Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 9, 2023

Sự khác biệt giữa cho tặng và thừa kế nhà đất từ cha mẹ

Sự khác biệt giữa cho tặng và thừa kế nhà đất từ cha mẹ ở nhiều điểm mà các bạn cần nắm rõ khi giao dịch để tránh xảy ra tranh chấp về sau. Cho tặng là việc người còn sống tặng cho tài sản thuộc sở hữu của mình cho bất kỳ người nào, còn thừa kế bắt buộc phải có sự kiện pháp lý là người để lại di sản đã chết thì mới phát sinh thừa kế. Sau đây Thạc sĩ - Luật sư Phan Mạnh Thăng cung cấp nội dung về các điểm khác nhau giữa hai giao dịch trên. Phân biệt tặng cho và thừa kế nhà đất từ bố mẹ Phân biệt giữa cho tặng và thừa kế nhà đất Giống nhau Đều định đoạt tài sản, nhằm chuyển quyền sở hữu tài sản từ người này sang người khác. Được miễn thuế TNCN, lệ phí trước bạ nếu tặng cho hoặc thừa kế giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau căn cứ Khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC và Nghị định 140/2016/NĐ-CP. Nế

Vướng lao lý khi cho mượn nhà chơi ma túy - hệ lụy khó lường

          Vướng lao lý khi cho mượn nhà chơi ma túy - hệ lụy khó lường là trường hợp bị khởi tố phạm tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy. Như vậy, khi cho người khác mượn nhà sử dụng thì cần biết được mục đích sử dụng nhà để tránh trở thành đồng phạm trong vụ án hình sự. Do đó nếu phát hiện có dấu hiệu tổ chức chơi ma túy thì tuyệt đối không được giao nhà. Sau đây Thạc sĩ - Luật sư Phan Mạnh Thăng cung cấp nội dung về hệ lụy khó lường trên. Hệ lụy khó lượng từ việc cho mượn nhà chơi ma túy Quy định về cấu thành tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy Mặt chủ thể           Chủ thể của tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy là người thực hiện hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy. Người phạm tội phải đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ 16 tuổi theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Mặt chủ quan           Đối với người thực hiện hành vi tổ chức sử dụng ma túy là những người biết được hành vi của mình là vi phạm pháp luật và mong muốn hậu

Các trường hợp được miễn án phí khi khởi kiện dân sự

     Các trường hợp được miễn án phí khi khởi kiện dân sự được quy định tại Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14. Khi khởi kiện dân sự, đương sự phải chịu án phí đối với yêu cầu không được Tòa án chấp nhận hoặc bị đơn phải chịu án phí đối với các yêu cầu của nguyên đơn được chấp nhận, tuy nhiên có các trường hợp đương sự được miễn án phí thì không có nghĩa vụ nộp án phí. Sau đây Thạc sĩ - Luật sư Phan Mạnh Thăng sẽ cung cấp nội dung về vấn đề trên. Miễn án phí dân sự khi khởi kiện Các trường hợp được miễn án phí khi khởi kiện dân sự Nghĩa vụ nộp án phí dân sự Căn cứ quy định tại Điều 147 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 và Điều 26 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 về nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm như sau: Đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với những yêu cầu không được tòa án chấp nhận của mình.  Bị đơn phải chịu án phí đối với những yêu cầu được Tòa án chấp nhận của nguyên đơn. Nguyên đơn phải chịu án phí đối với những yêu cầu phản tố được Tòa án chấp nhận của bị đơn Người có nghĩa vụ đố

Đơn tố giác hình sự thì nộp ở đâu ?

          Đơn tố giác hình sự thì nộp ở đâu là câu hỏi mà nhiều người đặt ra khi phát hiện có dấu hiệu của tội phạm cần tố giác. Về nguyên tắc, thẩm quyền giải quyết đơn tố giác sẽ phụ thuộc theo vị trí địa lý và theo phân cấp của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an. Như vậy, để tránh mất thời gian thì người tố giác cần trình báo công an có thẩm quyền giải quyết để được xử lý hình sự kịp thời. Sau đây Thạc sĩ - Luật sư Phan Mạnh Thăng sẽ cung cấp nội dung về vấn đề trên. Nộp đơn tố giác hình sự ở đâu? Trường hợp nào nên nộp đơn tố giác?           Theo quy định tại Điều 144 bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 về tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố như sau: Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền. Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng. Kiến nghị khởi tố là việc

Vi bằng là gì? Trường hợp nào cần lập vi bằng?

Trường hợp nào cần lập vi bằng là vấn đề mà nhiều người đang thắc mắc khi thực hiện giao dịch. Chúng ta thường hay nghe nhắc đến thuật ngữ lập vi bằng, thừa phát lại. Về giá trị pháp lý vi bằng không được thay thế cho hợp đồng bắt buộc công chứng, chứng thực. Tuy nhiên ngày nay, có nhiều người vẫn chưa biết vi bằng là gì và việc lập vi bằng dùng để làm gì. Sau đây là các nội dung cơ bản mà Ths - LS Phan Mạnh Thăng cung cấp về nội dung trên. Trường hợp nào cần lập vi bằng? Vi bằng là gì?           Theo quy định tại Khoản 3 Điều 2 Nghị định 08/2020/NĐ-CP như sau: Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này.             Với quy định trên có thể hiểu vi bằng là văn bản được lập bởi Thừa phát lại dùng các giác quan của mình trực tiếp chứng kiến sự kiện, hành vi do cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu. Và Thừa phát lại phải chịu trách nhiệm về vi bằng do mình lập trước

Thẩm quyền Tòa án giải quyết tranh chấp liên quan đến đất đai – BẤT CẬP TỪ THỰC TẾ VÀ KIẾN NGHỊ XỬ LÝ

          Tóm tắt: Thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân (TAND) là một chế định quan trọng, được Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) dành nguyên một chương để quy định chi tiết các trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, đối với các tranh chấp liên quan đến đất đai thì vẫn chưa được quy định, hướng dẫn cụ thể. Dẫn tới khi áp dụng vào thực tiễn xét xử, Tòa án gặp nhiều lúng túng để xác định thẩm quyền, đùn đẩy hồ sơ qua lại. Bài viết này phản ánh thực trạng giải quyết tranh chấp liên quan đến đất đai và quan điểm đề xuất của tác giả để khắc phục các bất cập đã và đang xảy ra.  Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Tòa án 1. Quy định pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp liên quan đến đất đai 1.1. Thế nào là tranh chấp liên quan đến đất đai           BLTTDS năm 2015 không quy định, giải thích thế nào là tranh chấp liên quan đến đất đai. Xét hệ thống văn bản hướng dẫn, tại điểm b khoản 3 Điều 8 Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (HĐTPTANDTC)