Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2016

Quy định pháp luật về thời hạn đòi lại tài sản từ hợp đồng vay, mượn

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 182 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì: “Thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự.”
Theo đó, Điều 427. Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng dân sự của Bộ luật Dân sự 2005 thì: “Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác bị xâm phạm.”
Tuy nhiên, Để thi hành đúng và thống nhất về thời hiệu khởi kiện, ngày 3/12/2012 Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP. Cụ thể tại khoản 3 Điều 23 Nghị quyết quy định:
- Đối với tranh chấp dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự (hợp đồng vay tài sản, hợp đồng gửi giữ tài sản, thuê tài sản, thuê khoán tài sản, hợp đồng gia công, hợp đồng vận chuyển, hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất, hợp đồng thuê quyền sử dụng đất, hợp đồng thuê lại quyền sử dụng đất) thì giải quyết như sau:
a) Đối với tranh chấp phát sinh từ giao dịch dân sự thì áp dụng thời hiệu quy định trong văn bản quy phạm pháp luật tương ứng đối với loại giao dịch đó.
Ví dụ: Tranh chấp về hợp đồng thuê nhà thì thời hiệu khởi kiện đối với hợp đồng cho thuê tài sản được xác định theo quy định tại Điều 427 của Bộ luật dân sự năm 2005 thì thời hiệu khởi kiện là 2 năm.

Quy định pháp luật về thời hạn đòi lại tài sản từ hợp đồng vay, mượn

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 182 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì: “Thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự.”
Theo đó, Điều 427. Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng dân sự của Bộ luật Dân sự 2005 thì: “Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác bị xâm phạm.”
Tuy nhiên, Để thi hành đúng và thống nhất về thời hiệu khởi kiện, ngày 3/12/2012 Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP. Cụ thể tại khoản 3 Điều 23 Nghị quyết quy định:
- Đối với tranh chấp dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự (hợp đồng vay tài sản, hợp đồng gửi giữ tài sản, thuê tài sản, thuê khoán tài sản, hợp đồng gia công, hợp đồng vận chuyển, hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất, hợp đồng thuê quyền sử dụng đất, hợp đồng thuê lại quyền sử dụng đất) thì giải quyết như sau:
a) Đối với tranh chấp phát sinh từ giao dịch dân sự thì áp dụng thời hiệu quy định trong văn bản quy phạm pháp luật tương ứng đối với loại giao dịch đó.
Ví dụ: Tranh chấp về hợp đồng thuê nhà thì thời hiệu khởi kiện đối với hợp đồng cho thuê tài sản được xác định theo quy định tại Điều 427 của Bộ luật dân sự năm 2005 thì thời hiệu khởi kiện là 2 năm.

Thứ Năm, 29 tháng 9, 2016

Những khó khăn khi giải quyết tranh chấp đất đai


Thứ nhất: trở ngại về hòa giải cấp cơ sở:

Luật Đất đai 2013, được cụ thể hơn ở Nghị định số 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đất đai 2013 quy định về thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai như sau: Khi nhận được đơn yêu cầu, UBND cấp xã có trách nhiệm thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc, quá trình sử dụng và hiện trạng sử dụng đất; thành lập hội đồng hòa giải, thành phần gồm: chủ tịch hoặc phó chủ tịch UBND làm chủ tịch hội đồng; đại diện ủy ban MTTQ xã; tổ trưởng tổ dân phố (đô thị) hoặc trưởng thôn, ấp (nông thôn); đại diện một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng thửa đất đó; cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã. Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên; tổ chức họp hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên hội đồng, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường hợp một bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giải không thành.

Sau 10 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành, nếu các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản về nội dung khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản thì chủ tịch UBND xã tổ chức lại cuộc họp hội đồng hòa giải để xem xét giải quyết đối với ý kiến bổ sung và phải lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành.

Như vậy, so với Luật Đất đai 2003, để khắc phục những hạn chế của cơ chế hòa giải cũ, cơ chế mới của Luật Đất đai 2013 đã tạo ra nhiều bất cập khác, như: tổ chức hòa giải do chủ tịch hoặc phó chủ tịch UBND xã chủ trì thay cho việc do UBND chủ trì; thời hạn hòa giải là 45 ngày thay vì 30 ngày.

Việc thành lập hội đồng hòa giải có cả người dân sống gần phần đất tranh chấp, tổ trưởng dân phố, trưởng ấp, trưởng thôn... rồi hội đồng phải thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất... thì luật cũ không quy định có thẩm quyền này.

Thứ hai: Trở ngại khi khởi kiện.

