Chuyển đến nội dung chính

Vướng lao lý khi cho mượn nhà chơi ma túy - hệ lụy khó lường

        Vướng lao lý khi cho mượn nhà chơi ma túy - hệ lụy khó lường là trường hợp bị khởi tố phạm tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy. Như vậy, khi cho người khác mượn nhà sử dụng thì cần biết được mục đích sử dụng nhà để tránh trở thành đồng phạm trong vụ án hình sự. Do đó nếu phát hiện có dấu hiệu tổ chức chơi ma túy thì tuyệt đối không được giao nhà. Sau đây Thạc sĩ - Luật sư Phan Mạnh Thăng cung cấp nội dung về hệ lụy khó lường trên.

Hệ lụy khó lượng từ việc cho mượn nhà chơi ma túy

Quy định về cấu thành tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy

Mặt chủ thể

        Chủ thể của tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy là người thực hiện hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy. Người phạm tội phải đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ 16 tuổi theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

Mặt chủ quan

        Đối với người thực hiện hành vi tổ chức sử dụng ma túy là những người biết được hành vi của mình là vi phạm pháp luật và mong muốn hậu quả xảy ra hoặc biết trước hành vi sẽ gây nguy hại cho xã hội nhưng cố tình để mặc cho hậu quả xảy ra. Do đó, yếu tố lỗi của tội này là người phạm tội phải có lỗi cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp.

Mặt khách thể

        Các hoạt động liên quan đến chất ma túy được thực hiện theo quy định do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và được thể hiện trong Hiến pháp; Luật phòng, chống ma túy; các Nghị định của Chính phủ quy định. Do đó hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy là những hành vi xâm phạm đến chế độ quản lý chất ma túy của nhà nước. Ngoài ra, những hành vi này còn xâm phạm trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm tính mạng, sức khỏe con người.

Mặc khách quan

        Hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy: chỉ hủy, phân công, hoặc thực hiện hành vi theo sự chỉ huy, phân công, cung cấp ma túy, phương tiện, công cụ, địa điểm sử dụng ma túy,... nhằm mục đích đưa chất ma túy cho người khác hoặc đưa chất ma túy vào cơ thể người khác.

        Hậu quả: người được đưa chất ma túy sử dụng chất ma túy đó

        Mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả: hành vi chỉ huy, phân công, hoặc thực hiện hành vi theo sự chỉ huy phân công để đưa chất ma túy cho người khác hoặc đưa chất ma túy vào cơ thể người khác dẫn đến việc người này đã sử dụng chất ma túy đó.

Chỉ huy, phân công sử dụng ma túy

Phân loại hành vi về tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy

Người chỉ huy, phân công

        Căn cứ điểm a và điểm b Khoản 6.1 Điều 6 Thông tư liên tịch 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP quy định tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy là một trong các hành vi sau đây:

Chỉ huy, phân công, điều hành các hoạt động đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể người khác;

Chỉ huy, phân công, điều hành việc chuẩn bị, cung cấp chất ma túy, địa điểm, phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sử dụng trái phép chất ma túy, tìm người sử dụng chất ma túy.

        Như vậy, với quy định trên thì tuy có thể không phải là người sử dụng ma túy nhưng chỉ cần thực hiện một trong các hành vi chỉ huy, phân công, điều hành, cung cấp chất ma túy, địa điểm, phương tiện, dụng cụ nhằm mục đích đưa chất ma túy vào cơ thể của người khác thì được xem là có hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy.

Các đồng phạm khác

        Cũng theo Khoản 6.1 Điều 6 Thông tư liên tịch 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP quy định đồng phạm về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy như sau:

        Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây theo sự chỉ huy, phân công, điều hành của người khác thì bị coi là đồng phạm về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy: đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể người khác; cung cấp trái phép chất ma túy cho người khác để họ sử dụng trái phép chất ma túy; chuẩn bị chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào (mua, xin, tàng trữ, sản xuất…) nhằm đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể người khác; chuẩn bị địa điểm (thuê địa điểm, mượn địa điểm, sử dụng địa điểm không thuộc quyền chiếm hữu của mình hoặc đang do mình quản lý để làm nơi đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể người khác); chuẩn bị dụng cụ, phương tiện dùng vào việc sử dụng trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào (mua, xin, tàng trữ…) nhằm sử dụng để đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể người khác; tìm người sử dụng chất ma túy để đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể của họ.

        Do đó, mặc dù không sử dụng ma túy nhưng trường hợp một người thực hiện một trong các hành vi như quy định trên theo sự phân công, chỉ huy, điều hành của người chỉ huy nhằm mục đích đưa chất ma túy vào cơ thể người khác thì được xem là đồng phạm về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy.

Hình phạt tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy

Khung hình phạt tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy

Mức hình phạt

        Theo Điều 255 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định về mức hình phạt dành cho tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy như sau:

  • Khung 1: Phạt tù từ 2 năm đến 7 năm
  • Khung 2: Phạt tù từ 7 năm đến 15 năm
  • Khung 3: Phạt tù từ 15 năm đến 20 năm
  • Khung 4: Phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân

        Ngoài ra người phạm tội còn có thể phải chịu thêm hình phạt bổ sung:  phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu tài sản.

Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ

        Bên cạnh đó, đối với trường hợp người thực hiện hành vi cho mượn nhà để tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy được xem là đồng phạm theo quy định tại Khoản 6.1 Điều 6 Thông tư liên tịch 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP thì khi quyết định hình phạt, Căn cứ Điều 58 Bộ luật hình sự hiện hành Tòa án phải đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội. Áp dụng tình tiết giảm nhẹ tại Điều 51 Bộ luật Hình sự hiện hành, tình tiết tăng nặng tại Điều 52 Bộ luật Hình sự hiện hành nếu người giao nhà có.

