Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 9, 2017

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI KHIẾU NẠI, NGƯỜI BỊ KHIẾU NẠI, NGƯỜI GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI

1. Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại Về quyền của người khiếu nại Căn cứ Khoản 1 Điều 12 Luật Khiếu nại 2011, người khiếu nại có các quyền sau đây: a) Tự mình khiếu nại;             Các phương thức tự khiếu nại bao gồm: - Người khiếu nại có đầy đủ năng lực hành vi dân sự tự mình khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền; - Đối với người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự thì người đại diện theo pháp luật của họ thực hiện việc khiếu nại ; - Trường hợp người khiếu nại ốm đau, già yếu, có nhược điểm về thể chất hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể tự mình khiếu nại thì được ủy quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, con đã thành niên hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ để thực hiện việc khiếu nại. b) Nhờ người tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho người khác khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình; Người khiếu nại có thể nhờ luật sư tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho luật sư khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi íc

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TRÌNH TỰ GIẢI QUYẾT TỐ CÁO

Căn cứ Điều 18 Luật Tố cáo 2011, việc giải quyết tố cáo được thực hiện theo các trình tự sau: Bước 1: Tiếp nhận và xử lý thông tin tố cáo             Theo Điều 19 Luật Khiếu nại 2011, việc tố cáo được thực hiện dưới hai hình thức sau: - Bằng đơn tố cáo; Đơn tố cáo phải ghi rõ ngày, tháng, năm tố cáo ; họ, tên, địa chỉ của người tố cáo; nội dung tố cáo. Đơn tố cáo phải do người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo bằng đơn thì trong đơn phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ của từng người tố cáo, có chữ ký hoặc điểm chỉ của những người tố cáo; họ, tên người đại diện cho những người tố cáo để phối hợp khi có yêu cầu của người giải quyết tố cáo. Số người đại diện theo Khoản 2 Điều 4 Nghị định 76/2012/NĐ-CP như sau: a) Trường hợp có từ 05 đến 10 người tố cáo thì cử 01 hoặc 02 người đại diện; b) Trường hợp có từ 10 người trở lên thì có thể cử thêm người đại diện, nhưng tối đa không quá 05 người. Việc của đại diện phải thực hiện bằng văn bản. Theo Điều

THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TỐ CÁO ĐỐI VỚI HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC KHI THỰC HIỆN NHIỆM VỤ, CÔNG VỤ

1 . Nguyên tắc xác định thẩm quyền Theo Điều 12 Luật Tố cáo 2011, việc xác định thẩm quyền dựa trên nguyên tắc sau: - Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức: người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức đó giải quyết; Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức: người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó giải quyết. - Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của nhiều cơ quan, tổ chức: người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cán bộ, công chức, viên chức bị tố cáo phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan giải quyết. - Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức có dấu hiệu tội phạm do

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI LẦN THỨ HAI

1. Quy định pháp luật về giải quyết khiếu nại lần thứ hai Căn cứ Điều 33 Luật Khiếu nại 2011, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày. Trường hợp khiếu nại lần hai thì người khiếu nại phải gửi đơn kèm theo quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, các tài liệu có liên quan cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.             Hoặc khi hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết hoặc người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.             Trình tự, thủ t

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI LẦN ĐẦU

Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quy định tại Mục 2 Chương 3 Luật Khiếu nại 2011 như sau: Bước 1: Nộp đơn khiếu nại, thụ lý giải quyết khiếu nại và thông báo việc thụ lý       Căn cứ Điều 27 Luật Khiếu nại 2011, được hướng dẫn tại Điều 5 Thông tư 07/2013/TT-TTCP (sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 02/2016/TT-TTCP), sau khi người khiếu nại đã nộp đơn khiếu nại, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại thuộc thẩm quyền và không thuộc một trong các trường hợp không được thụ lý, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu phải thụ lý giải quyết; thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại , cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp biết. Đối với trường hợp nhiều người khiếu nại về cùng một nội dung và cử người đại diện để trình bày nội dung khiếu nại thì thụ lý khi trong đơn khiếu nại có đầy đủ chữ ký của những người khiếu nại và có văn bản cử người đại diện trình bày nội dung khiếu nại. Trường hợp không

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI

1. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện Căn cứ Điều 17 Luật Khiếu nại 2011, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp. 2. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện Căn cứ Điều 18 Luật Khiếu nại 2011, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết các khiếu nại sau: -           Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình; -           Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết. 3. Thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan thuộc

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TRÌNH TỰ THỦ TỤC KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH

1. Trình tự khiếu nại             Căn cứ Điều 7 Luật Khiếu nại 2011, việc khiếu nại thực hiện theo trình tự như sau: Bước 1: Khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính             Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính. Bước 2: Khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính             Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính. Bước 3: Khởi kiện vụ án hành chính

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT CHUNG VỀ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

1. Khái niệm và phân biệt giữa khiếu nại và tố cáo             Theo Khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại 2011, " Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình".             Khoản 1 Điều 2 Luật Tố cáo 2011 quy định, " Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức".             Từ những quy định trên, phân biệt giữa khi