Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã bắt đầu hình thành và phát triển tại nước ta từ thời kỳ cải cách đất nước. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là những doanh nghiệp được các công ty nước ngoài thành lập để đầu tư phát triển kinh doanh tại thị trường Việt Nam hoặc là các doanh nghiệp trong nước được mua lại và sát nhập vào các công ty nước ngoài. Vậy pháp luật Việt Nam quy định cụ thể như thế nào đối với loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài?
Như vậy, có thể hiểu doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.
Khái niệm nhà đầu tư nước ngoài cũng được quy định tại khoản 14 Điều 3 như sau: “Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tố chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam”.
Các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phải đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thành lập khi đáp ứng các điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư, theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế, đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế trong các trường hợp sau:
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là gì?
Theo luật Đầu tư 2014 thì không còn quy định về thuật ngữ “doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài”. Thay vào đó, tại khoản 17 Điều 3 luật này quy định: “Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông”. Trong đó tại khoản 16 Điều 3 cũng quy định: “Tổ chức kinh tế là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và các tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh”.Như vậy, có thể hiểu doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.
Khái niệm nhà đầu tư nước ngoài cũng được quy định tại khoản 14 Điều 3 như sau: “Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tố chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam”.
Các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phải đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thành lập khi đáp ứng các điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư, theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế, đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế trong các trường hợp sau:
- Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
- Có tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên;
- Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên.
- (Điều 23 Luật Đầu tư 2014)
Điều kiện để thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Các điều kiện để thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là:- Doanh nghiệp phải là các tổ chức, công ty (hoạt động từ 01 năm trở lên);
- Cá nhân nước ngoài có nhu cầu đầu tư theo hình thức thành lập công ty cổ phần, công ty liên doanh, công ty TNHH 1 thành viên hoặc 2 thành viên trở lên tại Việt Nam;
- Phải có dự án đầu tư và làm thủ tục đăng ký hoặc phải thẩm tra đầu tư tại cơ quan nhà nước;
- Cần phải đảm bảo có địa điểm thực hiện dự án phù hợp quy hoạch phát triển trên địa phương;
- Báo cáo năng lực tài chính để thực hiện dự án đầu tư;
- Đảm bảo các điều kiện về môi trường, an ninh cũng như trật tự xã hội;
- Chỉ được đăng ký các ngành dịch vụ mà Việt Nam đã cam kết mở cửa thị trường khi gia nhập WTO 2016.
Quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có những quyền lợi sau đây:- Thực hiện hoạt động đầu tư, kinh doanh trong các ngành nghề mà pháp luật không cấm;
- Tự chủ quyết định hoạt động đầu tư kinh doanh theo quy định pháp luật, được tiếp cận, sử dụng các nguồn vốn tín dụng, quỹ hỗ trợ, sử dụng đất đai và tài nguyên khác theo quy định của pháp luật;
- Lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp với quy định pháp luật, thành lập tổ chức kinh tế, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp, ký kết hợp đồng BCC, các loại hợp đồng PPP;
- Chuyển nhượng, điều chỉnh, chấm dứt dự án đầu tư;
- Đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định pháp luật;
- Thực hiện điều chỉnh nội dung đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh mà không nhất nhiết phải có dự án đầu tư;
- Thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm, trụ sở kinh doanh;
- Được bảo trợ theo quy định của pháp luật Việt Nam nếu tuần thủ đúng những yêu cầu về mặt pháp lý kinh thực hiện hoạt động kinh doanh.
- Thực hiện thủ tục đăng ký cấp tài khoản sử dụng trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài;
- Kê khai và nộp đầy đủ các loại thuế theo quy định pháp luật;
- Tuân thủ các quy định pháp luật trong quá trình thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam;
- Ký quỹ để thực hiện dự án (nếu có);
- Tuân thủ chế độ báo cáo hoạt động đầu tư;
- Đáp ứng các điều kiện đối với những ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện và duy trì trong suốt quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Tham khảo thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.
Nhận xét
Đăng nhận xét