Chuyển đến nội dung chính

Diễn Biến Vụ Tạt Axit Và Cắt Gân Chân Ở Quảng Ngãi, Mức Án Nào Đang Chờ Kẻ Thù Ác?

Vụ đôi bạn Việt kiều bị tạt axit rồi cắt gân chân ở Quảng Ngãi đang gây hoang mang, rúng động trong dư luận mấy ngày nay bởi tính chất côn đồ và man rợ của nó. Những vụ tạt axit như thế này đã trở thành nỗi khiếp sợ đến ám ảnh của nhiều người. Vậy diễn biến vụ việc xảy ra như thế nào? Kẻ tạt axit và cắt gân chân phải đối diện với mức án nào?
Tạt axit và cắt gân chân Việt kiều
Diễn biến vụ tạt axit và cắt gân chân ở Quãng Ngãi

Diễn biến vụ tạt axit và cắt gân chân ở Quảng Ngãi như thế nào?

Vào tối 9/2/2019 (mùng 5 Tết), anh Võ Duy Nghiêm (26 tuổi, quê xã Bình Đông, huyện Bình Sơn, đang định cư tại Canada) chạy xe máy chở bạn gái Nguyễn Thị Ngọc Trâm (26 tuổi, quốc tịch Canada) đến một khu du lịch sinh thái thuộc xã Bình Thạnh (Bình Sơn) ăn tối cùng gia đình thì bị hai kẻ bịt mặt tạt axit. Từ camera an ninh của một nhà dân ở xã Bình Thạnh (huyện Bình Sơn), Công an Quảng Ngãi đã thu thập hình ảnh 2 kẻ lạ mặt bịt khẩu trang đã tạt axit, rồi dùng mã tấu chém đứt gân chân anh Nghiêm. Tuy nhiên, do hình ảnh quay tối và mờ nên không thể xác định được gương mặt của tội phạm.
Anh nghiêm được đưa đi cấp cứu ở Bệnh viện Đà Nẵng, được xác định bỏng 80%, còn chị Trâm bị thương nhẹ với vết bỏng ở đùi, tay và bên trái mặt. Đến ngày 15/2, họ được công ty bảo hiểm ở Canada đưa sang một bệnh viện lớn ở Bangkok, Thái Lan điều trị. Theo thông tin mới nhất từ chị Ngọc Trâm cho biết Nghiêm bị bỏng 90% gương mặt, thị lực mắt trái còn 20% và mắt phải 50% và còn phải điều trị lâu dài.

Hành vi của kẻ tạt axit và cắt gân chân có bị truy tố tội Giết người không?

Hành vi của hai đối tượng gây án thật sự hết sức độc ác khi hủy hoại dung nhan, sức khỏe của người bị hại thông qua việc tạt axit vào người và cắt gân chân. Tuy nhiên, theo quá trình điều tra, diễn biến hành vi xảy ra thì do anh Nghiêm bị mất thăng bằng tay lái nên ngã xuống đường, lúc này hai thanh niên lạ mặt mới dừng xe lại rồi rút dao ra cắt gân chân của anh. Nếu hai kẻ tội phạm này có ý định muốn giết người từ trước hoặc nảy sinh ý định giết người ngay lúc đó thì họ đã dùng dao đâm vào những chỗ trọng yếu của cơ thể nạn nhân chứ không phải hành vi trên.
Do đó, có thể thấy các đối tượng có mục đích gây thương tích, dằn mặt người bị hại, không phải mục đích tước đoạt tính mạng của nạn nhân và cũng không gây hậu quả chết người. Như vậy, khó có thể định tội danh Giết người theo Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi 2017 cho hai nghi can trên.
Hình phạt cho kẻ tạt axit ở Quảng Ngãi
Mức án dành cho kẻ tạt axit và cắt gân chân ở Quảng Ngãi

Kẻ tạt axit và cắt gân chân ở Quảng Ngãi phải đối diện với mức án nào?

