Công dân có quyền tự do cư trú theo quy định của pháp luật về cư trú. Công dân có đủ điều kiện đăng ký thường trú, tạm trú thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký thường trú, tạm trú. Tuy nhiên, hiện nay có một vấn đề mọi người thường gặp phải khi chuyển nơi ở sang tỉnh khác là thủ tục chuyển hộ khẩu từ tỉnh này sang tỉnh khác. Dưới đây là bài viết về các thủ tục chuyển hộ khẩu từ tỉnh này sang tỉnh khác mà chuyentuvanphapluat.com chia sẻ mời bạn tham khảo
Bước 1: Thực hiện đăng ký tạm trú dài hạn tại tỉnh mới chuyển đến;
Bước 2: Khi đủ thời gian được nhập khẩu ở nơi mới thì về nơi đăng ký hộ khẩu cũ để cắt khẩu;
Bước 3: Nhập khẩu vào nơi đã đăng ký tạm trú dài hạn ở nơi mới.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày chuyển đến tỉnh mới, công dân phải làm thủ tục đăng ký tạm trú. Hồ sơ đăng ký tạm trú bao gồm:
Điều kiện để cấp giấy chuyển hộ khẩu là công dân chuyển nơi thường trú ra ngoài phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh; ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc Trung ương; ngoài phạm vi thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Hồ sơ cấp giấy chuyển hộ khẩu bao gồm: Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu và sổ hộ khẩu.
Nơi nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chuyển hộ khẩu quy định như sau:
Thủ tục đăng ký thường trú tại tỉnh mới được thực hiện theo quy đinh tại Điều 21 Luật cư trú 2006, sửa đổi bổ sung 2013 như sau:
Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú tại cơ quan công an sau đây:
Tham khảo thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.
Thủ tục chuyển hộ khẩu từ tỉnh này sang tỉnh khác được thực hiện như thế nào?
Thủ tục chuyển hộ khẩu từ tỉnh này sang tỉnh khác được thực hiện như sau:Bước 1: Thực hiện đăng ký tạm trú dài hạn tại tỉnh mới chuyển đến;
Bước 2: Khi đủ thời gian được nhập khẩu ở nơi mới thì về nơi đăng ký hộ khẩu cũ để cắt khẩu;
Bước 3: Nhập khẩu vào nơi đã đăng ký tạm trú dài hạn ở nơi mới.
Thủ tục đăng ký tạm trú ở tỉnh mới được thực hiện như thế nào?
Người đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó thì phải tiến hành đăng ký tạm trú.Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày chuyển đến tỉnh mới, công dân phải làm thủ tục đăng ký tạm trú. Hồ sơ đăng ký tạm trú bao gồm:
- Bản khai nhân khẩu
- Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu
- Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp. Trường hợp chỗ ở hợp pháp là nhà do thuê, mượn hoặc ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản).
- Xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó đã đăng ký thường trú;
Thủ tục cắt khẩu và nhập khẩu khi chuyển tới ở tỉnh mới được thực hiện như thế nào?
Thủ tục cắt khẩu và nhập khẩu (hay còn gọi là thủ tục cấp giấy chuyển hộ khẩu) là rất quan trọng trong quá trình thực hiện thủ tục chuyển hộ khẩu từ tỉnh này sang tỉnh khác. Cụ thể như sau:Điều kiện để cấp giấy chuyển hộ khẩu là công dân chuyển nơi thường trú ra ngoài phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh; ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc Trung ương; ngoài phạm vi thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Hồ sơ cấp giấy chuyển hộ khẩu bao gồm: Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu và sổ hộ khẩu.
Nơi nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chuyển hộ khẩu quy định như sau:
- Đối với thành phố trực thuộc Trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã.
- Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện; Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Thủ tục đăng ký thường trú tại tỉnh mới được thực hiện như thế nào?
Thủ tục đăng ký thường trú tại tỉnh mới được hiểu là công dân tiến hành nhập khẩu vào nơi đã đăng ký tạm trú dài hạn ở nơi mới. Đây là giai đoạn cuối cùng để hoàn tất thủ tục chuyển hộ khẩu từ tỉnh này sang tỉnh khác.Thủ tục đăng ký thường trú tại tỉnh mới được thực hiện theo quy đinh tại Điều 21 Luật cư trú 2006, sửa đổi bổ sung 2013 như sau:
Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú tại cơ quan công an sau đây:
- Đối với thành phố trực thuộc trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã;
- Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
- Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;bản khai nhân khẩu;
- Giấy chuyển hộ khẩu theo quy định tại Điều 28 của Luật này;
- Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Đối với trường hợp chuyển đến thành phố trực thuộc trung ương phải có thêm tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này.
Tham khảo thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.
Nhận xét
Đăng nhận xét