Chuyển đến nội dung chính

TỔ CÔNG TÁC 363 LÀ AI ? THẨM QUYỀN, NGHĨA VỤ KHI LÀM VIỆC VỚI NGƯỜI DÂN NHƯ THẾ NÀO ?

Có lẽ, mỗi dịp tết đến xuân về, bên cạnh chuẩn bị cho gia đình những chiếc bánh trưng xanh, hay những chậu hoa mai hoa đào thì vấn nạn trộm cắp, gây rối trật tự công cộng diễn ra ngày càng nhiều. Nhận ra vấn đề này thì các cơ quan chức năng đã không ngừng triển khai các công tác đảm bảo an ninh trật tự trên từng địa bàn khắp cả nước nói chung Đặc biệt riêng địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã thành lập tổ công tác 363. Vậy tổ công tác 363 là ai? Thẩm quyền và nghĩa vụ của họ là gì? Bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin về tổ công tác 363.

Tổ công tác 363 là ai?


Tổ công tác lực lượng 362
Vào ngày 30/12/2018 vừa qua, Công an TP.HCM  đã triển khai lực lượng tuần tra kiểm soát hỗn hợp (gọi tắt là Tổ công tác 363). Tổ công tác này được lập ra nhằm đảm bảo an ninh trật tự cho người dân đón tết trên toà địa bàn thành phố.Lực lượng tuần tra hỗn hợp là Tổ công tác 363 chia thành ba đơn vị: Cảnh sát hình sự, Cảnh sát cơ động và Cảnh sát giao thông phối hợp triển khai giữa cấp thành phố và quận, huyện. Tổ công tác 363 là phương thức tuần tra hỗn hợp của công an, thực hiện đến hết Tết Nguyên đán 2019, sau đó sẽ được sơ kết đánh giá xem hiệu quả kế hoạch và tiếp tục điều chỉnh.
Tổ công tác 363 được chia thành 7 tổ (12 cảnh sát/tổ) với tổng quân số huy động mỗi ngày là 252 cán bộ chiến sĩ tuần tra cơ động, kết hợp kiểm soát chốt chặn bảo đảm an ninh trật tự những điểm tập trung đông người, có khách nước ngoài lui tới.

Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổ công tác 363

Tổ công tác 363 là lực lượng tuần tra kiểm soát với mục tiêu chính là trấn áp tội phạm, xử lý hình sự và một số hành vi vi phạm hành chính.
Nhiệm vụ chính là tập trung phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm trên đường phố, nơi công cộng như trộm cắp, cướp giật.
Kiểm tra những người tham gia giao thông có dấu hiệu phạm pháp hình sự như: Mang theo hung khí, đua xe, gây rối, các tụ điểm kinh doanh dịch vụ nhạy cảm, …
Tổ công tác 363 hoạt động độc lập kết hợp với các lực lượng chuyên trách. Phương thức hoạt động là công khai hoặc hóa trang nhằm trấn áp và xử lý nhanh nhất tội phạm có tính chất nguy hiểm. Cách thức tuần tra là cơ động hoặc chốt chặn tại một điểm trên đường giao thông.
Cán bộ chiến sĩ được lựa chọn vào Tổ công tác 363 đều có đạo đức tốt, sức khỏe tốt, giỏi nghiệp vụ và võ thuật. Địa bàn hoạt động của các tổ 363 sẽ linh hoạt, không theo quy luật cụ thể nhằm đánh lạc hướng đối tượng.
Tổ công tác 363 sẽ thay phiên tuần tra 24/24, có quyền yều dừng bất kỳ phương tiện giao thông nào có dấu hiệu vi phạm để kiểm tra hành chính về phương tiện và người. Khi phát hiện vi phạm, tùy thuộc mức độ có thể xử lý ngay tại chỗ hoặc giao công an sở tại xử lý.

