Chuyển đến nội dung chính

Người Mẹ Trẻ Vứt Con Qua Cửa Sổ: Giết Con Mới Đẻ Hay Xâm Phạm Thi Thể Mồ Mả

Vào tối 18/10 vừa qua, tại sân chung cư HH Linh Đàm, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Người dân đã vô cùng bàng hoàng và phẫn nộ trước việc một bé sơ sinh bị ném từ tầng 31 của chung cư Linh Đàm (Hà Nội) xuống đất. Cơ quan chức năng nhanh chóng xác định mẹ bé sơ sinh là Đinh Thị V.A (SN 1997, quê tỉnh Quảng Bình). Quá trình đấu tranh tại cơ quan công an, Đinh Thị V.A thừa nhận vừa sinh con, tuy nhiên cháu bé sau khi sinh bị tử vong nên V.A đã bỏ con vào túi rác và vứt xuống đất qua cửa sổ nhà vệ sinh.
Nữ sinh ném con ở chung cư Linh Đàm phạm tội gì
Nữ sinh ném con ở chung cư Linh Đàm sẽ chịu tội danh nào?

Hành vi của người mẹ trẻ này bị quy tội giết con mới đẻ hay xâm phạm thi thể mồ mả?

Thứ nhất, Có rất nhiều quan điểm cho rằng: Do nạn nhân trong vụ việc này là cháu bé sơ sinh chưa quá 7 ngày tuổi nên theo quy định tại Điều 124, BLHS năm 2015 về tội Giết hoặc Vứt bỏ con mới đẻ như sau: “Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm; Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm”.
Thứ hai, Nhiều ý kiến từ các luật sư khác cho rằng hành vi của người
mẹ trẻ này là hành vi xâm phạm thi thể,mồ mả, hài cốt. Bởi lẽ theo lời khai là cháu bé đã chết trước khi V.A thực hiện hành vi của mình.Và mức phạt cao nhất cho người phạm tội này có thể lên đến 7 năm tù giam.

Xác định thời điểm nạn nhân tử vong để áp dụng tội danh

Trường hợp đứa trẻ chết sau khi bị ném xuống đất hay chết trước khi bị ném xuống đất thì xử lý người mẹ này về tội danh gì? Nếu có hành vi này thì đối tượng ném xác con vừa chết xuống dưới sân sẽ bị xử lý về tội xâm phạm thi thể theo quy định tại Khoản 1 Điều 319 bộ luật hình sự 2015, tội danh và hình phạt được quy định như sau: Người nào đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Trước khi bị vứt xuống đứa bé còn sống hay đã chết
Đứa bé còn sống hay đã chết trước khi bị mẹ vứt xuống
Theo nguồn tin gần đây nhất  nói về vụ việc này. Ngày 23/10, cơ quan chức năng đã công bố kết quả giám định pháp y. Cụ thể, cháu bé sơ sinh bị ném xuống sân được 1 ngày tuổi, nặng 2,7 kg, giới tính nữ. Trong phổi đã có sự lưu thông không khí, chấn thương vùng đầu, có bầm tụ máu, có phản ứng sống. Cơ quan chức năng xác định, nguyên nhân tử vong của cháu bé là do chấn thương sọ não. Như vậy, Hành vi của người mẹ trẻ là sát hại một đứa trẻ mới sinh chưa quá 07 ngày tuổi có liên quan tới tội giết người hoặc tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ.
Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ được hiểu là trường hợp người mẹ phạm tội do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết hoặc vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi. Người phạm tội này thường là những người mẹ ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số; Những nhóm người lạc hậu do phong tục, tập quán cổ hủ tin vào ma tà hoặc do rơi vào tình trạng quẫn bách mà không còn cách nào khác buộc phải thực hiện. Tuy nhiên V.A, người mẹ vứt bỏ con mới đẻ là một sinh viên, một người có học thức, có văn hóa, ở giữa thủ đô, không bị bất cứ phong tục tập quán hay hoàn cảnh khách quan nào can thiệp đến mức phải vứt bỏ con mình. Bởi vậy, trong vụ việc này rất khó có thể áp dụng tội vứt bỏ con mới đẻ theo điều 124 Bộ luật hình sự 2015 Nên người mẹ có thể bị xử lý về tội Giết người theo Điều 123, BLHS năm 2015 với mức hình phạt cao nhất có thể là tù chung thân hoặc tử hình.


Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Milo Và Ovaltine – Cuộc Chiến Pháp Lý Về Cạnh Tranh Không Lành Mạnh

Mới đây, cộng đồng mạng chia sẻ 2 pano quảng cáo ngoài trời của 2 thương hiệu đồ uống với nội dung đối lập nhau. Trong khi thương hiệu Nestle Milo đặt slogan “Nhà vô địch làm từ Milo” với tôn màu chủ đạo là xanh lá cây thì bên kia đường thương hiệu sữa Ovaltine với tấm biển quảng cáo màu đỏ có in hình 2 mẹ con chỉ tay sang phía “đối thủ” kèm theo dòng chữ ”Chẳng cần vô địch, chỉ cần con thích”. Vấn đề này rốt cuộc là sao? Mời các bạn theo dõi bài viết. Tìm hiểu cuộc chiến pháp lý giữa hai thương hiệu đồ uống Cạnh tranh quảng cáo Milo Và Ovaltine có lành mạnh không? Nestle Việt Nam đã có công văn gửi Cục Văn hóa cơ sở Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng Bộ Công Thương để đề nghị xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh và vi phạm luật quảng cáo. Đối tượng mà Nestle “tố” là Công ty Frieslandcampina, đơn vị sở hữu thương hiệu Ovaltine và đang thực hiện chiến dịch truyền thông cho Ovaltine. Với nội dung công văn phía Nestle ghi rõ là Ovalti

ĐIỀU KHOẢN BẢO HIỂM HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN ĐƯỢC QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO ?

Điều khoản bảo hiểm hay là những điều quy định phạm vi trách nhiệm của người bảo hiểm đối với đối tượng được bảo hiểm bị tổn thất do những rủi ro hàng hải gây nên. Khi đối tượng được bảo hiểm theo điều kiện nào, chỉ những rủi ro tổn thất quy định trong đó gây nên mới được bồi thường. Nước Anh là nước xây dựng luật bảo hiểm hàng hải sớm nhất (1906 - MIA). Trong bảo hiểm hàng hóa đường biển có các bộ điều khoản bảo hiểm do Hiệp hội bảo hiểm Luân Đôn ban hàng như ICC 1963, ICC 1982 hay mới nhất là ICC 2009. Các bộ Điều khoản bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu được sử dụng phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay. Dựa trên cơ sở luật này mà Việt Nam xây dựng các điều kiện bảo hiểm cơ bản gồm: QTC 1965, QTC 1990 do Bộ tài chính ban hành. Sau có QTC 1995, QTC 1998 do Bảo Việt ban hành, hay Petrolimex ban hành QTC 1998 PJCO. Khi mua bảo hiểm cho hàng hóa, trừ những trường hợp đặc biệt, chủ hàng phải mua bảo hiểm theo một trong ba điều kiện bảo hiểm gốc là A, B hoặc C. Ngoài ra, tùy theo hà

Xác định quan hệ trong tranh chấp đất đai

          Trong quá trình tham gia quan hệ pháp luật đất đai, việc bất đồng quan điểm, mâu thuẫn, xung đột ý kiến là điều khó tránh khỏi. Khi xảy ra mâu thuẫn về mặt lợi ích, xung đột về quyền lợi và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ pháp luật đất đai sẽ được gọi là tranh chấp đất đai. Quan hệ tranh chấp đất đai I. Những vấn đề lý luận liên quan đến tranh chấp đất đai 1. Khái niệm tranh chấp đất đai         Đất đai là loại tài sản đặc biệt, là tài nguyên của quốc gia được nhà nước giao cho người dân để sử dụng, quản lý. Đất đai không thuộc sở hữu của các bên tranh chấp mà thuộc sở hữu toàn dân. Điều này đã được quy định tại Điều 53 Hiến pháp 2013 và quy định cụ thể tại Điều 4 Luật Đất đai 2013: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.”.         Trong quá trình tham gia quan hệ pháp luật đất đai không phải lúc nào các chủ thể cũng có