Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con. Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác. Như vậy, việc cấp dưỡng cho con khi ly hôn cụ thể sẽ như thế nào?
Theo đó, mức cấp dưỡng do cha mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng và người con được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người con được thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng là cha mẹ và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng là con; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Pháp luật không quy định cụ thể mức cấp dưỡng là bao nhiêu mà phải căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng, nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng và đương nhiên những chi phí này là chi phí hợp lý. Do vậy, không có mức cấp dưỡng tối thiểu cụ thể cho con khi ly hôn.
Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Như vậy, khi ly hôn người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con đến khi con đủ mười tám tuổi. Đối với trường hợp con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì người không trực tiếp nuôi con phải cấp dưỡng đến khi người con không còn ở trong tình trạng thuộc các trường hợp này nữa.
Tình trạng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình phải xuất phát từ các điều kiện khách quan như bản thân người con bị tàn tật, thường xuyên đau ốm, sức khỏe yếu không đủ khả năng tham gia lao động.
Người từ đủ mười tám tuổi (người thành niên) là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, tự mình tham gia, xác lập, thực hiện, hưởng các quyền và tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ pháp lý trong các quan hệ pháp luật. Họ hoàn toàn có đủ khả năng tham gia lao động phổ thông để có thu nhập nuôi sống bản thân và đương nhiên sẽ không nhận được tiền cấp dưỡng từ người bố hoặc mẹ đã ly hôn nữa.
Theo Điều 118 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về Chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng:
Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 119 của Luật này, Tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật này.
Theo đó, nếu không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, có nghĩa là đã vi phạm quy định của pháp luật về cấp dưỡng. Nếu không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng của mình thì khi có yêu cầu giải quyết của người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định tại Điều 119 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì Tòa án sẽ áp dụng biện pháp cưỡng chế yêu cầu thực hiện đúng nghĩa vụ của mình.
Ngoài ra, hành vi cố ý không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng quy định tại Điều 186 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.
Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.
Mức cấp dưỡng nuôi con tối thiểu là bao nhiêu?
Mức cấp dưỡng cho con khi ly hôn được quy định tại Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.Theo đó, mức cấp dưỡng do cha mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng và người con được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người con được thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng là cha mẹ và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng là con; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Pháp luật không quy định cụ thể mức cấp dưỡng là bao nhiêu mà phải căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng, nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng và đương nhiên những chi phí này là chi phí hợp lý. Do vậy, không có mức cấp dưỡng tối thiểu cụ thể cho con khi ly hôn.
Phương thức cấp dưỡng cho con khi ly hôn như thế nào?
Theo quy định tại Điều 117 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần.Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Thời gian cấp dưỡng nuôi con là bao lâu?
Nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt khi con anh đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình;Như vậy, khi ly hôn người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con đến khi con đủ mười tám tuổi. Đối với trường hợp con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì người không trực tiếp nuôi con phải cấp dưỡng đến khi người con không còn ở trong tình trạng thuộc các trường hợp này nữa.
Tình trạng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình phải xuất phát từ các điều kiện khách quan như bản thân người con bị tàn tật, thường xuyên đau ốm, sức khỏe yếu không đủ khả năng tham gia lao động.
Người từ đủ mười tám tuổi (người thành niên) là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, tự mình tham gia, xác lập, thực hiện, hưởng các quyền và tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ pháp lý trong các quan hệ pháp luật. Họ hoàn toàn có đủ khả năng tham gia lao động phổ thông để có thu nhập nuôi sống bản thân và đương nhiên sẽ không nhận được tiền cấp dưỡng từ người bố hoặc mẹ đã ly hôn nữa.
Theo Điều 118 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về Chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng:
Không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con có sao không?
Theo Điều 107 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 119 của Luật này, Tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật này.
Theo đó, nếu không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, có nghĩa là đã vi phạm quy định của pháp luật về cấp dưỡng. Nếu không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng của mình thì khi có yêu cầu giải quyết của người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định tại Điều 119 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì Tòa án sẽ áp dụng biện pháp cưỡng chế yêu cầu thực hiện đúng nghĩa vụ của mình.
Ngoài ra, hành vi cố ý không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng quy định tại Điều 186 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.
Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.
Nhận xét
Đăng nhận xét