Chuyển đến nội dung chính

Cổ Phần Hóa Doanh Nghiệp Nhà Nước Là Gì?

Xuất phát từ thực trạng kinh doanh kém hiệu quả của hệ thống doanh nghiệp Nhà nước và mục đích chuyển đổi nền kinh tế phù hợp với nền kinh tế thị trường thì việc đa dạng hoá các thành phần kinh tế cũng như hình thức sở hữu nền kinh tế là một trong những điều tất yếu. Một trong những hình thức đó là cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. 
Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là gì?

Khái niệm cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước?

Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước là việc chuyển doanh nghiệp mà chủ sở hữu là Nhà nước (doanh nghiệp đơn sở hữu) thành công ty cổ phần (doanh nghiệp đa sở hữu), chuyển doanh nghiệp từ chỗ hoạt động theo Luật doanh nghiệp Nhà nước sang hoạt động theo các quy định về công ty cổ phần trong Luật Doanh nghiệp. Được thực hiện với mục đích tránh gây ra mâu thuẫn sâu sắc với bộ phận cán bộ và nhân dân lo ngại về sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Chính phủ Việt Nam đã quyết định sẽ không bán đứt các doanh nghiệp của mình cho các cá nhân, thay vì đó tiến hành chuyển các doanh nghiệp nhà nước thành doanh nghiệp cổ phần. Tài sản của doanh nghiệp được chia thành các cổ phần bán cho cán bộ công nhân trong doanh nghiệp và phần còn lại do nhà nước sở hữu. Tùy từng doanh nghiệp, phần cổ phần do nhà nước sở hữu có thể nhiều hay ít, từ 0% tới 100%.

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước có chức năng gì?

Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là một chủ trương lớn của Đảng và nhà nước. Theo Nghị quyết hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương khoá VII đã nêu rõ: Chuyển một số doanh nghiệp quốc doanh có điều kiện thành công ty cổ phần và thành lập một số công ty quốc doanh cổ phần mới. Phải thí điểm chỉ đạo chặt chẽ rút kinh nghiệm chu đáo trước khi mở rộng trong phạm vi thích hợp. Đồng thời, Nghị quyết 10-NQ/ TW ngày 17/3/1995 của bộ chính trị đã nêu: Thực hiện từng bước vững chắc về tổ chức về cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp không cần nhà nước đầu tư 100% vốn. Tuỳ tính chất loại hình doanh nghiệp mà tiến hành bán tỷ lệ cổ phiếu cho công nhân viên chức làm tại doanh nghiệp để tạo động lực bên trong trực tiếp thúc đẩy phát triển và bán cổ phần cho tổ chức hay cá nhân ngoài quốc doanh.
Bên cạnh đó, theo Nghị quyết tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá IX đã nhấn mạnh Đổi mới cơ bản tổ chức và cơ chế quản lý doanh nghiệp nhà nước. Thực hiện các hình thức cổ phần thích hợp với tổ chức và lĩnh vực sản xuất để thu hút thêm các nguồn vốn, tạo thêm động lực, ngăn chặn tiêu cực, thúc đẩy doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả.
Lợi ích khi tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
Chức năng khi tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
Sau khi tiến hành Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước thì hoạt động này đã tháo gỡ khó khăn trong ngân sách Nhà nước và góp phần xây dưng thị trường vốn lành mạnh phong phú. Những năm gần đây, việc đảm bảo nền kinh tế quốc gia vững vàng là một yêu cầu cực kỳ bức thiết, đặc biệt trong hoàn cảnh nền kinh tế không chỉ cần được phân bổ hợp lý, có lợi cho việc tái cơ cấu nền kinh tế quốc dân mà tài sản Nhà nước cũng cần được sử dụng nhằm mang lại hiệu quả đầu tư tối đa. Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước là giải pháp giúp chính phủ thực hiện được những đòi hỏi thực tiễn. Tài sản doanh nghiệp Nhà nước nhờ cổ phần hoá thu hồi sẽ được phân bố cho những dự án quốc gia giàu tính khả thi hoặc đầu tư vào những ngành mang lại nhiều lợi ích kinh tế xã hội quan trọng nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.

Số lượng doanh nghiệp tiến hành cổ phần hóa năm 2019

Theo Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) cho biết, giai đoạn 2017 – 2020 sẽ cổ phần hóa 127 doanh nghiệp Nhà nước. Năm 2019 cổ phần hóa 18 doanh nghiệp; Trong đó, tại Bộ Công Thương cổ phần hóa 2 Tập đoàn kinh tế (Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam); Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cổ phần hóa Tổng công ty Lương thực Miền Bắc, Tổng công ty Cà phê Việt Nam; Bộ Thông tin và Truyền thông cổ phần hóa Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cổ phần hóa Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Tỉnh Đồng Nai cổ phần hóa Tổng công ty Công nghiệp thực phẩm Đồng Nai …