Hệ lụy khó lường khi giao nhà cho người khác

Bạn bè mượn nhà chơi ma túy

        Như vậy theo quy định tại Khoản 6.1 Điều 6 Thông tư liên tịch 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP trường hợp cho bạn mượn nhà để chơi ma túy có thể được coi là đồng phạm về tội tổ chức sử dụng ma túy. Do đó, khi cho bạn mượn nhà nếu trong một khoảng thời gian ngắn thì phải hỏi rõ lý do mượn để làm gì? Trường hợp phát hiện mượn nhà để tổ chức sử dụng ma túy thì tuyệt đối không được cho mượn. Nếu cho mượn nhà trong thời gian dài thì cần giao kết hợp đồng và nêu rõ mục đích sử dụng nhà để tránh trường hợp sử dụng nhà để làm địa điểm tổ chức sử dụng ma túy.

Cho người khác thuê nhà

        Đối với trường hợp cho người khác thuê nhà cũng như trường hợp cho mượn nhà, khi ký hợp đồng thuê nhà thì cần làm rõ mục đích thuê nhà, nếu không làm rõ mục đích sử dụng nhà dẫn đến việc thuê nhà để tổ chức sử dụng ma túy thì chủ nhà có khả năng trở thành đồng phạm về tội tổ chức sử dụng ma túy. 

        Tóm lại, khi giao nhà cho người khác thì quý khách cần phải làm rõ mục đích sử dụng nhà có dấu hiệu của việc sử dụng ma túy hay không, nếu phát hiện hoặc nghi ngờ có dấu hiệu sử dụng ma túy thì không được giao nhà để tránh dẫn đến tai họa cho bản thân về sau. Nếu Quý khách hàng có khó khăn hoặc thắc mắc gì về vấn đề trên, hãy vui lòng liên hệ đến hotline 1900.63.63.87 hoặc email chuyentuvanluat@gmail.com để Ths - Luật sư Phan Mạnh Thăng tư vấn kỹ hơn. Xin cảm ơn.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xác định quan hệ trong tranh chấp đất đai

          Trong quá trình tham gia quan hệ pháp luật đất đai, việc bất đồng quan điểm, mâu thuẫn, xung đột ý kiến là điều khó tránh khỏi. Khi xảy ra mâu thuẫn về mặt lợi ích, xung đột về quyền lợi và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ pháp luật đất đai sẽ được gọi là tranh chấp đất đai. Quan hệ tranh chấp đất đai I. Những vấn đề lý luận liên quan đến tranh chấp đất đai 1. Khái niệm tranh chấp đất đai         Đất đai là loại tài sản đặc biệt, là tài nguyên của quốc gia được nhà nước giao cho người dân để sử dụng, quản lý. Đất đai không thuộc sở hữu của các bên tranh chấp mà thuộc sở hữu toàn dân. Điều này đã được quy định tại Điều 53 Hiến pháp 2013 và quy định cụ thể tại Điều 4 Luật Đất đai 2013: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.”.         Trong quá trình tham gia quan hệ pháp luật đất đai không phải lúc nào các chủ thể cũng có

Milo Và Ovaltine – Cuộc Chiến Pháp Lý Về Cạnh Tranh Không Lành Mạnh

Mới đây, cộng đồng mạng chia sẻ 2 pano quảng cáo ngoài trời của 2 thương hiệu đồ uống với nội dung đối lập nhau. Trong khi thương hiệu Nestle Milo đặt slogan “Nhà vô địch làm từ Milo” với tôn màu chủ đạo là xanh lá cây thì bên kia đường thương hiệu sữa Ovaltine với tấm biển quảng cáo màu đỏ có in hình 2 mẹ con chỉ tay sang phía “đối thủ” kèm theo dòng chữ ”Chẳng cần vô địch, chỉ cần con thích”. Vấn đề này rốt cuộc là sao? Mời các bạn theo dõi bài viết. Tìm hiểu cuộc chiến pháp lý giữa hai thương hiệu đồ uống Cạnh tranh quảng cáo Milo Và Ovaltine có lành mạnh không? Nestle Việt Nam đã có công văn gửi Cục Văn hóa cơ sở Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng Bộ Công Thương để đề nghị xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh và vi phạm luật quảng cáo. Đối tượng mà Nestle “tố” là Công ty Frieslandcampina, đơn vị sở hữu thương hiệu Ovaltine và đang thực hiện chiến dịch truyền thông cho Ovaltine. Với nội dung công văn phía Nestle ghi rõ là Ovalti

Thủ tục hòa giải bắt buộc trước khi khởi kiện

Tranh chấp đất đai vốn là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Đây cũng là  một trong những loại tranh chấp phổ biến nhất hiện nay. Khi phát sinh tranh chấp, hòa giải là phương án giải quyết ban đầu nhằm hạn chế tối đa những mâu thuẫn. Việc hòa giải có thể do các bên tự thương lượng hoặc thông qua một bên trung gian thứ ba trước khi khởi kiện nếu buộc phải giải quyết tại một cơ quan tài phán trong một số trường hợp nhất định. Trong bài viết này, ThS - Luật sư Phan Mạnh Thăng sẽ chia sẻ cụ thể về vấn đề trên. Hòa giải tranh chấp đất đai Khái niệm và đặc điểm của hòa giải tranh chấp đất đai Khái niệm Hòa giải là một trong các phương pháp giải quyết trong tranh chấp đất đai. Theo đó bên thứ ba sẽ đóng vai trò là trung gian giúp đỡ các bên tìm ra giải pháp để giải quyết tranh chấp. Bằng cách thương lượng, thuyết phục cùng với thiện chí của các bên thì tranh chấp sẽ được giải quyết một cách ôn hòa. Đặc điểm         Hiện nay về hò