Chuyển đến nội dung chính

Bị Mất Sổ Bảo Hiểm Xã Hội Thì Làm Thế Nào?

Hiện nay, bảo hiểm xã hội được xem là một chính sách xã hội cần thiết cho người lao động, nó phần nào chia sẻ rủi ro và các nguồn quỹ giúp họ đảm bảo cuộc sống của mình khi có rủi ro xảy ra hay khi đã hết tuổi lao động. Mọi thông tin được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội được thể hiện trên sổ bảo hiểm. Nhưng nếu sổ này bị mất thì phải làm thế nào? Có xin cấp lại được không? Thủ tục xin cấp lại sổ như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây:
Bị mất sổ bảo hiểm xã hội thì phải làm thế nào?

Sổ bảo hiểm xã hội là gì?

Sổ Bảo hiểm xã hội là tài sản, là quá trình lao động và tích lũy từ mồ hôi, công sức của người lao động, quá trình chắt chiu một phần từ tiền lương để cùng với chủ sử dụng lao động tích góp vào đó để lo cho cuộc sống của mình sau này. Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 thì sổ bảo hiểm xã hội được cấp cho từng người lao động để nắm bắt được các thông tin, nhằm theo dõi việc thực hiện đóng và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội,
Sổ bảo hiểm xã hội còn là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm theo quy định của pháp luật, thông qua đó họ biết được mức hưởng của mình. Người lao động phải có trách nhiệm bảo quản sổ bảo hiểm xã hội của mình thật cẩn thận, tránh để hư hỏng, mất sổ… nhằm giúp cho người lao động trong việc thực hiện các quyền lợi về bảo hiểm xã hội.
Để đảm bảo quyền lợi của người lao động, khi sổ bảo hiểm xã hội bị mất, cần phải được cấp lại để chi trả những khi người lao động bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết độ tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Hồ sơ xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội

Theo quy định ở điểm a Khoản 2 Điều 97 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và khoản 1 Điều 27 Quyết định 595/BHXH năm 2017 quy định về việc cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng. Với thành phần hồ sơ gồm: Đơn đề nghị cấp lại sổ bảo hiểm xã hội của người lao động; Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
Theo quy định pháp luật, người lao động bị mất sổ bảo hiểm xã hội có thể được cấp lại sổ bảo hiểm xã hội cho người đó. Khi bị mất sổ bảo hiểm xã hội thì người lao động có thể chuẩn bị 01 bộ hồ sơ như sau để được cấp lại sổ bảo hiểm xã hội:
Đơn trình báo mất sổ BHXH có xác nhận của cơ quan công an nơi xảy ra vụ việc hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú
Đơn đề nghị cấp lại sổ BHXH (theo mẫu) có xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú
Giấy xác nhận quá trình đóng BHXH của cơ quan BHXH liên quan
Giấy xác nhận chưa được giải quyết trợ cấp một lần tại cơ quan BHXH địa phương nơi cư trú
Tờ khai cấp sổ (nếu đã bị mất thì phải liên hệ với đơn vị cũ hoặc cơ quan BHXH nơi cấp sổ để sao y)
Bản sao chứng minh thư nhân dân (có chứng thực)
Thủ tục cấp lại sổ bảo hiểm xã hội bị mất

Thủ tục xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội

Khi hoàn tất hồ sơ xin cấp lại sổ BHXH, người lao động nộp hồ sơ cho cơ quan hoặc nộp thông qua đơn vị nơi đang làm việc theo quy định tại Khoản 2 Điều 99 Luật BHXH 2014 và Điểm c, Khoản 1 Điều 31 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017.
Cơ quan BHXH thực hiện đối chiếu hồ sơ cấp lại đối với hồ sơ và dữ liệu do cơ quan BHXH quản lý, nếu đủ diều kiện và xác định người bị mất sổ BHXH chưa hưởng trợ cấp một lần thì thực hiện cấp lại sổ BHXH.
Theo quy định ở khoản 2 Điều 29 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, thời gian cấp lại sổ BHXH không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Trong trường hợp cần phải xác minh quá trình đóng BHXH ở tỉnh khác hoặc nhiều đơn vị nơi người lao động có thời gian làm việc thì không quá 45 ngày nhưng phải có văn bản thông báo cho người lao động biết.
Như vậy, khi sổ bảo hiểm xã hội bị mất, cần phải được cấp lại, để xin cấp lại sổ này người lao động cần chuẩn bị đầy đủ các thủ tục xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội.
Trên đây là toàn bộ những nội dung về bài viết Bị mất sổ bảo hiểm xã hội thì làm thế nào? Nếu bạn còn có thắc mắc gì trong vấn đề này, hãy liên hệ ngay với công ty của chúng tôi để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xác định quan hệ trong tranh chấp đất đai

          Trong quá trình tham gia quan hệ pháp luật đất đai, việc bất đồng quan điểm, mâu thuẫn, xung đột ý kiến là điều khó tránh khỏi. Khi xảy ra mâu thuẫn về mặt lợi ích, xung đột về quyền lợi và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ pháp luật đất đai sẽ được gọi là tranh chấp đất đai. Quan hệ tranh chấp đất đai I. Những vấn đề lý luận liên quan đến tranh chấp đất đai 1. Khái niệm tranh chấp đất đai         Đất đai là loại tài sản đặc biệt, là tài nguyên của quốc gia được nhà nước giao cho người dân để sử dụng, quản lý. Đất đai không thuộc sở hữu của các bên tranh chấp mà thuộc sở hữu toàn dân. Điều này đã được quy định tại Điều 53 Hiến pháp 2013 và quy định cụ thể tại Điều 4 Luật Đất đai 2013: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.”.         Trong quá trình tham gia quan hệ pháp luật đất đai không phải lúc nào các chủ thể cũng có

Thủ tục hòa giải bắt buộc trước khi khởi kiện

Tranh chấp đất đai vốn là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Đây cũng là  một trong những loại tranh chấp phổ biến nhất hiện nay. Khi phát sinh tranh chấp, hòa giải là phương án giải quyết ban đầu nhằm hạn chế tối đa những mâu thuẫn. Việc hòa giải có thể do các bên tự thương lượng hoặc thông qua một bên trung gian thứ ba trước khi khởi kiện nếu buộc phải giải quyết tại một cơ quan tài phán trong một số trường hợp nhất định. Trong bài viết này, ThS - Luật sư Phan Mạnh Thăng sẽ chia sẻ cụ thể về vấn đề trên. Hòa giải tranh chấp đất đai Khái niệm và đặc điểm của hòa giải tranh chấp đất đai Khái niệm Hòa giải là một trong các phương pháp giải quyết trong tranh chấp đất đai. Theo đó bên thứ ba sẽ đóng vai trò là trung gian giúp đỡ các bên tìm ra giải pháp để giải quyết tranh chấp. Bằng cách thương lượng, thuyết phục cùng với thiện chí của các bên thì tranh chấp sẽ được giải quyết một cách ôn hòa. Đặc điểm         Hiện nay về hò

Lạm thu học phí đầu năm, cơ sở pháp lý nào để xử lý?

Lạm thu học phí đầu năm, cơ sở pháp lý nào để xử lý dành cho các bậc phụ huynh khi có dấu hiệu học phí đầu năm ngày càng tăng. Về các khoản học phí được phép thu đã được pháp luật quy định cụ thể. Trường hợp nhà trường thu học phí sai quy định pháp luật sẽ bị xử lý về hành vi lạm thu học phí. Việc này thường xảy ra do các bậc cha mẹ không nắm rõ quy định. Sau đây, Thạc sĩ - Luật sư Phan Mạnh Thăng xin cung cấp nội dung về vấn đề trên. Hành vi lạm thu học phí đầu năm Các khoản thu nào nhà trường không được phép thu?           Theo Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT thì các khoản phụ phí đầu năm sẽ được thu qua Ban đại diện cha mẹ học sinh theo nguyên tắc tự nguyện. Tuy nhiên, trên thực tế các khoản phí này thường được Ban đại diện cha mẹ học sinh nhờ nhà trường thu hộ và được thu như phí bắt buộc.           Căn cứ khoản 4 Điều 10 Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT quy định những khoản Ban đại diện cha mẹ học sinh không được phép quyên góp là: Các khoản ủng hộ không theo nguyên tắc tự nguyện Bảo vệ