Luật đất đai năm 2013 quy định cụ thể tại điều 202 là các trường hợp tranh chấp phải qua hòa giải ở cơ sở trước khi khởi kiện tại Tòa án. Điều 88 Nghị đinh 43/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết quá trình nhận đơn khiếu nại, các bước thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh, thành lập Hội đồng hòa giải và các thành viên, hình thức làm việc để tiến hành hòa giải ở cơ sở. Nhưng hầu hết Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn trên địa bàn huyện làm công tác hòa giải chưa thật sự quan tâm đến các quy định nêu trên mà chỉ dựa vào kinh nghiệm, máy móc, rập khuôn theo những cách làm cũ làm cho công tác hòa giải không đảm bảo. Đây là thủ tục bắt buộc mà pháp luật đã quy định nên khi đương sự nộp đơn khởi kiện tại Tòa án buộc Tòa phải trả lại đơn do vi phạm, chưa có đủ điều kiện khởi kiện. Cụ thể những sai sót thường gặp là:

Những khó khăn khi giải quyết tranh chấp đất đai


Thứ nhất: trở ngại về hòa giải cấp cơ sở:

Luật Đất đai 2013, được cụ thể hơn ở Nghị định số 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đất đai 2013 quy định về thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai như sau: Khi nhận được đơn yêu cầu, UBND cấp xã có trách nhiệm thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc, quá trình sử dụng và hiện trạng sử dụng đất; thành lập hội đồng hòa giải, thành phần gồm: chủ tịch hoặc phó chủ tịch UBND làm chủ tịch hội đồng; đại diện ủy ban MTTQ xã; tổ trưởng tổ dân phố (đô thị) hoặc trưởng thôn, ấp (nông thôn); đại diện một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng thửa đất đó; cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã. Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên; tổ chức họp hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên hội đồng, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường hợp một bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giải không thành.


Thứ Ba, 27 tháng 9, 2016

Án lệ và giá trị của án lệ





Án lệ là những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về một vụ việc cụ thể được Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh án Toà án nhân dân tối cao công bố là án lệ để các Toà án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử. Đây là một trong những căn cứ để tòa án giải quyết các vụ án, các yêu cầu khởi kiện

1.  Án lệ có những giá trị sau:
Thứ nhất, án lệ mang tính thực tiễn cao. Nghĩa là dựa vào thực tiễn, tập trung vào việc giải quyết những vấn đề cụ thể của đời sống thực tế chứ không phải giải quyết vấn đề bằng các lý thuyết chung chung trừu tượng. Tính thực tiễn của án lệ biểu hiện như sau: Các lý lẽ tạo ra án lệ mang tính nhân tạo chứ không phải mang tính tự nhiên ; Các luật gia thông luật cố gắng giải thích tinh thần của pháp luật hơn là hình thức từ ngữ của pháp luật.
Thứ hai, án lệ có khả năng khắc phục những lỗ hổng pháp luật một cách nhanh chóng và kịp thời. Đời sống xã hội luôn vận động, phát triển còn các quy phạm trong các văn bản pháp luật mang tính ổn định, dân đến hệ quả là luật pháp có thể lạc hậu hay có thể thiếu hụt để giải quyết các vấn đề của cuộc sống. Để khắc phục tình trạng này, các luật gia dân luật tìm đến những nguồn bổ trợ khác như áp dụng tập quán hoặc sử dụng án lệ. Các án lệ ở các nước dân luật được hình thành chủ yếu thông qua con đường giải thích pháp luật của tòa án tối cao. Khi giải thích pháp luật trong những trường hợp chưa có quy phạm thành văn điều chỉnh, các thẩm phán dựa vào các nguyên tắc nhất định. Ví dụ như, các thẩm phán Pháp dựa vào công lý và lý trí, các thẩm phán Đức thì sử dụng cách thức vô hiệu các quy định cụ thể bằng nguyên tắc chung, các thẩm phán ở các nước Bắc Âu sử dụng quy tắc: "Luật có hại không phải là luật5. Mặc dù, ở mỗi quốc gia có các cách thức khác nhau để khắc phục lỗ hổng pháp luật nhưng suy cho cùng cũng phản ánh vai trò làm luật của tòa án. Trong những truờng hợp này, các bên tranh chấp hay thẩm phán không thể chờ nghị viện bổ sung hay sửa đổi pháp luật. Tương tự vậy, ở các nước thông luật các quy tắc án lệ không thể đầy đủ hoặc hợp lý để giải quyết tất cả các tranh chấp trong xã hội. Các thẩm phán cũng phải tìm kiếm các lý lẽ hợp lý để sửa đổi, bổ sung các quy tắc án lệ hiện có. Tuy nhiên, khi các thẩm phán thực hiện công việc này sẽ nhanh chóng và kịp thời hơn so với nghị viện vì phải trải qua một quy trình và thủ tục lập pháp rất phức tạp.

