Thứ Ba, 7 tháng 11, 2017

PHÁP LUẬT VỀ CHUYỂN NHƯỢNG TOÀN BỘ DỰ ÁN ĐẦU TƯ


1. Điều kiện chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản

Ngoài những điều kiện tại khoản 1 điều 48 Luật Đầu tư 2014 về việc dự án bị chấm dứt thì việc chuyển nhượng dự án này phải tuân thủ những điều kiện tại Điều 188, 194 Luật Đất đai 2013 và điều 26 Nghị định 01/2017/NĐ-CP Nghị định sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai và điều 49 Luật kinh doanh Bất động sản 2014.

a. Đối với chủ đầu tư bên chuyển nhượng
Dự án phải đảm bảo đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, đã có quy hoạch chi tiết 1/500 hoặc quy hoạch tổng mặt bằng được phê duyệt; Dự án đã hoàn thành xong việc bồi thường, giải phóng mặt bằng. Đối với trường hợp chuyển nhượng toàn bộ dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thì phải xây dựng xong các công trình hạ tầng kỹ thuật tương ứng theo tiến độ ghi trong dự án đã được phê duyệt; Dự án không có tranh chấp về quyền sử dụng đất, không bị kê biên để bảo đảm thi hành án hoặc để chấp hành quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;  Không có quyết định thu hồi dự án, thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; trường hợp có vi phạm trong quá trình triển khai dự án thì chủ đầu tư phải chấp hành xong quyết định xử phạt. Chủ đầu tư chuyển nhượng đã có giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất đối với toàn bộ hoặc phần dự án chuyển nhượng.

b. Đối với chủ đầu tư bên nhận chuyển nhượng
Chủ đầu tư nhận chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản phải là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, có đủ năng lực tài chính và cam kết tiếp tục việc triển khai đầu tư xây dựng, kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm tiến độ, nội dung dự án. (Phải có vốn pháp định không được thấp hơn 20 tỷ đồng)
2. Nguyên tắc chuyển nhượng toàn bộ dự án bất động sản
Điều 48 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 quy định:
-  Chủ đầu tư dự án bất động sản được chuyển nhượng toàn bộ dự án cho chủ đầu tư khác để tiếp tục đầu tư kinh doanh.
- Việc chuyển nhượng toàn bộ dự án bất động sản phải bảo đảm yêu cầu sau đây:
a) Không làm thay đổi mục tiêu của dự án;
b) Không làm thay đổi nội dung của dự án;
c) Bảo đảm quyền lợi của khách hàng và các bên có liên quan.
-  Việc chuyển nhượng toàn bộ dự án bất động sản phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc đầu tư đồng ý bằng văn bản. Chủ đầu tư nhận chuyển nhượng được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc được đăng ký biến động vào giấy chứng nhận đã cấp cho chủ đầu tư chuyển nhượng theo quy định của pháp luật về đất đai.
 -  Chủ đầu tư nhận chuyển nhượng toàn bộ dự án bất động sản không phải làm lại hồ sơ dự án, quy hoạch xây dựng và Giấy phép xây dựng của dự án nếu không có thay đổi về nội dung chấp thuận chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư của dự án.
3. Thẩm quyền cho phép chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản
 Điều 50 Luật kinh doanh Bất động sản 2014 quy định:
-  Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quyết định cho phép chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản đối với dự án do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc đầu tư.
- Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định việc đầu tư.
4. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong chuyển nhượng dự án bất động sản
a. Chủ đầu tư chuyển nhượng có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
-  Chuyển giao quyền và nghĩa vụ của mình đối với toàn bộ dự án cho chủ đầutư nhận chuyển nhượng để tiếp tục đầu tư xây dựng bất động sản để kinh doanh, trừ các quyền và nghĩa vụ đã thực hiện xong mà không liên quan đến chủ đầu tư nhận chuyển nhượng và việc tiếp tục triển khai dự án, phần dự án đó;
-  Chuyển giao hồ sơ liên quan cho bên nhận chuyển nhượng; thông báo kịp thời, đầy đủ, công khai và giải quyết thỏa đáng quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng và các bên liên quan tới dự án, phần dự án chuyển nhượng;
-  Phối hợp với bên nhận chuyển nhượng làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất cho bên nhận chuyển nhượng theo quy định của pháp luật về đất đai;
-  Thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước theo quy định của pháp luật;
-  Các quyền và nghĩa vụ khác trong hợp đồng.
b. Bên nhận chuyển nhượng dự án bất động sản có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
-  Kế thừa và thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ đầu tư chuyển nhượng đã chuyển giao;
- Tiếp tục triển khai đầu tư xây dựng, kinh doanh dự án theo đúng tiến độ, nội dung của dự án đã được phê duyệt;
-  Thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước theo quy định của pháp luật;

-  Các quyền và nghĩa vụ khác trong hợp đồng.


 Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét