Chuyển đến nội dung chính

KINH DOANH THỰC PHẨM BẨN THÌ BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?

Càng về cuối năm cuộc chiến chống thực phẩm bẩn lại càng cam go và quyết liệt hơn bao giờ hết. Có lẽ, Thực trạng thực phẩm bẩn đang là một vấn nạn gây nhức nhối cho người tiêu dùng hiện nay. Mặc dù, đã có rất nhiều hình phạt đối với việc kinh doanh thực phẩm bẩn, thế nhưng nhiều người vì “đồng tiền” vẫn “nhẫn tâm”, “ tàn độc” với đồng loại mình. Phải chăng đồng tiền đã khiến bao kẻ quên đi mọi thứ. Tất cả chỉ vì lòng tham mà bất chấp làm giàu bằng mọi thủ đoạn. Vậy để kiểm soát hoạt động sản xuất kinh doanh, pháp luật có quy định nào để xử lý các hành vi kinh doanh thực phẩm bẩn gây hậu quả nghiêm trọng tới cho con người như vậy.

Thực trạng thực phẩm bẩn- Vi phạm an toàn thực phẩm
Bài viết dưới đây, công ty chúng tôi sẽ điểm qua một số thông tin vụ việc liên quan đến thực phẩm bẩn cũng như là hình thức xử phạt vi phạm đối với hành vi nêu trên:

Vì lợi nhuận dẫn đến kinh doanh thực phẩm bẩn.

Rất nhiều người vì lợi nhuận đã bất chấp tất cả, đồng tiền đã khiến bao kẻ quên đi mọi thứ. Biết là sai, biết là thất đức, biết là phạm luật nhưng vẫn làm. Họ làm mọi cách không từ bất cứ một thủ đoạn nào để cải thiện cuộc sống hoặc vét thêm cho đầy túi tham.
Có hộ gia đình khó khăn đã kiếm tiền nhanh bằng cách phun nhớt thải lên rau cho xanh, dễ bán hoặc dùng hóa chất kích thích giá đỗ, nấm rơm để lớn nhanh, hiệu suất cao. Có nhà giàu thì mở công ty mua thịt gia súc, gia cầm quá hạn dùng rồi sơ chế qua hóa chất, bán ra như thịt mới; có người mở cơ sở làm chà bông, xúc xích, lạp xưởng bằng nguyên liệu phế phẩm, dơ bẩn và độc hại vô cùng nhưng tuồn ào ào ra thị trường.
Nhiều người tiêu dùng lắm khi ngại ngần trước thực phẩm nghi bẩn nhưng vì thiếu thông tin nên cứ nhắm mắt cho qua. Và vô hình trung trở thành người tiếp tay cho kẻ kinh doanh thực phẩm bẩn.
Thực phẩm bẩn và các tác hại không tưởng tới sức khỏe bạn
Theo lý thuyết, thực phẩm chúng ta đang sử dụng hàng ngày đều chứa hàm lượng chất bảo quản và chất chế biến trong tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên, với thực trạng thực phẩm bẩn như hiện nay, hầu hết các loại thực phẩm này đều sử dụng dư thừa các hóa chất không có kiểm soát. Điều này có thể gây ra những tác hại cho sức khỏe mà chúng ta không thể ngờ tới.
Trước mắt, việc sử dụng thực phẩm bẩn có thể gây ra các triệu chứng ngay tức thì như tiêu chảy, rối loạn đường ruột, nghiêm trọng hơn nữa là phải nhập viện vì ngộ độc thực phẩm. Nguy hiểm hơn là có những loại thực phẩm bẩn, chúng có thể không gây hại ngay lúc sử dụng mà các chất hóa học, thuốc trừ sâu sẽ từ từ ngấm vào tế bào, cơ thể sau đó tích tụ lại,  trở thành các bệnh mãn tính như ung thư, vô sinh..và có thể bùng phát bất cứ lúc nào.

Thực phẩm bẩn tràn lan trên thị trường
Những con số báo động về tình trạng thực phẩm bẩn
Theo báo cáo thống kê vào cuối năm 2018, ông Nguyễn Thanh Phong-Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm ( Bộ Y Tế) cho biết, nhìn chung tình hình ngộ độc thực phẩm cho biết, nhìn chung tình hình ngộ độc thực phẩm trong thời gian qua đã có dấu hiệu giảm so với năm 2017. Cụ thể, theo số liệu thống kê trên cả nước, tính đến hết tháng 10/2018, cả nước đã xảy ra 91 vụ ngộ độc thực phẩm (giảm 40 vụ so với cùng kỳ 2017), khiến hơn 2.010 người ngộ độc (năm 2017 là 2.583 ca, giảm 24%), trong đó có 15 trường hợp tử vong do ngộ độc rượu, nấm độc… Việt Nam đang là một trong những nước có tỷ lệ ung thư tăng cao nhất trên thế giới, chiếm tới 35%. Mỗi năm, Việt Nam dành 0,22% GDP chi trả cho 6 căn bệnh ung thư mà nguyên nhân chính là do thực phẩm bẩn.

Hình thức xử lý hành vi kinh doanh thực phẩm bẩn?

