Chuyển đến nội dung chính

Có Nên Mua Đất Nông Nghiệp Làm Nhà?

Vấn đề phải xây được một cái nhà để “an cư lập nghiệp” luôn là vấn đề cần thiết và cấp bách đối với mỗi người. Tuy nhiên, khả năng tài chính của mỗi người lại khác nhau. Những người khả năng tài chính có hạn thường chọn phương án mua đất nông nghiệp để xây nhà. Liệu đây có phải giải pháp tối ưu khi tài chính có hạn? Trước hết, phải xem xét tính rủi ro và tính pháp lý của hành vi. Sau đó mới quyết định có nên mua đất nông nghiệp làm nhà không?
Có nên mua đất nông nghiệp để xây nhà?
Quy định về việc xây nhà trên đất nông nghiệp

Có được phép xây nhà trên đất nông nghiệp không?

Theo quy định tại Điều 10 Luật Đất đai 2013, nhóm đất nông nghiệp gồm: Đất trồng cây hàng năm; Đất trồng cây lâu năm; Đất rừng sản xuất; Đất rừng phòng hộ; Đất rừng đặc dụng; Đất nuôi trồng thủy sản; Đất làm muối; Đất nông nghiệp khác.
Trong khi đó, đất ở lại thuộc nhóm đất phi nông nghiệp. Vậy, pháp luật có cho phép xây nhà trên đất nông nghiệp?
Theo luật đất đai quy định người sử dụng đất có nghĩa vụ sử dụng đất đúng mục đích, cấm sử dụng đất không đúng mục đích. Do đó, đất nông nghiệp chỉ được sử dụng trong nông nghiệp mà không được phép xây nhà để ở.
Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là nếu bạn đã lỡ mua một mảnh đất nông nghiệp với dự định xây nhà trên đó hoặc bạn muốn tận dụng đất nông nghiệp sẵn có của mình để xây nhà thì sao? Điều này có được phép không? Câu trả lời là được phép.
Trong trường hợp này, bạn chỉ cần làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở. Vậy, khi bạn xây nhà trên đất ở thì bạn đã sử dụng đất đúng mục đích. Tuy nhiên, một lưu ý là phải tìm hiểu kỹ quy hoạch sử dụng đất của địa phương để biết được mảnh đất bạn muốn chuyển mục đích sử dụng có nằm trong quy hoạch được phép chuyển thành đất ở không? Nếu không nằm trong quy hoạch, bạn không chuyển mục đích sử dụng đất được thì bạn không được phép xây dựng nhà trên đất nông nghiệp đó.

Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở

Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất
Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở
Bước 1. Nộp hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất và nộp tiền sử dụng đất
Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT, người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đến Phòng Tài nguyên môi trường, hồ sơ gồm:
  • Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất (theo mẫu);
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Bước 2. Phòng Tài nguyên môi trường thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất; hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; trình Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;
Bước 3. UBND cấp huyện quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;
Bước 4. Cơ quan có thẩm quyền cập nhật, chỉnh lý dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.

Nộp tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất

Khi chuyển mục đích sử dụng đất thì người sử dụng đất phải nộp tiền sử dụng đất.
Số tiền phải nộp: Theo quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP, khi chuyển từ đất nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Giá đất để tính tiền sử dụng đất sẽ căn cứ theo mục đích sử dụng và trên cơ sở bảng giá đất do UBND tỉnh ban hành tại thời điểm kê khai.
Trong trường hợp hộ gia đình, cá nhân có khó khăn về tài chính, có thể được ghi nợ số tiền sử dụng đất bằng cách làm đơn xin ghi số tiền sử dụng đất phải nộp khi nộp hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất. Người sử dụng đất được trả nợ dần trong thời hạn tối đa là 5 năm, sau 5 năm kể từ ngày ghi nợ mà chưa trả hết nợ thì phải nộp tiền sử dụng đất còn lại theo giá đất tại thời điểm trả nợ. Nếu trả nợ trước hạn thì được hỗ trợ giảm trừ vào tiền sử dụng đất phải nộp.
Do vậy, để tránh trường hợp phải nộp số tiền sử dụng đất lớn thì hộ gia đình, cá nhân chỉ nên chuyển một phần diện tích đất nông nghiệp mà mình dự tính xây nhà chứ không nên chuyển toàn bộ diện tích đất nông nghiệp mình đang có.


