Khi một người qua đời, nếu họ có tài sản thì phần đó sẽ được gọi là di sản. Phần di sản này sẽ được để lại thừa kế cho những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc. Người thừa kế phải làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế. Đây là thủ tục nhằm xác lập quyền tài sản của người thừa kế đối với phần di sản mà mình được hưởng. Vậy thủ tục khai nhận di sản thừa kế được pháp luật quy định như thế nào?
Thứ nhất, người thừa kế hoặc người được ủy quyền liên hệ tổ chức công chứng và xuất trình hồ sơ theo quy định.
Thứ hai, sau khi kiểm tra hồ sơ thấy đầy đủ, phù hợp quy định của pháp luật, tổ chức công chứng tiến hành thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản theo Điều 18 Nghị định 29/2015/NĐ-CP.
Việc thụ lý phải được niêm yết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày niêm yết. Việc niêm yết do tổ chức hành nghề công chứng thực hiện tại trụ sở của UBND cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản; trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó hoặc nơi có bất động sản là di sản.
Thứ ba, sau 15 ngày niêm yết, nếu không có khiếu nại, tố cáo thì cơ quan công chứng chứng nhận văn bản thừa kế. Các đồng thừa kế có thể lập Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế hoặc Văn bản khai nhận di sản thừa kế.
Một, Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế áp dụng cho trường hợp những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người nhưng các thừa kế thỏa thuận được với nhau về việc thừa kế theo Khoản 1 Điều 57 Luật Công chứng 2014.
Hai, Văn bản khai nhận di sản thừa kế áp dụng cho trường hợp chỉ có một người thừa kế duy nhất hoặc có nhiều người thừa kế nhưng những người này lại thỏa thuận giữ nguyên di sản để họ là đồng chủ sở hữu chứ không chia di sản thành các phần cho mỗi người theo Khoản 1 Điều 58 Luật công chứng 2014.
Tham khảo thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.
Thủ tục khai nhận di sản thừa kế được quy định như thế nào?
Căn cứ Khoản 2, 3 Điều 57; Điều 58 Luật công chứng 2014 quy định thủ tục khai nhận di sản thừa kế như sau:Thứ nhất, người thừa kế hoặc người được ủy quyền liên hệ tổ chức công chứng và xuất trình hồ sơ theo quy định.
Thứ hai, sau khi kiểm tra hồ sơ thấy đầy đủ, phù hợp quy định của pháp luật, tổ chức công chứng tiến hành thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản theo Điều 18 Nghị định 29/2015/NĐ-CP.
Việc thụ lý phải được niêm yết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày niêm yết. Việc niêm yết do tổ chức hành nghề công chứng thực hiện tại trụ sở của UBND cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản; trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó hoặc nơi có bất động sản là di sản.
Thứ ba, sau 15 ngày niêm yết, nếu không có khiếu nại, tố cáo thì cơ quan công chứng chứng nhận văn bản thừa kế. Các đồng thừa kế có thể lập Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế hoặc Văn bản khai nhận di sản thừa kế.
Một, Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế áp dụng cho trường hợp những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người nhưng các thừa kế thỏa thuận được với nhau về việc thừa kế theo Khoản 1 Điều 57 Luật Công chứng 2014.
Hai, Văn bản khai nhận di sản thừa kế áp dụng cho trường hợp chỉ có một người thừa kế duy nhất hoặc có nhiều người thừa kế nhưng những người này lại thỏa thuận giữ nguyên di sản để họ là đồng chủ sở hữu chứ không chia di sản thành các phần cho mỗi người theo Khoản 1 Điều 58 Luật công chứng 2014.
Hồ sơ thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế gồm những gì?
Hồ sơ thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế gồm:- Giấy chứng tử của người để lại di sản
- Các giấy tờ chứng minh về tài sản của người để lại di sản bao gồm: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; sổ tiết kiệm, Giấy đăng ký xe; Giấy chứng nhận cổ phần…
- Giấy tờ về nhân thân của người thừa kế: CMND, hộ khẩu…
- Di chúc (nếu có);
- Giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân giữa người để lại di sản và người nhận di sản (áp dụng cho trường hợp thừa kế theo pháp luật);
- Giấy đăng ký kết hôn hoặc xác nhận tình trạng hôn nhân của người để lại di sản (nếu có).
Thủ tục đăng ký quyền sở hữu đối với tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu như thế nào?
Sau khi hoàn tất thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại tổ chức công chứng, người được hưởng di sản thực hiện thủ tục đăng ký quyền tài sản đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định pháp luật. Nếu tài sản là đất đai, nhà cửa thì người thừa kế thực hiện thủ tục quy định tại Điều 79 Nghị định 43/2014/NĐ-CP tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng tài nguyên và môi trường cấp huyện nơi có đất. Nếu tài sản là ô tô xe máy thì thực hiện thủ tục tại Cơ quan đăng ký xe theo Thông tư 15/2014/TT-BCA.Tham khảo thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.
Nhận xét
Đăng nhận xét