Chuyển đến nội dung chính

Thủ Tục Thành Lập Công Ty Sản Xuất Thực Phẩm

Việt Nam là một nước nông nghiệp nên có nhiều tiềm năng để phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm nhờ nguồn nguyên liệu phong phú, nhiều đặc sản độc đáo. Do đó, nhiều thương nhân dự định thành lập công ty sản xuất thực phẩm kinh doanh trong lĩnh vực chế biến thực phẩm có nhiều lợi thế để phát triển này. Vì vậy mà thủ tục thành lập công ty sản xuất thực phẩm cũng đang rất được quan tâm hiện nay.
Thủ tục thành lập công ty sản xuất thực phẩm
Hướng dẫn thủ tục thành lập công ty sản xuất thực phẩm

Chuẩn bị hồ sơ để làm thủ tục thành lập công ty sản xuất thực phẩm như thế nào?

Để thành lập công ty sản xuất thực phẩm, nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Căn cứ vào Điều 22, 23 Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp. Hồ sơ thành lập công ty sản xuất thực phẩm gồm:
  • Giấy đề nghị Đăng ký doanh nghiệp.
  • Dự thảo điều lệ doanh nghiệp;
  • Danh sách thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên, cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;
Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực: Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân; Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với tổ và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức;
  • Quyết định góp vốn đối với thành viên công ty, cổ đông công ty là tổ chức;
  • Tài liệu khác trong các trường hợp đặc biệt.

Nộp hồ sơ và xử lý hồ sơ để thành lập công ty sản xuất thực phẩm như thế nào?

Người thành lập công ty sản xuất thực phẩm hoặc người đại diện theo ủy quyền nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính (Điều 27 Nghị định 78/2015/NĐ-CP).
Thủ tục thành lập công ty sản xuất thực phẩm được Phòng đăng ký kinh doanh xem xét và giải quyết trong 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Đăng ký an toàn vệ sinh thực phẩm khi làm thủ tục thành lập công ty sản xuất thực phẩm như thế nào?

Công ty sản xuất phải đăng ký an toàn vệ sinh thực phẩm
Công ty phải đăng ký an toàn vệ sinh thực phẩm
Doanh nghiệp, cá nhân làm thủ tục thành lập công ty sản xuất thực phẩm phải chuẩn bị hồ sơ và nộp lên chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm. Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) tiếp nhận hồ sơ và trả giấy biên nhận cho cơ sở. Chi cục ATVSTP thẩm định hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì phải có công văn yêu cầu bổ sung để hoàn thiện hồ sơ theo quy định và phải ghi trên giấy biên nhận ngày nhận hồ sơ bổ sung.
Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ, trong vòng 15 ngày làm việc phải tổ chức thẩm định kiểm tra cơ sở và lập biên bản thẩm định. Kết luận phải ghi rõ “Đạt” hay “Không đạt” để trên cơ sở đó sẽ cấp giấy chứng nhận.

Công bố thông tin đăng ký thành lập công ty sản xuất thực phẩm như thế nào?

Doanh nghiệp sau khi hoàn thành toàn bộ thủ tục thành lập công ty sản xuất thực phẩm, được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được công khai. Nội dung công bố bao gồm: Nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Ngành nghề kinh doanh; danh sách cổ đông sáng lập.
Lưu ý: theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định 50/2016/NĐ-CP thì nếu doanh nghiệp có hành vi không công bố hoặc công bố không đúng thời hạn quy định nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.


Tham khảo thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xác định quan hệ trong tranh chấp đất đai

          Trong quá trình tham gia quan hệ pháp luật đất đai, việc bất đồng quan điểm, mâu thuẫn, xung đột ý kiến là điều khó tránh khỏi. Khi xảy ra mâu thuẫn về mặt lợi ích, xung đột về quyền lợi và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ pháp luật đất đai sẽ được gọi là tranh chấp đất đai. Quan hệ tranh chấp đất đai I. Những vấn đề lý luận liên quan đến tranh chấp đất đai 1. Khái niệm tranh chấp đất đai         Đất đai là loại tài sản đặc biệt, là tài nguyên của quốc gia được nhà nước giao cho người dân để sử dụng, quản lý. Đất đai không thuộc sở hữu của các bên tranh chấp mà thuộc sở hữu toàn dân. Điều này đã được quy định tại Điều 53 Hiến pháp 2013 và quy định cụ thể tại Điều 4 Luật Đất đai 2013: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.”.         Trong quá trình tham gia quan hệ pháp luật đất đai không phải lúc nào các chủ thể cũng có

Thủ tục hòa giải bắt buộc trước khi khởi kiện

Tranh chấp đất đai vốn là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Đây cũng là  một trong những loại tranh chấp phổ biến nhất hiện nay. Khi phát sinh tranh chấp, hòa giải là phương án giải quyết ban đầu nhằm hạn chế tối đa những mâu thuẫn. Việc hòa giải có thể do các bên tự thương lượng hoặc thông qua một bên trung gian thứ ba trước khi khởi kiện nếu buộc phải giải quyết tại một cơ quan tài phán trong một số trường hợp nhất định. Trong bài viết này, ThS - Luật sư Phan Mạnh Thăng sẽ chia sẻ cụ thể về vấn đề trên. Hòa giải tranh chấp đất đai Khái niệm và đặc điểm của hòa giải tranh chấp đất đai Khái niệm Hòa giải là một trong các phương pháp giải quyết trong tranh chấp đất đai. Theo đó bên thứ ba sẽ đóng vai trò là trung gian giúp đỡ các bên tìm ra giải pháp để giải quyết tranh chấp. Bằng cách thương lượng, thuyết phục cùng với thiện chí của các bên thì tranh chấp sẽ được giải quyết một cách ôn hòa. Đặc điểm         Hiện nay về hò

Lạm thu học phí đầu năm, cơ sở pháp lý nào để xử lý?

Lạm thu học phí đầu năm, cơ sở pháp lý nào để xử lý dành cho các bậc phụ huynh khi có dấu hiệu học phí đầu năm ngày càng tăng. Về các khoản học phí được phép thu đã được pháp luật quy định cụ thể. Trường hợp nhà trường thu học phí sai quy định pháp luật sẽ bị xử lý về hành vi lạm thu học phí. Việc này thường xảy ra do các bậc cha mẹ không nắm rõ quy định. Sau đây, Thạc sĩ - Luật sư Phan Mạnh Thăng xin cung cấp nội dung về vấn đề trên. Hành vi lạm thu học phí đầu năm Các khoản thu nào nhà trường không được phép thu?           Theo Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT thì các khoản phụ phí đầu năm sẽ được thu qua Ban đại diện cha mẹ học sinh theo nguyên tắc tự nguyện. Tuy nhiên, trên thực tế các khoản phí này thường được Ban đại diện cha mẹ học sinh nhờ nhà trường thu hộ và được thu như phí bắt buộc.           Căn cứ khoản 4 Điều 10 Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT quy định những khoản Ban đại diện cha mẹ học sinh không được phép quyên góp là: Các khoản ủng hộ không theo nguyên tắc tự nguyện Bảo vệ