Liên quan đến việc xử lý tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm “bẩn”, theo Luật An toàn thực phẩm và Nghị định 178/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường và khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.
Mức xử phạt vi phạm hành chính tối đa với hành vi vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm của cá nhân là 100 triệu đồng và tổ chức là 200 triệu đồng. Trường hợp áp dụng mức phạt cao nhất theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà vẫn còn thấp hơn 7 lần giá trị thực phẩm vi phạm thì mức phạt được áp dụng không quá 7 lần giá trị thực phẩm vi phạm; tiền thu được do vi phạm mà có bị tịch thu theo quy định của pháp luật.
Nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm, người thực hiện hành vi sẽ bị xử lý hình sự. Cụ thể, tại Điều 317 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi năm 2017) Người vi phạm có thể bị phạt tiền lên đến 500 triệu đồng kèm theo mức án lên đến 20 năm tù. Tùy vào mức độ vi phạm và hậu quả gây ra thì người vi phạm sẽ hứng chịu hình phạt tương xứng.
Ngoài ra,còn tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung như  tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có thời hạn, tước quyền sử dụng giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy có thời hạn, tước quyền sử dụng giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm có thời hạn, tước quyền sử dụng giấy xác nhận nội dung quảng cáo hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật vi phạm…Bên cạnh đó, các cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả. Hiện Bộ Công Thương đã đề nghị Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nghiên cứu, góp ý kiến về nội dung dự thảo để tổng hợp, hoàn thiện dự thảo trình Chính phủ.
Trên đây là nội dung liên quan đến hình thức xử lý hoạt động kinh doanh thực phẩm bẩn. hi vọng những thông tin, con số mà chúng tôi cung cấp có thể giúp bạn hiểu hơn về tác hại mà thực phẩm đang gây ra cho sức khỏe của bạn, gia đình bạn và kinh tế xã hội như thế nào. Mặt nào đó giúp bạn sáng suốt hơn khi lựa chọn thực phẩm cho mình. Đồng thời, hãy cùng nhau lên án cho những hành vi vi phạm để bảo vệ cho bản thân và mọi người xung quanh.


Tham khảo thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xác định quan hệ trong tranh chấp đất đai

          Trong quá trình tham gia quan hệ pháp luật đất đai, việc bất đồng quan điểm, mâu thuẫn, xung đột ý kiến là điều khó tránh khỏi. Khi xảy ra mâu thuẫn về mặt lợi ích, xung đột về quyền lợi và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ pháp luật đất đai sẽ được gọi là tranh chấp đất đai. Quan hệ tranh chấp đất đai I. Những vấn đề lý luận liên quan đến tranh chấp đất đai 1. Khái niệm tranh chấp đất đai         Đất đai là loại tài sản đặc biệt, là tài nguyên của quốc gia được nhà nước giao cho người dân để sử dụng, quản lý. Đất đai không thuộc sở hữu của các bên tranh chấp mà thuộc sở hữu toàn dân. Điều này đã được quy định tại Điều 53 Hiến pháp 2013 và quy định cụ thể tại Điều 4 Luật Đất đai 2013: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.”.         Trong quá trình tham gia quan hệ pháp luật đất đai không phải lúc nào các chủ thể cũng có

Thủ tục hòa giải bắt buộc trước khi khởi kiện

Tranh chấp đất đai vốn là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Đây cũng là  một trong những loại tranh chấp phổ biến nhất hiện nay. Khi phát sinh tranh chấp, hòa giải là phương án giải quyết ban đầu nhằm hạn chế tối đa những mâu thuẫn. Việc hòa giải có thể do các bên tự thương lượng hoặc thông qua một bên trung gian thứ ba trước khi khởi kiện nếu buộc phải giải quyết tại một cơ quan tài phán trong một số trường hợp nhất định. Trong bài viết này, ThS - Luật sư Phan Mạnh Thăng sẽ chia sẻ cụ thể về vấn đề trên. Hòa giải tranh chấp đất đai Khái niệm và đặc điểm của hòa giải tranh chấp đất đai Khái niệm Hòa giải là một trong các phương pháp giải quyết trong tranh chấp đất đai. Theo đó bên thứ ba sẽ đóng vai trò là trung gian giúp đỡ các bên tìm ra giải pháp để giải quyết tranh chấp. Bằng cách thương lượng, thuyết phục cùng với thiện chí của các bên thì tranh chấp sẽ được giải quyết một cách ôn hòa. Đặc điểm         Hiện nay về hò

Lạm thu học phí đầu năm, cơ sở pháp lý nào để xử lý?

Lạm thu học phí đầu năm, cơ sở pháp lý nào để xử lý dành cho các bậc phụ huynh khi có dấu hiệu học phí đầu năm ngày càng tăng. Về các khoản học phí được phép thu đã được pháp luật quy định cụ thể. Trường hợp nhà trường thu học phí sai quy định pháp luật sẽ bị xử lý về hành vi lạm thu học phí. Việc này thường xảy ra do các bậc cha mẹ không nắm rõ quy định. Sau đây, Thạc sĩ - Luật sư Phan Mạnh Thăng xin cung cấp nội dung về vấn đề trên. Hành vi lạm thu học phí đầu năm Các khoản thu nào nhà trường không được phép thu?           Theo Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT thì các khoản phụ phí đầu năm sẽ được thu qua Ban đại diện cha mẹ học sinh theo nguyên tắc tự nguyện. Tuy nhiên, trên thực tế các khoản phí này thường được Ban đại diện cha mẹ học sinh nhờ nhà trường thu hộ và được thu như phí bắt buộc.           Căn cứ khoản 4 Điều 10 Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT quy định những khoản Ban đại diện cha mẹ học sinh không được phép quyên góp là: Các khoản ủng hộ không theo nguyên tắc tự nguyện Bảo vệ