Thứ Bảy, 21 tháng 1, 2017

TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ PHÁP NHÂN TRONG LĨNH VỰC BẢO HIỂM (PHẦN 2)

3. Kiến nghị - Giải pháp về việc áp dụng nội dung quy định pháp luật:
a) Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động: 
Để tránh tình trạng bị khởi tố hình sự, pháp nhân thương mại cần:

·        Điều kiện về chủ thể:
-  Một là, tẩu tán trách nhiệm này cho một cá nhân, tổ chức khác mà đảm bảo yếu tố “không cấu kết”, “không giúp sức”, “không che giấu”.
-  Hai là, triệt tiêu tư cách chủ thể: thành lập một tổ chức dự phòng không phải là pháp nhân thương mại.
-  Ba, triệt tiêu tư cách pháp nhân: việc thực hiện hành vi phạm tội vì không nhận thức được hành vi của mình là phạm tội, không ngăn chặn kịp thời và hậu quả vẫn xảy xa không như mong muốn.
·        Điều kiện về khách thể:
Chỉ duy nhất một yếu tố trong khách thể có thể triệt tiêu được dấu hiệu hình sự, đó chính là đối tượng tác động của các quan hệ xã hội:
-         Một là, phải đảm bảo đúng tiêu chí về khái niệm của vật thể thì mới có thể khởi tố hình sự được. Đó là các loại bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động của pháp nhân.


§  Bảo hiểm y tế: khoản 1 Điêu 1 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 thì: Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.”
§  Bảo hiểm xã hội: khoản 1 Điều 3 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì: Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
§  Bảo hiểm thất nghiệp: là trả lại tiền mặt cho người lao động khi họ bị mất việc làm.
-         Hai là, phải đảm bảo đúng tiêu chí về định mức:
+ Hành vi không đóng đầy đủ tiền bảo hiểm phải từ 06 tháng trở lên.
+ Hành vi trốn đóng bảo hiểm từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng cho từ 10 đến dưới 50 người lao động;
+ Hành vi trốn đóng bảo hiểm từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng cho từ 50 người đến dưới 200 người;
+ Hành vi trốn đóng bảo hiểm trên 1.000.000.000 đồng cho từ 200 người trở lên.
·        Điều kiện về mặt khách quan:
Một là, phải đảm bảo đúng khái niệm về mặt hành vi thì mới khởi tố hình sự được. Hành vi phạm tội ở đây bao gồm:
- Sử dụng thủ đoạn gian dối để không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định từ 06 tháng trở lên: là hành vi giả mạo các hóa đơn chứng từ liên quan đến việc sử dụng lao động hoặc cố tình khai báo không trung thực với cơ quan bảo hiểm xã hội về nghĩa vụ đóng bảo hiểm của người có nghĩa vụ.
- Sử dụng những thủ đoạn khác như sự thỏa thuận trái pháp luật, ép buộc, yêu cầu người lao động không tham gia bảo hiểm xã hội để người sử dụng lao động trốn tránh việc đóng bảo hiểm,..
Hai là, hành vi phạm tội trên đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn tái phạm.
Ba là, hậu quả do hành vi này gây ra là thiệt hại về vật chất và tinh thần. Theo đó hậu quả gây ra không là yếu tố bắt buộc để cấu thành tội mà chỉ là căn cứ để xác định khung hình phạt.
Bốn là, hành vi tác động là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả. Tuy nhiên,, nếu người sử dụng lao động thực hiện đúng hành vi nhưng không dẫn đến hậu quả thì sẽ không bị khởi tố hình sự.
Năm là, triệt tiêu thời điểm tội phạm hoàn thành: là khi những thủ đoạn không được thực hiện hoặc thực hiện không thành công.
·        Điều kiện về mặt chủ quan:
Lỗi của hành vi này là lỗi cố ý, động cơ và mục đích là nhằm thu lợi bất hợp pháp, tạo ra cung cầu giả tạo. Tuy nhiên có thể tẩu tán trách nhiệm này bằng cách:
-  Hậu quả do hành vi này gây ra không ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích của người lao động.
-  Động cơ của hành vi phạm tội này không nhằm mục đích trốn tránh nghĩa vụ nộp bảo hiểm xã hội cho người lao động.

-  Yếu tố lỗi có thể được triệt tiêu nếu chủ thể phạm tội không nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm, không ngăn chặn kịp thời và không mong muốn hậu quả xảy ra.


Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét