Đầu tư ra nước ngoài là việc nhà
đầu tư chuyển vốn; hoặc thanh toán mua một phần hoặc toàn bộ cơ sở kinh doanh;
hoặc xác lập quyền sở hữu để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh ngoài lãnh
thổ Việt Nam; đồng thời trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư đó (Khoản 1
Điều 3 Nghị định 83/2015/NĐ-CP).
Do đó, nhà đầu tư chịu trách nhiệm
góp vốn và huy động các nguồn vốn để thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài.
Việc vay vốn bằng ngoại tệ, chuyển vốn đầu tư bằng ngoại tệ phải tuân thủ điều
kiện và thủ tục theo quy định của pháp luật về ngân hàng, về các tổ chức tín dụng,
về quản lý ngoại hối.
Theo đó, hoạt động đầu tư ra nước
ngoài chịu sự quản lý của nhiều cơ quan nhà nước, đảm bảo việc cấp phép và quá
trình hoạt động diễn ra thuận lợi, tránh có sự vi phạm pháp luật của các chủ thể.
1. Nguyên tắc thực hiện
Nhà nước khuyến khích nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài nhằm khai thác, phát triển, mở rộng thị
trường; tăng khả năng xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, thu ngoại tệ; tiếp cận công
nghệ hiện đại, nâng cao năng lực quản lý và bổ sung nguồn lực phát triển kinh tế
- xã hội đất nước.
Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu
tư ở nước ngoài phải tuân thủ quy định của Luật này, quy định khác của pháp luật
có liên quan, pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư (sau đây gọi
là nước tiếp nhận đầu tư) và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là thành viên; tự chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động đầu tư ở nước
ngoài.
2. Hình thức đầu tư ra nước ngoài
Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo các hình thức sau đây:
- Thành
lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;
- Thực
hiện hợp đồng BCC ở nước ngoài;
- Mua
lại một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham
gia quản lý và thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại nước ngoài;
- Mua,
bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng
khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài;
- Các
hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.
3. Thẩm quyền quyết định thực hiện chủ trương đầu tư ra nước ngoài
Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài đối với các dự án đầu tư có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 20.000
tỷ đồng trở lên; dự án yêu cầu áp dụng
cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.
Trừ các trường hợp quy định tại
khoản 1 Điều này, Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư ra nước
ngoài đối với các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán,
báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 400
tỷ đồng trở lên; dự án đầu tư không thuộc trường hợp thuộc thẩm quyền quyết định
của Quốc hội có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 800 tỷ đồng trở lên.
4. Trình tự thủ tục để cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài
Nhà đầu tư nộp 03 bộ hồ sơ đề nghị
điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài (trong đó có 01 bộ hồ
sơ gốc) cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư; đồng thời đăng ký thông tin đầu tư trên Hệ
thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt
Nam ra nước ngoài.
Hồ sơ được Bộ Kế hoạch và Đầu tư
tiếp nhận khi có đầy đủ đầu mục tài liệu theo quy định và đã được đăng ký trên
Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt
Nam ra nước ngoài.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra
tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ hoặc có nội dung cần phải
được làm rõ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư trong
thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ để hoàn thiện hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ không đáp ứng đủ
điều kiện theo quy định, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản thông báo từ chối điều
chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài và nêu rõ lý do gửi nhà đầu
tư.
5. Chấm dứt dự án đầu tư ra nước ngoài
Dự án đầu tư ra nước ngoài chấm dứt
hoạt động trong các trường hợp sau đây:
- Nhà
đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án;
- Hết
thời hạn hoạt động của dự án đầu tư;
- Theo
các điều kiện chấm dứt hoạt động được quy định trong hợp đồng, điều lệ doanh
nghiệp;
- Nhà
đầu tư chuyển nhượng toàn bộ vốn đầu tư ở nước ngoài cho nhà đầu tư nước ngoài;
- Quá
thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước
ngoài mà dự án đầu tư không được nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận, hoặc quá thời
hạn 12 tháng kể từ ngày dự án đầu tư được cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp
nhận đầu tư chấp thuận mà dự án đầu tư không được triển khai;
- Quá
thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mà nhà đầu
tư không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện dự án theo tiến độ đăng ký
với cơ quan quản lý nhà nước và không thực hiện thủ tục điều chỉnh tiến độ đầu
tư;
- Quá
thời hạn 12 tháng kể từ ngày có báo cáo quyết toán thuế hoặc văn bản có giá trị
pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư mà nhà đầu
tư không có văn bản báo cáo về tình hình hoạt động của dự án đầu tư;
- Tổ
chức kinh tế ở nước ngoài bị giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật
nước tiếp nhận đầu tư;
- Theo
bản án, quyết định của Tòa án, Trọng tài.
Hết thời hạn hoạt động của dự án
đầu tư quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 62 của Luật Đầu tư 2014 là trường hợp hết
thời hạn hoạt động của dự án đầu tư theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng
lãnh thổ tiếp nhận đầu tư mà nhà đầu tư không làm thủ tục gia hạn hoặc không được
gia hạn hoạt động đầu tư.
Trước khi thực hiện việc chấm dứt
dự án và chuyển toàn bộ vốn đầu tư ở nước ngoài cho nhà đầu tư nước ngoài, nhà
đầu tư phải thông báo với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Trường hợp nhà đầu tư muốn tiếp tục
thực hiện dự án đầu tư ra nước ngoài thì phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng
nhận đầu tư ra nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư và Nghị định
83/2015/NĐ-CP.
6. Chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài
Nhà đầu tư được chuyển vốn đầu tư
ra nước ngoài để thực hiện hoạt động đầu tư khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Đã
được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, trừ nhà đầu tư được chuyển
ngoại tệ hoặc hàng hóa, máy móc, thiết bị ra nước ngoài để phục vụ cho hoạt động
khảo sát, nghiên cứu, thăm dò thị trường và thực hiện hoạt động chuẩn bị đầu tư
khác theo quy định của Chính phủ.
- Hoạt
động đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận
hoặc cấp phép. Trường hợp pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư không quy định về
việc cấp phép đầu tư hoặc chấp thuận đầu tư, nhà đầu tư phải có tài liệu chứng
minh quyền hoạt động đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư;
- Có
tài khoản vốn theo quy định tại Điều 63 của Luật đầu tư 2014.
Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.
Nhận xét
Đăng nhận xét