Một số vi phạm mà lực lượng 363 đã xử lý:

Ngày 1/1/2019, Công an TP.HCM thống kê thành tích của các tổ tuần tra hỗn hợp (gọi tắt là Tổ công tác 363) trong 2 ngày ra quân trấn áp tội phạm. Theo đó, các tổ 363 của Công an TP.HCM và công an quận, huyện đã phát hiện, xử lý 7 vụ với 10 người có dấu hiệu tội phạm hình sự.
Cụ thể, khoảng 3h ngày 30/12, tổ 363, Công an quận Tân Bình, tuần tra trên đường Cách Mạng Tháng 8, phát hiện Nguyễn Tấn Tài (20 tuổi, ngụ quận Tân Bình) đi xe máy chở theo La Chí Đạt (20 tuổi, ngụ tỉnh An Giang) có biểu hiện nghi vấn nên đeo bám.Tới trước nhà số 1142 đường Cách Mạng Tháng 8, quận Tân Bình, 2 thanh niên này áp sát giật túi xách chứa điện thoại, tiền của một cô gái rồi tăng ga bỏ chạy. Tổ 363 liền truy đuổi, tóm gọn cả 2 nghi can cùng phương tiện.
Đến khoảng 15h30 cùng ngày, tổ 363 thuộc Công an huyện Hóc Môn tuần tra phát hiện 2 người cho vay nặng lãi tại xã Tân Thới Nhì nên tạm giữ. Trước đó, tổ 363 Công an quận 10 cũng phát hiện, xử lý một thanh niên cho vay nặng lãi tại số 394 Nguyễn Chí Thanh.
Ngoài ra, các tổ 363 của Công an TP.HCM và các quận, huyện còn xử lý nhiều vụ gây rối trật tự công cộng, hủy hoại tài sản, tàng trữ trái phép chất ma túy, mang theo hung khí và nhiều trường hợp vi phạm luật giao thông.
Trích dẫn lời của đại tá Nguyễn Sỹ Quang, Trưởng phòng Tham mưu – Công an TP.HCM, Tổ công tác 363 được xem là lực lượng nòng cốt tạo ra một “cú đấm” với tội phạm ở những nơi công cộng. Những chiến sĩ trong tổ công tác đã có nhiều năm tuần tra trên đường, đều mặc quân phục công khai, sẽ đúng theo tác phong Công an nhân dân. “Những người có dấu hiệu vi phạm pháp luật sẽ được lực lượng kiểm tra nhằm giúp lực lượng chức năng chủ động hơn trong phòng ngừa, trấn áp các loại tội phạm trong thời gian tới, bảo đảm an ninh trật tự cho người dân vui xuân, đón Tết.
Có thể thấy được rằng, kết quả mà tổ công tác này mang lại góp công rất lớn cho an ninh trên địa bàn toàn thành phố. Chúng tôi hy vọng không chỉ riêng tổ công tác 363 của thành phố Hồ Chí Minh mà còn tất cả các tổ công tác khác trên địa bàn toàn cả nước thực hiện tốt công tác của mình.


Tổ công tác 363 xử lý sai phạm

Nếu lực lượng Tổ công tác 363 làm sai chức năng nhiệm vụ thì bị xử lý như thế nào?

Điều đương nhiên là nếu bất kỳ ai sai phạm thì đều phải xử lí kỷ luật đúng người đúng tội, xử lí tương xứng với mức độ vi phạm của các tổ chức, cá nhân; củng cố niềm tin cho quần chúng nhân dân. “Quan trọng là kỷ luật ở mức độ nào cho phù hợp với cái sai của từng người. Bộ Chính trị xử lí vấn đề này cho đúng và phải công khai để tạo ra được niềm tin. Công tác kiểm tra phải một cách thường xuyên từ việc nhỏ nhất cho tới việc lớn nhất”. “Việc kiểm tra xử lí các vi phạm trong tình hình hiện nay đang làm rất quyết liệt và đồng thời sẽ không có vùng cấm. Như vậy có nghĩa là việc sai phạm trong lực lượng vũ trang trong đó có cả công an, bộ đội có những dấu hiệu hết sức là nghiêm trọng. Và việc đó cần phải xử lí một cách nghiêm túc. Việc một số các tướng lĩnh giữ ở các cái vị trí, nhiệm vụ quan trọng như vậy đã không hoàn thành tốt với chức trách của mình, chức vụ, quyền hạn của mình trong công việc và vi phạm các quy định của nhà nước và trong đó là có những cái dấu hiệu mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện những cái lợi ích nhóm trong đó có lợi ích cá nhân” thì sẽ bị xử lý càng nghiêm ngặt
Trên đây là bài viết về tổ công tác 363 của địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Trường hợp trong nội dung có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ ó hình thức xử lí kỷ luật đúng người đúng tội, xử lí tương xứng với mức độ vi phạm của các tổ chức, cá nhân; củng cố niềm tin cho quần chúng nhân dân. “Quan trọng là kỷ luật ở mức độ nào cho phù hợp với cái sai của từng người. Bộ Chính trị xử lí vấn đề này cho đúng và phải công khai để tạo ra được niềm tin. Công tác kiểm tra phải một cách thường xuyên từ việc nhỏ nhất cho tới việc lớn nhất”.có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách.


Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

ĐIỀU KHOẢN BẢO HIỂM HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN ĐƯỢC QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO ?

Điều khoản bảo hiểm hay là những điều quy định phạm vi trách nhiệm của người bảo hiểm đối với đối tượng được bảo hiểm bị tổn thất do những rủi ro hàng hải gây nên. Khi đối tượng được bảo hiểm theo điều kiện nào, chỉ những rủi ro tổn thất quy định trong đó gây nên mới được bồi thường. Nước Anh là nước xây dựng luật bảo hiểm hàng hải sớm nhất (1906 - MIA). Trong bảo hiểm hàng hóa đường biển có các bộ điều khoản bảo hiểm do Hiệp hội bảo hiểm Luân Đôn ban hàng như ICC 1963, ICC 1982 hay mới nhất là ICC 2009. Các bộ Điều khoản bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu được sử dụng phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay. Dựa trên cơ sở luật này mà Việt Nam xây dựng các điều kiện bảo hiểm cơ bản gồm: QTC 1965, QTC 1990 do Bộ tài chính ban hành. Sau có QTC 1995, QTC 1998 do Bảo Việt ban hành, hay Petrolimex ban hành QTC 1998 PJCO. Khi mua bảo hiểm cho hàng hóa, trừ những trường hợp đặc biệt, chủ hàng phải mua bảo hiểm theo một trong ba điều kiện bảo hiểm gốc là A, B hoặc C. Ngoài ra, tùy theo hà

Milo Và Ovaltine – Cuộc Chiến Pháp Lý Về Cạnh Tranh Không Lành Mạnh

Mới đây, cộng đồng mạng chia sẻ 2 pano quảng cáo ngoài trời của 2 thương hiệu đồ uống với nội dung đối lập nhau. Trong khi thương hiệu Nestle Milo đặt slogan “Nhà vô địch làm từ Milo” với tôn màu chủ đạo là xanh lá cây thì bên kia đường thương hiệu sữa Ovaltine với tấm biển quảng cáo màu đỏ có in hình 2 mẹ con chỉ tay sang phía “đối thủ” kèm theo dòng chữ ”Chẳng cần vô địch, chỉ cần con thích”. Vấn đề này rốt cuộc là sao? Mời các bạn theo dõi bài viết. Tìm hiểu cuộc chiến pháp lý giữa hai thương hiệu đồ uống Cạnh tranh quảng cáo Milo Và Ovaltine có lành mạnh không? Nestle Việt Nam đã có công văn gửi Cục Văn hóa cơ sở Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng Bộ Công Thương để đề nghị xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh và vi phạm luật quảng cáo. Đối tượng mà Nestle “tố” là Công ty Frieslandcampina, đơn vị sở hữu thương hiệu Ovaltine và đang thực hiện chiến dịch truyền thông cho Ovaltine. Với nội dung công văn phía Nestle ghi rõ là Ovalti

Xác định quan hệ trong tranh chấp đất đai

          Trong quá trình tham gia quan hệ pháp luật đất đai, việc bất đồng quan điểm, mâu thuẫn, xung đột ý kiến là điều khó tránh khỏi. Khi xảy ra mâu thuẫn về mặt lợi ích, xung đột về quyền lợi và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ pháp luật đất đai sẽ được gọi là tranh chấp đất đai. Quan hệ tranh chấp đất đai I. Những vấn đề lý luận liên quan đến tranh chấp đất đai 1. Khái niệm tranh chấp đất đai         Đất đai là loại tài sản đặc biệt, là tài nguyên của quốc gia được nhà nước giao cho người dân để sử dụng, quản lý. Đất đai không thuộc sở hữu của các bên tranh chấp mà thuộc sở hữu toàn dân. Điều này đã được quy định tại Điều 53 Hiến pháp 2013 và quy định cụ thể tại Điều 4 Luật Đất đai 2013: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.”.         Trong quá trình tham gia quan hệ pháp luật đất đai không phải lúc nào các chủ thể cũng có