Quy định của pháp luật về cổ phần hóa

Công việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là việc quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của một nền kinh tế phụ thuộc quá nhiều vào nguồn cung từ nhà nước. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 126/2017/NĐ-CP (Nghị định 126) về cổ phần hóa (CPH) doanh nghiệp nhà nước (DNNN), có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2018. Nghị định 126, nhiều khó khăn vướng mắc trong quá trình CPH DNNN đã được loại bỏ. Đáng chú ý trong số đó là các quy định giúp chủ sở hữu. chi phí thực hiện CPH, theo quy định cũ, mức chi phí này được tính theo giá trị DN CPH; mức chi không quá 500 triệu đồng đối với các DN có giá trị trên 100 tỷ đồng. Đồng thời, giao cho cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt, tổng giám đốc (hoặc giám đốc) DN quyết định mức chi cụ thể theo các nội dung đã được quy định và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình. Trong đó, các gói thầu lựa chọn tư vấn (định giá, xây dựng phương án CPH, bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược…) tiếp tục áp dụng hình thức chỉ định thầu nếu giá trị gói thầu từ 3 tỷ đồng trở xuống. 
Trên đây là nội dung tư vấn về việc Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Hy vọng những thông tin này sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích nhất. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc gặp phải vấn pháp lý đề cần giải đáp hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.


Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xác định quan hệ trong tranh chấp đất đai

          Trong quá trình tham gia quan hệ pháp luật đất đai, việc bất đồng quan điểm, mâu thuẫn, xung đột ý kiến là điều khó tránh khỏi. Khi xảy ra mâu thuẫn về mặt lợi ích, xung đột về quyền lợi và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ pháp luật đất đai sẽ được gọi là tranh chấp đất đai. Quan hệ tranh chấp đất đai I. Những vấn đề lý luận liên quan đến tranh chấp đất đai 1. Khái niệm tranh chấp đất đai         Đất đai là loại tài sản đặc biệt, là tài nguyên của quốc gia được nhà nước giao cho người dân để sử dụng, quản lý. Đất đai không thuộc sở hữu của các bên tranh chấp mà thuộc sở hữu toàn dân. Điều này đã được quy định tại Điều 53 Hiến pháp 2013 và quy định cụ thể tại Điều 4 Luật Đất đai 2013: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.”.         Trong quá trình tham gia quan hệ pháp luật đất đai không phải lúc nào các chủ thể cũng có

Thủ tục hòa giải bắt buộc trước khi khởi kiện

Tranh chấp đất đai vốn là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Đây cũng là  một trong những loại tranh chấp phổ biến nhất hiện nay. Khi phát sinh tranh chấp, hòa giải là phương án giải quyết ban đầu nhằm hạn chế tối đa những mâu thuẫn. Việc hòa giải có thể do các bên tự thương lượng hoặc thông qua một bên trung gian thứ ba trước khi khởi kiện nếu buộc phải giải quyết tại một cơ quan tài phán trong một số trường hợp nhất định. Trong bài viết này, ThS - Luật sư Phan Mạnh Thăng sẽ chia sẻ cụ thể về vấn đề trên. Hòa giải tranh chấp đất đai Khái niệm và đặc điểm của hòa giải tranh chấp đất đai Khái niệm Hòa giải là một trong các phương pháp giải quyết trong tranh chấp đất đai. Theo đó bên thứ ba sẽ đóng vai trò là trung gian giúp đỡ các bên tìm ra giải pháp để giải quyết tranh chấp. Bằng cách thương lượng, thuyết phục cùng với thiện chí của các bên thì tranh chấp sẽ được giải quyết một cách ôn hòa. Đặc điểm         Hiện nay về hò

Lạm thu học phí đầu năm, cơ sở pháp lý nào để xử lý?

Lạm thu học phí đầu năm, cơ sở pháp lý nào để xử lý dành cho các bậc phụ huynh khi có dấu hiệu học phí đầu năm ngày càng tăng. Về các khoản học phí được phép thu đã được pháp luật quy định cụ thể. Trường hợp nhà trường thu học phí sai quy định pháp luật sẽ bị xử lý về hành vi lạm thu học phí. Việc này thường xảy ra do các bậc cha mẹ không nắm rõ quy định. Sau đây, Thạc sĩ - Luật sư Phan Mạnh Thăng xin cung cấp nội dung về vấn đề trên. Hành vi lạm thu học phí đầu năm Các khoản thu nào nhà trường không được phép thu?           Theo Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT thì các khoản phụ phí đầu năm sẽ được thu qua Ban đại diện cha mẹ học sinh theo nguyên tắc tự nguyện. Tuy nhiên, trên thực tế các khoản phí này thường được Ban đại diện cha mẹ học sinh nhờ nhà trường thu hộ và được thu như phí bắt buộc.           Căn cứ khoản 4 Điều 10 Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT quy định những khoản Ban đại diện cha mẹ học sinh không được phép quyên góp là: Các khoản ủng hộ không theo nguyên tắc tự nguyện Bảo vệ