Chuyển đến nội dung chính

Hết Thời Gian Thử Việc Mà Không Ký Hợp Đồng Thì Giải Quyết Như Thế Nào?

Khi hết thời gian thử việc mà người sử dụng lao động không ký hợp đồng lao động đối với người lao động thì tùy trường hợp mà pháp luật về quyền lao động sẽ quy định những cách xử sự khác nhau. Tuy nhiên, người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong và sau thời gian thử việc.
Xử lý khi hết thời gian thử việc mà không ký hợp đồng lao động
Hết thời gian thử việc mà không ký hợp đồng lao động thì xử lý ra sao?

Thông báo về việc hết thời gian thử việc thực hiện như thế nào?

Trong thời hạn 03 ngày trước khi hết thời gian thử việc đối với người lao động làm công việc có thời gian thử việc là 30 ngày hoặc 60 ngày, người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động kết quả công việc người lao động đã làm thử; trường hợp công việc làm thử đạt yêu cầu thì khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải giao kết ngay hợp đồng lao động với người lao động.
Khi kết thúc thời gian thử việc đối với người lao động làm công việc có thời gian thử việc không quá 6 ngày, người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động kết quả công việc người lao động đã làm thử. (Điều 7 Nghị định 05/2015/NĐ-CP)
Đây là trách nhiệm của người sử dụng lao động phải thực hiện đối với người lao động, nhằm đảm bảo quyền lợi và thông tin rõ ràng cho người lao động.

Hết thời gian thử việc mà không ký hợp đồng nhưng muốn gia hạn thời gian thử việc có được không?

Gia hạn hợp đồng thử việc có vi phạm pháp luật không?
Có được gia hạn hợp đồng thử việc khi hết thời gian thử việc?
Khi hết thời gian thử việc mà không ký hợp đồng mà muốn gia hạn thêm thời gian hợp đồng thử việc, tại BLLĐ 2012 quy định: hợp đồng thử việc chỉ được ký kết một lần đối với một công việc và trong thời gian thử việc theo quy định của pháp luật. Cụ thể: không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên; Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ; Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.
Pháp luật không cho phép người sử dụng lao động được gia hạn thời gian thử việc đối với người lao động. Mục đích nhằm bảo vệ lợi ích, quyền lợi cho người lao động.
Về nguyên tắc theo Điều 29 BLLĐ 2012, sau khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động. Trong thời gian thử việc, nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận thì 2 bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường.

Xử lý khi hết thời gian thử việc mà không ký hợp đồng theo pháp luật như thế nào?

Xử lý ra sao khi hết thời gian thử việc mà không ký hợp đồng lao động?
Hướng xử lý khi hết thời gian thử việc mà không ký hợp đồng lao động
Việc khi hết thời gian thử việc mà không ký hợp đồng, ta cần xem xét ở các khía cạnh sau:
Trước khi hết thời hạn thử việc là 03 ngày đối với thời gian thử việc là 60 ngày hoặc 30 ngày; khi kết thúc thời gian thử việc đối với người lao động làm công việc có thời gian thử việc là 6 ngày, bên sử dụng lao động đã thông báo cho người lao động về kết quả công việc người lao động đã làm thử chưa?
Nếu công việc làm thử không đạt yêu cầu như đã thỏa thuận thì trường hợp người sử dụng lao động có quyền không ký hợp đồng. Tuy nhiên, nếu công việc làm thử đạt yêu cầu đã thỏa thuận nhưng bên sử dụng lao động vẫn tiếp tục để người lao động làm việc mà không chịu ký hợp đồng lao động chính thức thì người sử dụng lao động vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động. Hành vi này sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Nếu không thông báo cho người lao động về kết quả công việc người lao động đã làm thử khi hết thời gian thử việc, người sử dụng lao động đã vi phạm quy định về thử việc, bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng (khoản 5 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP sửa đổi một số điều của Nghị định 95/2013/NĐ-CP).
Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm về giao kết hợp đồng lao động và không thông báo kết quả thử việc cho người lao động trên được áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.


Tham khảo thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

ĐIỀU KHOẢN BẢO HIỂM HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN ĐƯỢC QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO ?

Điều khoản bảo hiểm hay là những điều quy định phạm vi trách nhiệm của người bảo hiểm đối với đối tượng được bảo hiểm bị tổn thất do những rủi ro hàng hải gây nên. Khi đối tượng được bảo hiểm theo điều kiện nào, chỉ những rủi ro tổn thất quy định trong đó gây nên mới được bồi thường. Nước Anh là nước xây dựng luật bảo hiểm hàng hải sớm nhất (1906 - MIA). Trong bảo hiểm hàng hóa đường biển có các bộ điều khoản bảo hiểm do Hiệp hội bảo hiểm Luân Đôn ban hàng như ICC 1963, ICC 1982 hay mới nhất là ICC 2009. Các bộ Điều khoản bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu được sử dụng phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay. Dựa trên cơ sở luật này mà Việt Nam xây dựng các điều kiện bảo hiểm cơ bản gồm: QTC 1965, QTC 1990 do Bộ tài chính ban hành. Sau có QTC 1995, QTC 1998 do Bảo Việt ban hành, hay Petrolimex ban hành QTC 1998 PJCO. Khi mua bảo hiểm cho hàng hóa, trừ những trường hợp đặc biệt, chủ hàng phải mua bảo hiểm theo một trong ba điều kiện bảo hiểm gốc là A, B hoặc C. Ngoài ra, tùy theo hà

Milo Và Ovaltine – Cuộc Chiến Pháp Lý Về Cạnh Tranh Không Lành Mạnh

Mới đây, cộng đồng mạng chia sẻ 2 pano quảng cáo ngoài trời của 2 thương hiệu đồ uống với nội dung đối lập nhau. Trong khi thương hiệu Nestle Milo đặt slogan “Nhà vô địch làm từ Milo” với tôn màu chủ đạo là xanh lá cây thì bên kia đường thương hiệu sữa Ovaltine với tấm biển quảng cáo màu đỏ có in hình 2 mẹ con chỉ tay sang phía “đối thủ” kèm theo dòng chữ ”Chẳng cần vô địch, chỉ cần con thích”. Vấn đề này rốt cuộc là sao? Mời các bạn theo dõi bài viết. Tìm hiểu cuộc chiến pháp lý giữa hai thương hiệu đồ uống Cạnh tranh quảng cáo Milo Và Ovaltine có lành mạnh không? Nestle Việt Nam đã có công văn gửi Cục Văn hóa cơ sở Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng Bộ Công Thương để đề nghị xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh và vi phạm luật quảng cáo. Đối tượng mà Nestle “tố” là Công ty Frieslandcampina, đơn vị sở hữu thương hiệu Ovaltine và đang thực hiện chiến dịch truyền thông cho Ovaltine. Với nội dung công văn phía Nestle ghi rõ là Ovalti

Xác định quan hệ trong tranh chấp đất đai

          Trong quá trình tham gia quan hệ pháp luật đất đai, việc bất đồng quan điểm, mâu thuẫn, xung đột ý kiến là điều khó tránh khỏi. Khi xảy ra mâu thuẫn về mặt lợi ích, xung đột về quyền lợi và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ pháp luật đất đai sẽ được gọi là tranh chấp đất đai. Quan hệ tranh chấp đất đai I. Những vấn đề lý luận liên quan đến tranh chấp đất đai 1. Khái niệm tranh chấp đất đai         Đất đai là loại tài sản đặc biệt, là tài nguyên của quốc gia được nhà nước giao cho người dân để sử dụng, quản lý. Đất đai không thuộc sở hữu của các bên tranh chấp mà thuộc sở hữu toàn dân. Điều này đã được quy định tại Điều 53 Hiến pháp 2013 và quy định cụ thể tại Điều 4 Luật Đất đai 2013: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.”.         Trong quá trình tham gia quan hệ pháp luật đất đai không phải lúc nào các chủ thể cũng có