Chuyển đến nội dung chính

Ủy Thác Tư Pháp Là Gì? Trường Hợp Nào Cần Ủy Thác Tư Pháp?

Theo quy định của pháp luật thì trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, Tòa án Việt Nam có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài tương trợ tư pháp về dân sự khi cần tiến hành một hoặc một số hoạt động tố tụng dân sự tại nước ngoài, bằng các hình thức khác nhau trong đó cụ thể là ủy thác tư pháp. Vậy ủy thác tư pháp được hiểu như thế nào? Quy định cụ thể về những trường hợp cần ủy thác tư pháp ra sao?
Việc thực hiện ủy thác tư pháp tại Việt Nam
Ủy thác tư pháp là gì? Những trường hợp nào cần được ủy thác tư pháp?

Ủy thác tư pháp là gì?

Ủy thác tư pháp là yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài về việc thực hiện một hoặc một số hoạt động tương trợ tư pháp theo quy định của pháp luật nước có liên quan hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
(Điều 6 Luật Tương trợ tư pháp 2007 về ủy thác tư pháp và hình thức thực hiện trong tương trợ tư pháp)
Ủy thác tư pháp chính là một hình thức thể hiện tương trợ tư pháp được thể hiện trên cơ sở yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
Nội dung của ủy thác tư pháp rất phong phú và tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể: có thể là yêu cầu tống đạt cho đương sự giấy triệu tập đến phiên tòa ở nước ngoài, yêu cầu về lấy lời khai của đương sự, nhân chứng, người giám định, xác định mức thu nhập thực tế của người phải cấp dưỡng, phải bồi thường thiệt hại,…

Những trường hợp nào cần ủy thác tư pháp?

Căn cứ vào các quy định khác nhau của pháp luật thì thông thường những vụ việc dân sự phải tiến hành ủy thác tư pháp là những vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài. Vì hiện tại pháp luật chưa có điều khoản cụ thể quy định trong trường hợp nào thì được thực hiện ủy thác tư pháp, nên tại khoản 2 điều 464 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài là vụ việc dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây:
  • Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài
  • Các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài
  • Các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.

Việc thực hiện ủy thác tư pháp tại Việt Nam

Thực hiện ủy thác tư pháp
Tòa án Việt Nam ủy thác tư pháp cho Tòa án nước ngoài hoặc thực hiện việc ủy thác của Tòa án nước ngoài về việc tiến hành một số hoạt động tố tụng dân sự theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập theo nguyên tắc có đi có lại.
Tòa án Việt Nam không chấp nhận thực hiện việc ủy thác tư pháp của Tòa án nước ngoài trong các trường hợp sau đây:
  • Việc thực hiện ủy thác tư pháp xâm phạm đến chủ quyền của Việt Nam hoặc đe dọa đến an ninh của Việt Nam
  • Việc thực hiện ủy thác tư pháp không thuộc thẩm quyền của Tòa án Việt Nam.
Thủ tục thực hiện việc ủy thác tư pháp
Việc Tòa án Việt Nam ủy thác tư pháp cho Tòa án nước ngoài hoặc Tòa án nước ngoài ủy thác cho Tòa án Việt Nam phải được lập thành văn bản và gửi đến cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập hoặc theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam nhận được văn bản ủy thác tư pháp phải chuyển ngay cho Tòa án Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền nước ngoài nhận văn bản ủy thác của Tòa án Việt Nam.
Các trường hợp cần được ủy thác tư pháp
Những vấn đề cần tìm hiểu về ủy thác tư pháp
Văn bản ủy thác tư pháp
Văn bản ủy thác tư pháp phải có các nội dung chính sau đây:
  • Ngày, tháng, năm lập văn bản ủy thác tư pháp
  • Tên, địa chỉ của Tòa án ủy thác tư pháp
  • Tên, địa chỉ của Tòa án thực hiện ủy thác tư pháp
  • Họ, tên, địa chỉ của cá nhân, tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức có liên quan đến ủy thác tư pháp.
Nội dung công việc ủy thác
Yêu cầu của Tòa án ủy thác: Gửi kèm theo văn bản là giấy tờ, tài liệu cần thiết cho việc thực hiện ủy thác nếu có.
Công nhận giấy tờ, tài liệu do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài lập, cấp hoặc xác nhận:
  • Giấy tờ, tài liệu do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài lập, cấp hoặc xác nhận theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc ở ngoài lãnh thổ Việt Nam được Tòa án Việt Nam công nhận nếu giấy tờ tài liệu đó đã được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác.
  • Giấy tờ, tài liệu lập bằng tiếng nước ngoài được gửi cho Tòa án Việt Nam kèm theo bản dịch ra tiếng Việt đã được công chứng, chứng thực hợp pháp.
Trên đây là những phân tích của chúng tôi về vấn đề ủy thác tư pháp. Mọi thắc mắc cần tư vấn về các vấn đề pháp lý quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp thêm.


