể cũng có

Thủ tục hòa giải bắt buộc trước khi khởi kiện

Tranh chấp đất đai vốn là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Đây cũng là  một trong những loại tranh chấp phổ biến nhất hiện nay. Khi phát sinh tranh chấp, hòa giải là phương án giải quyết ban đầu nhằm hạn chế tối đa những mâu thuẫn. Việc hòa giải có thể do các bên tự thương lượng hoặc thông qua một bên trung gian thứ ba trước khi khởi kiện nếu buộc phải giải quyết tại một cơ quan tài phán trong một số trường hợp nhất định. Trong bài viết này, ThS - Luật sư Phan Mạnh Thăng sẽ chia sẻ cụ thể về vấn đề trên. Hòa giải tranh chấp đất đai Khái niệm và đặc điểm của hòa giải tranh chấp đất đai Khái niệm Hòa giải là một trong các phương pháp giải quyết trong tranh chấp đất đai. Theo đó bên thứ ba sẽ đóng vai trò là trung gian giúp đỡ các bên tìm ra giải pháp để giải quyết tranh chấp. Bằng cách thương lượng, thuyết phục cùng với thiện chí của các bên thì tranh chấp sẽ được giải quyết một cách ôn hòa. Đặc điểm         Hiện nay về hò

Lạm thu học phí đầu năm, cơ sở pháp lý nào để xử lý?

Lạm thu học phí đầu năm, cơ sở pháp lý nào để xử lý dành cho các bậc phụ huynh khi có dấu hiệu học phí đầu năm ngày càng tăng. Về các khoản học phí được phép thu đã được pháp luật quy định cụ thể. Trường hợp nhà trường thu học phí sai quy định pháp luật sẽ bị xử lý về hành vi lạm thu học phí. Việc này thường xảy ra do các bậc cha mẹ không nắm rõ quy định. Sau đây, Thạc sĩ - Luật sư Phan Mạnh Thăng xin cung cấp nội dung về vấn đề trên. Hành vi lạm thu học phí đầu năm Các khoản thu nào nhà trường không được phép thu?           Theo Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT thì các khoản phụ phí đầu năm sẽ được thu qua Ban đại diện cha mẹ học sinh theo nguyên tắc tự nguyện. Tuy nhiên, trên thực tế các khoản phí này thường được Ban đại diện cha mẹ học sinh nhờ nhà trường thu hộ và được thu như phí bắt buộc.           Căn cứ khoản 4 Điều 10 Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT quy định những khoản Ban đại diện cha mẹ học sinh không được phép quyên góp là: Các khoản ủng hộ không theo nguyên tắc tự nguyện Bảo vệ