Thứ Hai, 26 tháng 9, 2016

Các trường hợp thu hồi đất không được bồi thường

Quyền sử dụng đất và sở hữu nhà ở hiện nay đang là một vấn đề hết sức nhạy cảm và rất dễ xảy ra tranh chấp, khởi kiện. Nhà nước thu hồi đất không bồi thường về đất trong các trường hợp sau đây:

A. Các trường hợp không được bồi thường về đất nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất bao gồm:
a) Đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất, trừ trường hợp đất nông nghiệp được Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối được giao đất nông nghiệp trong hạn mức;
b) Đất được Nhà nước giao cho tổ chức thuộc trường hợp có thu tiền sử dụng đất nhưng được miễn tiền sử dụng đất;
c) Đất được Nhà nước cho thuê trả tiền thuê đất hàng năm; đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê nhưng được miễn tiền thuê đất, trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thuê do thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng;
d) Đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn;
đ) Đất nhận khoán để sản xuất nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối.
B. Đất được Nhà nước giao để quản lý;
C. Các trường hợp thu hồi đất:
* Do vi phạm pháp luật về đất đai bao gồm:
a) Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm;
b) Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất;
c) Đất được giao, cho thuê không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền;
d) Đất không được chuyển nhượng, tặng cho theo quy định của Luật này mà nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho;
đ) Đất được Nhà nước giao để quản lý mà để bị lấn, chiếm;
e) Đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm;
g) Người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà không chấp hành;

Tản mạn về "hợp đồng tình ái" của hoa hậu Phương Nga và đại gia

Theo thông tin từ Báo Giao thông, TAND TP. HCM mở phiên sơ thẩm xét xử vụ án Hoa hậu Trương Hồ Phương Nga (SN 1987, Hà Nội, Hoa hậu người Việt tại Nga năm 2007) và Nguyễn Đức Thùy Dung (27 tuổi) về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Người bị hại là ông C.T.M (39 tuổi, ngụ quận 7, TP. HCM), bị Nga và Dung chiếm đoạt với số tiền 16,5 tỉ đồng thông qua hình thức lừa mua bán nhà.
Tuy nhiên, HĐXX thấy còn nhiều vấn đề chưa được điều tra làm rõ nên quyết định hoãn phiên tòa, trả hồ sơ điều tra bổ sung. Đáng chú ý là tại tòa, Hoa hậu Phương Nga thừa nhận rằng giữa bị cáo và bị hại có "Hợp đồng tình ái" trị giá 16,5 tỷ đồng. Hợp đồng có "điều khoản" là Nga phải quan hệ tình cảm với bị hại trong 7 năm tính từ năm 2012. Ngoài ra, bị cáo Dung khai cũng đã đọc được "Hợp đồng tình ái" này nhưng tên hợp đồng đó là "Hợp đồng tình dục".
Theo đó, cơ quan tố tụng phải làm rõ có hay không bản hợp đồng này, có hay không việc Phương Nga bị ép buộc viết giấy nhận nợ, việc tạo lập hợp đồng mua nhà là hợp đồng giả cách hay sự thật khách quan... để từ đó xác định có cơ sở buộc tội Lừa đảo tài sản cho người đẹp hay không, vụ án này có yếu tố hình sự hay chỉ là một tranh chấp cần được khởi kiện theo thủ tục dân sự thông thường
Nếu hợp đồng là có thật thì cái gọi là 'hợp đồng tình ái' cũng không thể xem là hợp đồng vì nó vi phạm đạo đức, không thuộc phạm vi điều chỉnh cuả Điều 388 Bộ Luật Dân sự hiện hành. Và khả năng cơ quan điều tra sẽ không xem là hợp đồng vô hiệu để rồi cho phép các bên trả cho nhau những gì đã nhận theo Điều 137 Bộ Luật Dân sự. Nếu vậy thì hoa hậu Phương Nga cũng không cần trả lại tiền cho ông Mỹ vì có trả đủ 16,5 tỷ thì đại gia không làm sao trả cho cô những gì đã nhận.
Còn ngược lại, hợp đồng này không có thật, chỉ là lời khai một phía, Phương Nga cũng không bị ảnh hưởng về mặt pháp lý. Bởi không có quy định nào cấm bị cáo trình bày tất cả những điều cho là sự thật (kể cả việc phòng the), những sự việc mình cảm nhận... nhằm bào chữa cho hành vi hay bảo vệ tốt nhất cho quyền và lợi ích hợp pháp của mình.