Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 8, 2017

QUY ĐỊNH PHÁP LUÂT VỀ QUAN HỆ GIỮA CÁC THÀNH VIÊN TRONG GIA ĐÌNH

1. Quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình a. Quyền và nghĩa vụ giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu             Theo Điều 104 Luật Hôn nhân Gia đình 2014 (Luật HNGĐ 2014), quyền và nghĩa vụ giữa ông bà và cháu được quy định như sau: quan hệ hôn nhân gia đình             - Ông bà nội, ông bà ngoại có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu; trường hợp cháu chưa thành niên, cháu đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người nuôi dưỡng theo quy định tại Điều 105 Luật HNGĐ 2014 thì ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu.             - Cháu có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà nội, ông bà ngoại; trường hợp ông bà nội, ông bà ngoại không có con để nuôi dưỡng mình thì cháu đã thành niên có nghĩa vụ nuôi dưỡng.

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HÔN NHÂN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

Theo Khoản 25 Điều 3 Luật HNGĐ 2014, quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình khi: - Có ít nhất một bên là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; - Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam nhưng căn cứ xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài. Kết hôn có yếu tố nước ngoài 1. Pháp luật áp dụng đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài                 Theo quy định tại Điều 122 Luật HNGĐ 2014, nguyên tắc áp dụng pháp luật được thực hiện như sau: - Quy định pháp luật về hôn nhân và gia đình của Việt Nam được áp dụng đối với quan hệ có yếu tố nước ngoài. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó; - Đối với áp dụng pháp luật nước ngoài, trong trường hợp Luật HNGĐ, các văn bản p

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG (PHẦN 2)

…… Tiếp theo phần 01 3.  Chế độ tài sản vợ chồng theo quy định pháp luật Theo chế độ tài sản theo luật định, tài sản của vợ chồng chia làm hai loại: tài sản chung của vợ chồng cà tài sản riêng.             Thứ nhất , tài sản chung của vợ chồng; Tài sản vợ chồng khi "cơm không lành, canh không ngọt"...             Theo Khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 (Luật HNGĐ 2014), tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp vợ chồng thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân thì phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản của mỗi bên sau khi chia là tài sản riêng của mỗi người (trừ trường hợp có thỏa thuận khác) được quy định tại Khoản 1 Điều 40 Luật HNGĐ 2014; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa t

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG (PHẦN 1)

1. Đại diện giữa vợ và chồng             Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, Điều 24 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 (Luật HNGĐ 2014), đại diện giữa vợ và chồng có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền:             Thứ nhất , đại diện theo pháp luật: Vợ, chồng đại diện cho nhau khi một bên mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có đủ điều kiện làm người giám hộ hoặc khi một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà bên kia được Tòa án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật cho người đó, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật thì người đó phải tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ có liên quan. Trong trường hợp một bên vợ, chồng mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn thì căn cứ vào quy định về giám hộ trong Bộ luật dân sự, Tòa án chỉ định người khác đại diện cho người bị mất năng lực hành vi dân sự để giải quyết việc ly hôn.             Thứ hai , đại diện theo ủy quyền: Vợ, chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập,