Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 5, 2017

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN SỞ HỮU

            Căn cứ Điều 158 Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS 2015), quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật. Đó cũng chính là nội dung quyền sở hữu. 1.       Quyền chiếm hữu 1.1.   Khái niệm            Theo Điều 179 BLDS 2015, chiếm hữu được hiểu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản. Do đó, người chiếm hữu có thể là chủ sở hữu, cũng có thể không phải là chủ sở hữu, ví dụ như người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý.            Các hình thức chiếm hữu bao gồm:             i.   Chiếm hữu ngay tình            Điều 180 BLDS 2015 quy định, chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu . Ví dụ: chủ sở hữu chiếm hữu tài sản của chính mình, người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý có giấy ủy quyền hợp pháp của chủ sở hữu...                 ii.   Chiếm hữu

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HÌNH THỨC SỞ HỮU

Theo quy định của Bộ Luật Dân sự 2015 (BLDS 2015), có 03 hình thức sở hữu được quy định tại Mục 2 Chương XIII về Quyền sở hữu, bao gồm: Sở hữu toàn dân, sở hữu riêng và sở hữu chung. 1.       Sở hữu toàn dân 1.1.   Khái niệm       Căn cứ Điều 197 BLDS 2015, những tài sản thuộc sở hữu toàn dân gồm: đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác do Nhà nước đầu tư, quản lý. Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Điều này thể hiện rõ trong quy định tại Điều 198 BLDS 2015 như sau: "1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đại diện, thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu toàn dân. 2. Chính phủ thống nhất quản lý và bảo đảm sử dụng đúng mục đích, hiệu quả và tiết kiệm tài sản thuộc sở hữu toàn dân."       Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu toàn dân được thực hiện trong phạm vi và theo trình tự do pháp luật quy định (Điều 199 BLDS 2015)

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN (PHẦN 2)

6. Giới hạn quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản Quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là quyền không ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái luật. Trong một số trường hợp, theo quy định của pháp luật, những quyền này có thể bị giới hạn vì một số lý do như: tình thế cấp thiết, lý do quốc phòng, an ninh, các nghĩa vụ công dân...   Pháp luật dân sự quy định các trường hợp quyền sở hữu , quyền khác đối với tài sản bị giới hạn như sau: Trường hợp 1: Xảy ra tình thế cấp thiết Căn cứ Khoản 1 Điều 171 Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS 2015), tình thế cấp thiết được hiểu là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa trực tiếp lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải có hành động gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn chặn. Do đó, theo Khoản 2, 3 Điều 171 BLDS 2015, khi xảy ra tình thế cấp thiết, chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản không được cản trở người khác dùng

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN (PHẦN 1)

1.       Khái niệm quyền sở hữu       Bộ luật dân sự đưa ra định nghĩa về quyền sở hữu bằng phương pháp liệt kê. Cụ thể, theo Điều 158 Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS 2015), quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật. Bên cạnh quyền sở hữu, bộ luật dân sự còn quy định về quyền khác đối với tài sản. Căn cứ Điều 159 BLDS 2015, quyền khác đối với tài sản không phải là quyền của chủ sở hữu mà là quyền của chủ thể trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác, bao gồm các quyền như: quyền đối với bất động sản liền kề, quyền hưởng dụng, quyền bề mặt. 2.       Nguyên tắc xác lập, thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản       Nguyên tắc xác lập, thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản quy định tại Điều 160 BLDS 2015. Theo đó: Quyền sở hữu , quyền khác đối với tài sản được xác lập, thực hiện trong trường hợp Bộ luật dân sự, luật khác có liên quan quy định. Riên

PHÁP LUẬT VỀ THI HÀNH BẢN ÁN/QUYẾT ĐỊNH DÂN SỰ CỦA TÒA ÁN (PHẦN 2)

(Tiếp theo phần 1...) 4. Thủ tục thi hành án 4.1.   Trình tự, thủ tục 4.1.1. Đối với đơn yêu cầu của đương sự -             Trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án , người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án. Đương sự nộp đơn yêu cầu thi hành án hoặc trực tiếp trình bày yêu cầu thi hành án tại cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền theo giải thích của Toà án về quyền yêu cầu thi hành án khi đương sự nhận bản án, quyết định của Toà án ; hoặc gửi đơn yêu cầu qua bưu điện . -             Cơ quan Thi hành án dân sự có thẩm quyền nhận đơn hoặc lập biên bản về các nội dung yêu cầu thi hành án; ra quyết định thi hành án và gửi quyết định thi hành án cho các đương sự; tiến hành các thủ tục thi hành án theo quy định của pháp luật: thông báo tự nguyện cho đương sự; xác minh điều kiện thi hành án; tổ chức cưỡng chế thi hành án và xử lý tài sản; thanh toán ti

PHÁP LUẬT VỀ THI HÀNH BẢN ÁN/QUYẾT ĐỊNH DÂN SỰ CỦA TÒA ÁN (PHẦN 1)

1.       Căn cứ để thi hành án 1.1.   Những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật Bản án, quyết định đã có hiệu lực phải được đảm bảo thi hành gồm: -             Bản án sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị, tức 30 ngày, trừ những trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 482 thì phải thi hành ngay mặc dù có thể bị kháng cáo kháng nghị như b ản án, quyết định về cấp dưỡng, trả công lao động, nhận người lao động trở lại làm việc, trả lương, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp mất việc làm, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế hoặc bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tổn thất tinh thần của công dân; quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công; q uyết định về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. -             Bản án phúc thẩm, quyết định giám đốc thẩm, quyết định tái thẩm sau khi được tuyên án hoặc ra quyết định sẽ có hiệu lực pháp luật ngay. -             Bản

THỦ TỤC XÉT LẠI BẢN ÁN/QUYẾT ĐỊNH ĐÃ CÓ HIỆU LỰC

1.         Thủ tục giám đốc thẩm 1.1.   Khái niệm giám đốc thẩm Về nguyên tắc, những vụ việc dân sự đã được giải quyết bằng bản án, quyết định có hiệu lực sẽ không thể bị xét xử lại. Tuy nhiên trong thực tiễn xét xử vẫn xảy ra những sai lầm gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của đương sự, những sai lầm này vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án. Vì vậy cần thiết có một thủ tục đặc biệt để xem xét lại những bản án , quyết định đã có hiệu lực của Tòa án nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có sai lầm. Theo điều 325 BLTTDS 2015 thì thủ tục đặc biệt đó gọi là giám đốc thẩm. 1.2.   Căn cứ, điều kiện để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm Không giống như thủ tục phúc thẩm là cấp xét xử thứ hai chỉ xét xử những bản án , quyết định chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị bất kể việc xét xử sơ thẩm có vi phạm pháp luật hay không. Thủ tục giám đốc thẩm là một thủ tục đặc biệt chỉ được áp dụng khi những bản án, quyết định đã có hiệu lực nhưng phát hiện