Tham khảo thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

ĐIỀU KHOẢN BẢO HIỂM HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN ĐƯỢC QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO ?

Điều khoản bảo hiểm hay là những điều quy định phạm vi trách nhiệm của người bảo hiểm đối với đối tượng được bảo hiểm bị tổn thất do những rủi ro hàng hải gây nên. Khi đối tượng được bảo hiểm theo điều kiện nào, chỉ những rủi ro tổn thất quy định trong đó gây nên mới được bồi thường. Nước Anh là nước xây dựng luật bảo hiểm hàng hải sớm nhất (1906 - MIA). Trong bảo hiểm hàng hóa đường biển có các bộ điều khoản bảo hiểm do Hiệp hội bảo hiểm Luân Đôn ban hàng như ICC 1963, ICC 1982 hay mới nhất là ICC 2009. Các bộ Điều khoản bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu được sử dụng phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay. Dựa trên cơ sở luật này mà Việt Nam xây dựng các điều kiện bảo hiểm cơ bản gồm: QTC 1965, QTC 1990 do Bộ tài chính ban hành. Sau có QTC 1995, QTC 1998 do Bảo Việt ban hành, hay Petrolimex ban hành QTC 1998 PJCO. Khi mua bảo hiểm cho hàng hóa, trừ những trường hợp đặc biệt, chủ hàng phải mua bảo hiểm theo một trong ba điều kiện bảo hiểm gốc là A, B hoặc C. Ngoài ra, tùy theo hà

Milo Và Ovaltine – Cuộc Chiến Pháp Lý Về Cạnh Tranh Không Lành Mạnh

Mới đây, cộng đồng mạng chia sẻ 2 pano quảng cáo ngoài trời của 2 thương hiệu đồ uống với nội dung đối lập nhau. Trong khi thương hiệu Nestle Milo đặt slogan “Nhà vô địch làm từ Milo” với tôn màu chủ đạo là xanh lá cây thì bên kia đường thương hiệu sữa Ovaltine với tấm biển quảng cáo màu đỏ có in hình 2 mẹ con chỉ tay sang phía “đối thủ” kèm theo dòng chữ ”Chẳng cần vô địch, chỉ cần con thích”. Vấn đề này rốt cuộc là sao? Mời các bạn theo dõi bài viết. Tìm hiểu cuộc chiến pháp lý giữa hai thương hiệu đồ uống Cạnh tranh quảng cáo Milo Và Ovaltine có lành mạnh không? Nestle Việt Nam đã có công văn gửi Cục Văn hóa cơ sở Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng Bộ Công Thương để đề nghị xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh và vi phạm luật quảng cáo. Đối tượng mà Nestle “tố” là Công ty Frieslandcampina, đơn vị sở hữu thương hiệu Ovaltine và đang thực hiện chiến dịch truyền thông cho Ovaltine. Với nội dung công văn phía Nestle ghi rõ là Ovalti

Người thân tự ý mang xe đi cầm đồ thì có bị xử tội không

Người thân tự ý mang xe đi cầm đồ thì có bị xử tội không là câu hỏi thắc mắc của nhiều người bởi nếu họ vay mượn tài sản của mình trong thời hạn nhất định nhưng sau đó lại mang đi cầm cố ? Vậy phải làm gì để đòi lại được tài sản từ người thân, bài viết dưới đây sẽ làm rõ cho quý bạn đọc. Cầm cố tài sản trái pháp luật Quy định pháp luật về cầm cố tài sản Nội dung Điều 309 BLDS quy định: Cầm cố tài sản là việc một bên (bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Quan hệ cầm cố tài sản có những đặc điểm pháp lý như sau: ●                 Quan hệ cầm cố đòi hỏi phải có sự chuyển giao tài sản bảo đảm từ bên cầm cố sang bên nhận cầm cố quản lý trong thời hạn của hợp đồng cầm cố. ●                   Hợp đồng cầm cố tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. ●                   Quan hệ cầm đồ là một hình thức phát triển của quan hệ cầm cố man