Hành vi sử dụng axit nguy hiểm để gây thương tích cho người khác của kẻ tạt axit và cắt gân chân nạn nhân ở Quảng Ngãi đã cấu thành tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo điểm b Khoản 4 Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 với mức phạt tù cao nhất là 14 năm tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, tỉ lệ tổn thương cơ thể mà nạn nhân phải gánh chịu.
Thêm vào đó, căn cứ Khoản 1 Điều 584 BLDS 2015 thì người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Theo đó, kẻ tạt axit và cắt gân chân của nạn nhân còn phải chịu trách nhiệm dân sự bồi thường trong trường hợp này
Cụ thể, theo Điều 590, Điều 591 Bộ luật Dân sự 2015 thì các khoản phải bồi thường bao gồm: các chi phí về điều trị sức khỏe và  phần tổn thất tinh thần đã gây ra cho những người bị thiệt hại về sức khỏe, tính mạng.
Trên đây là những thông tin của chúng tôi về diễn biến vụ tạt axit và cắt gân chân ở Quảng Ngãi. Chúng tôi sẽ cập nhật những thông tin mới nhất từ vụ án trên.


Xem thêm bài viết tại đây: chuyentuvanphapluat.com.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xác định quan hệ trong tranh chấp đất đai

          Trong quá trình tham gia quan hệ pháp luật đất đai, việc bất đồng quan điểm, mâu thuẫn, xung đột ý kiến là điều khó tránh khỏi. Khi xảy ra mâu thuẫn về mặt lợi ích, xung đột về quyền lợi và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ pháp luật đất đai sẽ được gọi là tranh chấp đất đai. Quan hệ tranh chấp đất đai I. Những vấn đề lý luận liên quan đến tranh chấp đất đai 1. Khái niệm tranh chấp đất đai         Đất đai là loại tài sản đặc biệt, là tài nguyên của quốc gia được nhà nước giao cho người dân để sử dụng, quản lý. Đất đai không thuộc sở hữu của các bên tranh chấp mà thuộc sở hữu toàn dân. Điều này đã được quy định tại Điều 53 Hiến pháp 2013 và quy định cụ thể tại Điều 4 Luật Đất đai 2013: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.”.         Trong quá trình tham gia quan hệ pháp luật đất đai không phải lúc nào các chủ thể cũng có

Thủ tục hòa giải bắt buộc trước khi khởi kiện

Tranh chấp đất đai vốn là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Đây cũng là  một trong những loại tranh chấp phổ biến nhất hiện nay. Khi phát sinh tranh chấp, hòa giải là phương án giải quyết ban đầu nhằm hạn chế tối đa những mâu thuẫn. Việc hòa giải có thể do các bên tự thương lượng hoặc thông qua một bên trung gian thứ ba trước khi khởi kiện nếu buộc phải giải quyết tại một cơ quan tài phán trong một số trường hợp nhất định. Trong bài viết này, ThS - Luật sư Phan Mạnh Thăng sẽ chia sẻ cụ thể về vấn đề trên. Hòa giải tranh chấp đất đai Khái niệm và đặc điểm của hòa giải tranh chấp đất đai Khái niệm Hòa giải là một trong các phương pháp giải quyết trong tranh chấp đất đai. Theo đó bên thứ ba sẽ đóng vai trò là trung gian giúp đỡ các bên tìm ra giải pháp để giải quyết tranh chấp. Bằng cách thương lượng, thuyết phục cùng với thiện chí của các bên thì tranh chấp sẽ được giải quyết một cách ôn hòa. Đặc điểm         Hiện nay về hò

Lạm thu học phí đầu năm, cơ sở pháp lý nào để xử lý?

Lạm thu học phí đầu năm, cơ sở pháp lý nào để xử lý dành cho các bậc phụ huynh khi có dấu hiệu học phí đầu năm ngày càng tăng. Về các khoản học phí được phép thu đã được pháp luật quy định cụ thể. Trường hợp nhà trường thu học phí sai quy định pháp luật sẽ bị xử lý về hành vi lạm thu học phí. Việc này thường xảy ra do các bậc cha mẹ không nắm rõ quy định. Sau đây, Thạc sĩ - Luật sư Phan Mạnh Thăng xin cung cấp nội dung về vấn đề trên. Hành vi lạm thu học phí đầu năm Các khoản thu nào nhà trường không được phép thu?           Theo Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT thì các khoản phụ phí đầu năm sẽ được thu qua Ban đại diện cha mẹ học sinh theo nguyên tắc tự nguyện. Tuy nhiên, trên thực tế các khoản phí này thường được Ban đại diện cha mẹ học sinh nhờ nhà trường thu hộ và được thu như phí bắt buộc.           Căn cứ khoản 4 Điều 10 Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT quy định những khoản Ban đại diện cha mẹ học sinh không được phép quyên góp là: Các khoản ủng hộ không theo nguyên tắc tự nguyện Bảo vệ