1.
Căn cứ để thi hành
án
1.1. Những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật
Bản án, quyết định
đã có hiệu lực phải được đảm bảo thi hành gồm:
-
Bản án sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị có hiệu
lực kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị, tức 30 ngày, trừ những
trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 482 thì phải thi hành ngay mặc dù có
thể bị kháng cáo kháng nghị như bản án, quyết định về cấp dưỡng, trả
công lao động, nhận người lao động trở lại làm việc, trả lương, trợ cấp thôi
việc, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp mất việc làm, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm
thất nghiệp, bảo hiểm y tế hoặc bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe,
tổn thất tinh thần của công dân; quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình
công; quyết định về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
-
Bản án phúc thẩm, quyết định giám đốc thẩm, quyết định
tái thẩm sau khi được tuyên án hoặc ra quyết định sẽ có hiệu lực pháp luật
ngay.
-
Bản
án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước
ngoài đã được Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam.
1.2. Quyền yêu cầu thi hành án dân sự
Khi
có bản án, quyết định mà Tòa án, cơ quan có thẩm quyền tuyên không mặc nhiên
được đưa ra thi hành ngay. Trong số những nội dung của bản án, quyết định thuộc diện trên, Luật Thi
hành án dân sự phân biệt những loại việc thuộc trách nhiệm của cơ quan thi hành
án dân sự phải chủ động ra quyết định thi hành án để tổ chức thi hành và những
loại việc cơ quan thi hành án dân sự chỉ được đưa ra thi hành khi có đơn yêu
cầu thi hành án của đương sự. Tuy nhiên không phải bất cứ đương sự
nào cũng có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án để thi hành bản án, quyết định
đó. Theo quy định tại Thông
tư liên tịch số 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 01/8/2016 của Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối
cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn một số vấn đề về thủ tục thi hành
án dân sự và phối hợp liên ngành trong thi hành án dân sự thì:
-
Trường
hợp đương sự là pháp nhân hoặc là người chưa thành niên, bị hạn chế năng lực
hành vi dân sự thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành
án theo yêu cầu của người đại diện theo pháp luật của đương sự.
-
Trường
hợp đương sự là người mất năng lực hành vi dân sự hoặc là người chưa thành niên
không còn cha, mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cha, mẹ đều mất năng lực
hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận
thức, làm chủ hành vi, bị Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không
có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó thì Thủ trưởng cơ quan
thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án theo yêu cầu của người giám hộ.
-
Trường
hợp đương sự có ủy quyền cho người khác yêu cầu thi hành án thì Thủ trưởng cơ
quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án theo yêu cầu của người được
ủy quyền.
Như vậy, trong một bản án, quyết
định, nếu có những nội dung mà cơ quan thi hành án căn cứ tự mình đưa ra thi hành
quy định tại Điều 36 Luật thi hành án dân sự 2014, còn những nội dung còn lại mà liên quan đến đương sự
(như bồi thường thiệt
hại tính mạng, sức khoẻ, tiền cấp dưỡng, buộc người sử dụng lao động nhận người
lao động trở lại làm việc, buộc thực hiện hành vi nhất định…) thì đương sự phải làm đơn mới được
đưa ra thi hành.
2.
Cơ quan có thẩm
quyền thi hành án
Quyền yêu cầu thi hành án là quyền
của đương sự (không chỉ người được thi hành án mà cả người phải thi hành án)
yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành bản án, quyết định được đưa
ra thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
Theo quy định tại Điều 36 Luật Thi
hành án dân sự 2014 thì những loại việc do cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết
định thi hành án để tổ chức thi hành là các loại việc sau đây:
-
Hình
phạt tiền, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, án phí, lệ phí Tòa án;
-
Trả
lại tiền, tài sản cho đương sự;
-
Tịch
thu sung quỹ nhà nước, tịch thu tiêu hủy vật chứng, tài sản; các khoản thu khác
cho Nhà nước;
-
Thu
hồi quyền sử dụng đất và tài sản khác thuộc diện sung quỹ nhà nước;
-
Quyết
định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
-
Quyết
định của Tòa án giải quyết phá sản.
Thẩm quyền thi hành
án theo Điều 35 Luật thi hành án 2008 sửa đổi 2014 bao gồm:
-
Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện (Chi cục Thi hành án dân sự huyện,
quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh);
-
Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh (Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương);
-
Cơ quan thi hành án dân sự cấp quân khu.
3.
Thời hiệu yêu cầu
thi hành án
Thời hiệu yêu cầu
thi hành án là thời hạn do pháp luật quy định mà trong khoảng thời gian đó người được thi hành án,
người phải tíến hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án tổ chức thi hành
bản án, quyết định của Toà án. Hết thời hạn đó, nếu nguời yêu cầu thi hành án
không chứng
minh được do trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà không thể yêu
cầu thi hành án đúng thời hạn, thì người được thi hành án không còn quyền yêu
cầu thi hành phần bản án, quyết định chưa yêu cầu thi hành án nữa, còn người
phải thi hành án không còn nghĩa vụ phải thi hành phần bản án, quyết định đó
cho người được thi hành án nữa. Bản án, quyết định hết hiệu lực thi hành (đối
với phần thi hành theo đơn yêu cầu).
Theo đó, người được
thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự
có thẩm quyền ra quyết định thi hành án trong thời hạn 05 năm được quy định tại
Điều 30 Luật thi hành án 2008 sửa đổi 2014. Trường hợp thời hạn thực hiện nghĩa vụ được ấn
định trong bản án, quyết định thì thời hạn 05 năm được tính từ ngày nghĩa vụ
đến hạn.
Tuy nhiên, thời
hiệu yêu cầu thi hành án chỉ áp dụng đối với trường hợp có đơn yêu cầu. Đối với
các trường hợp cơ quan Thi hành án chủ động ra quyết định thi hành án theo
quy định tại Điều 36 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi 2014
thì trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định thời hạn thi hành
án, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải phân công Chấp hành viên tổ chức
thi hành quyết định thi hành án đó.
(Còn nữa...)
Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.
Nhận xét
Đăng nhận xét