Tham khảo thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xác định quan hệ trong tranh chấp đất đai

          Trong quá trình tham gia quan hệ pháp luật đất đai, việc bất đồng quan điểm, mâu thuẫn, xung đột ý kiến là điều khó tránh khỏi. Khi xảy ra mâu thuẫn về mặt lợi ích, xung đột về quyền lợi và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ pháp luật đất đai sẽ được gọi là tranh chấp đất đai. Quan hệ tranh chấp đất đai I. Những vấn đề lý luận liên quan đến tranh chấp đất đai 1. Khái niệm tranh chấp đất đai         Đất đai là loại tài sản đặc biệt, là tài nguyên của quốc gia được nhà nước giao cho người dân để sử dụng, quản lý. Đất đai không thuộc sở hữu của các bên tranh chấp mà thuộc sở hữu toàn dân. Điều này đã được quy định tại Điều 53 Hiến pháp 2013 và quy định cụ thể tại Điều 4 Luật Đất đai 2013: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.”.         Trong quá trình tham gia quan hệ pháp luật đất đai không phải lúc nào các chủ thể cũng có

Thủ tục hòa giải bắt buộc trước khi khởi kiện

Tranh chấp đất đai vốn là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Đây cũng là  một trong những loại tranh chấp phổ biến nhất hiện nay. Khi phát sinh tranh chấp, hòa giải là phương án giải quyết ban đầu nhằm hạn chế tối đa những mâu thuẫn. Việc hòa giải có thể do các bên tự thương lượng hoặc thông qua một bên trung gian thứ ba trước khi khởi kiện nếu buộc phải giải quyết tại một cơ quan tài phán trong một số trường hợp nhất định. Trong bài viết này, ThS - Luật sư Phan Mạnh Thăng sẽ chia sẻ cụ thể về vấn đề trên. Hòa giải tranh chấp đất đai Khái niệm và đặc điểm của hòa giải tranh chấp đất đai Khái niệm Hòa giải là một trong các phương pháp giải quyết trong tranh chấp đất đai. Theo đó bên thứ ba sẽ đóng vai trò là trung gian giúp đỡ các bên tìm ra giải pháp để giải quyết tranh chấp. Bằng cách thương lượng, thuyết phục cùng với thiện chí của các bên thì tranh chấp sẽ được giải quyết một cách ôn hòa. Đặc điểm         Hiện nay về hò

Lạm thu học phí đầu năm, cơ sở pháp lý nào để xử lý?

Lạm thu học phí đầu năm, cơ sở pháp lý nào để xử lý dành cho các bậc phụ huynh khi có dấu hiệu học phí đầu năm ngày càng tăng. Về các khoản học phí được phép thu đã được pháp luật quy định cụ thể. Trường hợp nhà trường thu học phí sai quy định pháp luật sẽ bị xử lý về hành vi lạm thu học phí. Việc này thường xảy ra do các bậc cha mẹ không nắm rõ quy định. Sau đây, Thạc sĩ - Luật sư Phan Mạnh Thăng xin cung cấp nội dung về vấn đề trên. Hành vi lạm thu học phí đầu năm Các khoản thu nào nhà trường không được phép thu?           Theo Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT thì các khoản phụ phí đầu năm sẽ được thu qua Ban đại diện cha mẹ học sinh theo nguyên tắc tự nguyện. Tuy nhiên, trên thực tế các khoản phí này thường được Ban đại diện cha mẹ học sinh nhờ nhà trường thu hộ và được thu như phí bắt buộc.           Căn cứ khoản 4 Điều 10 Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT quy định những khoản Ban đại diện cha mẹ học sinh không được phép quyên góp là: Các khoản ủng hộ không theo nguyên tắc tự nguyện Bảo vệ