Thứ Năm, 12 tháng 1, 2017

TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ PHÁP NHÂN TRONG LĨNH VỰC CHỨNG KHOÁN (PHẦN 3)


3. Kiến nghị - Giải pháp về việc áp dụng nội dung quy định pháp luật:

a)            Đối với tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán: 
Để tránh tình trạng bị khởi tố hình sự, pháp nhân thương mại cần:

·        Điều kiện về chủ thể:
-                      Một là, tẩu tán trách nhiệm này cho một cá nhân, tổ chức khác mà đảm bảo yếu tố “không cấu kết”, “không che giấu”.
-                      Hai là, triệt tiêu tư cách chủ thể: thành lập một tổ chức dự phòng không phải là pháp nhân thương mại.
-                      Ba là, triệt tiêu tư cách pháp nhân: việc thực hiện hành vi phạm tội vì không nhận thức được hành vi của mình là phạm tội, không ngăn chặn kịp thời và hậu quả vẫn xảy xa không như mong muốn.
·      Điều kiện về khách thể: 
Chỉ duy nhất một yếu tố trong khách thể có thể triệt tiêu được dấu hiệu hình sự, đó chính là đối tượng tác động của các quan hệ xã hội:
Phải đảm bảo đúng tiêu chí về khái niệm của vật thể thì mới có thể khởi tố hình sự được. Trong đó, đối tượng của tội phạm này chỉ bao gồm những thông tin trong hoạt động chứng khoán bao gồm:
1. Chào bán chứng khoán: khoản 12 Điều 6 Luật chứng khoán 2006 nêu rõ: Chào bán chứng khoán ra công chúng là việc chào bán chứng khoán theo một trong các phương thức sau đây:
a) Thông qua phương tiện thông tin đại chúng, kể cả Internet;
b) Chào bán chứng khoán cho từ một trăm nhà đầu tư trở lên, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp;
c) Chào bán cho một số lượng nhà đầu tư không xác định.”
2. Niêm yết chứng khoán: khoản 17 Điều 6 Luật chứng khoán 2006: Niêm yết chứng khoán là việc đưa các chứng khoán có đủ điều kiện vào giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán.
3. Kinh doanh chứng khoán: khoản 19 Điều 6 Luật chứng khoán 2006: Kinh doanh chứng khoán là việc thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, lưu ký chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư chứng khoán.
4. Lưu ký chứng khoán: khoản 24 Điều 6 Luật chứng khoán 2006 thì: “Lưu ký chứng khoán là việc nhận ký gửi, bảo quản, chuyển giao chứng khoán cho khách hàng, giúp khách hàng thực hiện các quyền liên quan đến sở hữu chứng khoán.
5. Bù trừ và thanh toán chứng khoán: là bước thực hiện cuối cùng để hoàn tất quá trình giao dịch chứng khoán.
                                                 
·                     Điều kiện về mặt khách quan:
Một là, phải đảm bảo đúng khái niệm về mặt hành vi của tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán thì mới khởi tố được:
§   Theo khoản 1, 2 Điều 9 Luật chứng khoán 2006 thì những hành vi bao gồm: “1. Trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện các hành vi gian lận, lừa đảo, tạo dựng thông tin sai sự thật hoặc bỏ sót thông tin cần thiết gây hiểu nhầm nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng khoán, dịch vụ về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
2. Công bố thông tin sai lệch nhằm lôi kéo, xúi giục mua, bán chứng khoán hoặc công bố thông tin không kịp thời, đầy đủ về các sự việc xảy ra có ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán trên thị trường.
§   Theo khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch 10/2013/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC-BTC:
+ Cố ý công bố thông tin sai lệch trong hoạt động chứng khoán: theo điểm a khoản 2 Thông tư liên tịch 10/2013/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC-BTC thì hành vi này được hiểu là việc người phạm tội đã công bố thông tin sai sự thật liên quan đến hoạt động của công ty đại chúng, tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán công bố thông tin không đúng với các thông tin trong hồ sơ chào bán chứng khoán, hồ sơ đăng ký niêm yết, giao dịch chứng khoán, hồ sơ đề nghị cấp, bổ sung Giấy phép thành lập và hoạt động của các loại hình doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, hồ sơ đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán”.
+ Che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán: cũng theo điểm b khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch 10/2013/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC-BTC thì hành vi này được hiểu là việc người phạm tội không công bố hoặc cố ý công bố không đầy đủ các thông tin trong hồ sơ chào bán chứng khoán, hồ sơ đăng ký niêm yết, giao dịch chứng khoán, hồ sơ đề nghị cấp, bổ sung Giấy phép thành lập và hoạt động của các loại hình doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán; hồ sơ đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán.
Hai là, hành vi phạm tội này đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định 145/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 108/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán mà còn tái phạm.
Ba là, gây ra hậu quả nghiêm trọng là yếu tố bắt buộc để cấu thành tội phạm này. Theo đó, hậu quả do hành vi này gây ra là thiệt hại cả về vật chất (gây thiệt hại cho nhà đầu tư từ 1.000.000.000 đồng trở lên) và về phi vật chất (gây ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách pháp luật của Nhà nước công bố thông tin trong hoạt động chứng khoán; làm mất niêm tin của nhiều nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán; làm ảnh hưởng đến tính minh bạch, công khai và an toàn của thị trường chứng khoán).
Bốn là, hành vi tác động là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả. Nếu chủ thể phạm tội thực hiện đúng hành vi mà không dẫn đến hậu quả như phân tích ở trên thì không bị khởi tố hình sự.
Năm là, triệt tiêu được yếu tố phương tiện, công cụ phạm tội: nếu những thông tin mà chủ thể công bố hoặc che giấu không nằm trong hoạt động chứng khoán như chào bán, niêm yết, giao dịch, hoạt động kinh doanh chứng khoán, tổ chức thị trường, đăng ký, lưu ký, bù trừ hoặc thanh toán chứng khoán.
Sáu là, triệt tiêu được yếu tố thời điểm tội phạm hoàn thành: khi chủ thể phạm tội đã thực hiện xong hành vi công bố hoặc che giấu của mình nhưng chủ thể còn lại không tham gia vào giao dịch chứng khoán nữa; hoặc chủ thể phạm tội chưa hoàn thành việc công bố của mình.
Bảy là, triệt tiêu được yếu tố phương pháp, thủ đoạn: nếu chủ thể phạm tội không nhằm sử dụng hình thức công bố những thông tin sai lệch.

·                     Điều kiện về mặt chủ quan: 
Lỗi của hành vi này là lỗi cố ý, động cơ và mục đích là nhằm thu lợi bất hợp pháp. Tuy nhiên có thể tẩu tán trách nhiệm này bằng cách:
-  Hậu quả do hành vi này gây ra không ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của thị trường chứng khoán, hoặc gây ra thiệt hại về vật chất không lớn cho nhà đầu tư (dưới 1.000.000.000 đồng).
-  Động cơ của hành vi phạm tội này không nhằm mục đích sinh lợi bất hợp pháp.


-  Yếu tố lỗi có thể được triệt tiêu nếu chủ thể phạm tội không nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm, không ngăn chặn kịp thời và không mong muốn hậu quả xảy ra; hoặc do bị người khác xúi giục, đe dọa,...


Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét